Thời gian chết trong sản xuất – Cách làm giảm downtime
Giảm thiểu downtime là chìa khóa để kiểm soát chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải nhà máy sản xuất nào cũng nắm rõ về downtime – thời gian chết trong sản xuất.
Đọc thêm 15 thông tin cực hữu ích dành riêng cho người quản lý sản xuất chuyên nghiệp
Downtime là gì?
Downtime hay còn gọi là Thời gian chết trong sản xuất, được định nghĩa là bất kỳ khoảng thời gian nào khi hoạt động trong nhà máy không được vận hành, dẫn tới sụt giảm sản lượng sản xuất.
Thời gian ngừng hoạt động trong sản xuất được chia thành hai loại khác nhau: có kế hoạch và không có kế hoạch. Các thời gian ngừng hoạt động theo kế hoạch được lên lịch và dự trù ngân sách trong quá trình sản xuất, chẳng hạn như bảo trì theo lịch trình và chuyển đổi sản phẩm. Thời gian ngừng hoạt động ngoài dự kiến do sự cố thiết bị và các vấn đề phát sinh khác như việc thiếu nguyên liệu sản xuất đầu vào; không đảm bảo nhân lực trong nhà máy; một bộ phận của máy móc hoặc thiết bị không có kết nối mạng, hoặc các vấn đề cần bảo dưỡng như thay thế hoặc bảo trì.
Quy trình quản lý sản xuất dành cho 6 ngành trọng điểm trong nền sản xuất hiện đại, bao gồm: vật liệu xây dựng; dược phẩm; bao bì in ấn; cơ khí chế tạo; điện tử và ngành nhựa.
Nguyên nhân của downtime trong sản xuất
Downtime có kế hoạch trong sản xuất
Bảo trì máy móc theo lịch trình là một ví dụ về thời gian chết trong sản xuất được dự báo trước. Theo đó các công nhân sẽ thực hiện các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng các chi tiết, thiết bị nhằm đảm bảo không có vấn đề xảy ra khi dây chuyền sản xuất được hoạt động.
Bên cạnh đó, chuyển đổi sản phẩm cũng là một ví dụ khác về thời gian ngừng hoạt động theo kế hoạch. Chuyển đổi sản phẩm là quá trình xảy ra khi một nhà máy thay đổi việc sản xuất sản phẩm này sang sản phẩm khác trong kế hoạch đã được đặt ra.
Những tiêu chí nào cần cân nhắc khi lựa chọn nhà cung cấp hệ thống MES trong sản xuất?
Downtime ngoài kế hoạch sản xuất
Downtime ngoài kế hoạch là bất kỳ sự cố phát sinh ngay khi hoạt động sản xuất đang diễn ra. Các vấn đề này thường nằm ngoài khả năng dự báo của nhà máy, bao gồm:
- Máy móc, thiết bị gặp trục trặc: Điều này có thể xảy ra khi máy móc, thiết bị hỏng hóc bộ phận như cảm biến và động cơ, dẫn tới việc phải thay thế hoặc sửa chữa.
- Sự cố mạng: Trong môi trường kết nối như hiện nay, hoạt động nhà máy có thể bị dừng lại do các vấn đề internet;
- Bảo trì không đầy đủ: Thời gian ngừng hoạt động ngoài kế hoạch có thể phát sinh khi máy móc không được bảo trì hoặc kiểm tra đầy đủ. Điều này khiến trục trắc của má móc và thời gian ngừng hoạt động kéo dài không chỉ gia tăng mà còn tạo ra một môi trường không an toàn cho công nhân sàn nhà xưởng.
Lập kế hoạch sản xuất là những hoạt động quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp sản xuất. Xem thêm Đâu là bí quyết để lập kế hoạch vừa tiết kiệm được thời gian, công sức vừa mang lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp?
Thiệt hại của nhà máy khi dừng sản xuất là bao nhiêu?
Chi phí đích thực của thời gian ngừng hoạt động (còn được gọi là TDC), bao gồm phân tích tất cả các yếu tố chi phí liên quan đến thời gian ngừng hoạt động. Hai biến của TDC là chi phí hữu hình và chi phí vô hình.
Chi phí hữu hình
Đây là hậu quả vật chất của thời gian ngừng hoạt động trong quá trình sản xuất và được ghi lại/theo dõi bằng dữ liệu
- Giảm sản xuất: Mỗi sản phẩm mà một nhà sản xuất sản xuất đại diện cho một số lượng lợi nhuận tiềm năng. Những giá trị mà nhà máy tạo ra sẽ cộng dồn theo thời gian dựa trên tốc độ sản xuất mỗi đơn vị.
- Công suất tụt giảm: Việc dừng sản xuất khiến công suất nhà máy dưới mức tối ưu. Điều này trở nên nghiêm trọng nếu như nhu cầu thị trường hay đơn hàng tăng đột biến.
- Lao động trực tiếp: Khi ngừng hoạt động trong sản xuất, mức sản xuất sẽ giảm xuống mức thấp tối đa trong khi lao động của bạn vẫn giữ nguyên. Điều này làm tăng chi phí thực tế của nhà máy.
- Hàng tồn kho: Thời gian ngừng hoạt động khiến nhà máy phải lưu trữ hàng tồn kho. Trong khi đó, chi phí giữ hàng tồn kho thường vào khoảng 10% -30% giá trị hàng tồn kho mỗi năm, một tỷ lệ vô cùng lớn.
Cách mà phần mềm điều hành sản xuất MES giúp trực quan hóa cho nhà máy của bạn
Chi phí vô hình
Đây là chi phí của thời gian chết trong sản xuất ít rõ ràng và cụ thể hơn. Nhiều chi phí trong số này tập trung vào mối quan hệ của lực lượng lao động trong một môi trường nhất định và cách con người và máy móc tương tác với nhau.
- Khả năng đáp ứng: Khi thời gian ngừng hoạt động xảy ra, nhân viên phải tập trung giải quyết những sự cố trong nhà máy. Bên cạnh đó, nhà xưởng cũng không thể sản xuất ra thành phẩm… điều này khiến việc đáp ứng tiến độ giao hàng trở thành bài toán nan giải/
- Căng thẳng: Thời gian ngừng hoạt động có thể gây ra rất nhiều căng thẳng cho cả nhân viên và máy móc mà họ đang vận hành. Khi một hệ thống không hoạt động, nó khiến nhân viên quá tải công việc khi hoạt động trở lại. Mặt khác, nếu một máy cần sản xuất với công suất tối đa (bù cho thời gian chết) trong thời gian dài, thì chúng sẽ có nhiều khả năng bị trục trặc.
- Từ những thiệt hại trên, chúng ta có thể thấy vấn đề thời gian ngừng hoạt động sản xuất dẫn đến giảm lợi nhuận vốn có. Trong ngắn hạn, việc sản xuất hạn chế hoặc thậm chí ngừng sản xuất đồng nghĩa là không có doanh thu. Ngoài ra, các mối quan hệ và hợp đồng với các công ty khác có thể trở nên căng thẳng trong thời gian sản xuất ngừng hoạt động, do dòng chảy đầu vào và đầu ra bị gián đoạn.
Đọc thêm: SMED là gì? Quy trình thực hiện SMED – Giảm thời gian chuyển đổi sản xuất
Giải pháp cho nhà máy của bạn là gì?
Các nghiên cứu về ngành sản xuất đều chỉ ra rằng chiến lược “dự báo” dựa trên việc thu thập, quản lý dữ liệu và phân tích một cách hiệu quả chính là giải pháp hàng đầu giúp loại bỏ tối đa tình trạng downtime trong sản xuất.
Phần mềm quản trị sản xuất: Điều kiện không thể thiếu trong xu hướng sản xuất của tương lai
Theo đó có ba cách tiếp cận:
- Sử dụng Học máy và Phân tích dự đoán dựa trên điều kiện thực tế của nhà xưởng. Theo đó nhà máy sẽ được giám sát các điều kiện thực tế để kích hoạt các cảnh báo cần thiết cho nhân viên giám sát.
- Triển khai giải pháp Internet kết nối vạn vật. IoT cho phép các cảm biến của nhà máy hoặc cơ sở được kết nối thông minh với phần mềm quản lý tài sản từ xa hoặc cục bộ. Từ đó cho phép các nhà vận hành duy trì hoạt động của toàn bộ cơ sở từ một vị trí trung tâm dễ dàng giám sát các trục trặc sắp xảy ra.
- Ứng dụng phần mềm MES cho một nhà máy thông minh toàn diện. MES cung cấp bảng điều khiển trung tâm cho phép hiển thị cảnh báo tức thời cho các vấn đề bất thường trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó MES hỗ trợ kiểm soát chặt chẽ tình trạng vận hành trang thiết bị, từ đó xây dựng kế hoạch bảo trì phù hợp, giúp doanh nghiệp chủ động nguồn lực sản xuất. Với hệ thống thông tin luôn được cập nhật, nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra các quyết định tối ưu nhất trong quá trình vận hành sản xuất. Một số phần mềm như phần mềm 3S MES có khả năng tích hợp mạnh mẽ với các ứng dụng điều hành doanh nghiệp như hệ thống tự động hóa, tầng kết nối dữ liệu IIoT hoặc SCADA, hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP và ứng dụng báo cáo thông minh BI tạo nên một hệ sinh thái quản trị doanh nghiệp sản xuất. Tính năng mở rộng này sẽ cho phép doanh nghiệp theo đuổi các kế hoạch dài hơi của mình và khẳng định vị thế vững chắc trên thương trường.
Có thể thấy, giải quyết tình trạng downtime – thời gian chết trong sản xuất đã trở thành bài toán bắt buộc mà mọi nhà vận hành đều phải chú trọng. Để được tư vấn và tìm hiểu thêm về những giải pháp giảm thiểu downtime, doanh nghiệp hãy liên hệ tới hotline 092.6886.855 để được chúng tôi kết nối với các chuyên gia quản trị sản xuất hàng đầu hiện nay.
Đọc thêm:
- Kinh nghiệm quản lý sản xuất hiệu quả
- Hệ thống sản xuất (Production System) trong doanh nghiệp là gì?
- Các bước lập lịch trình sản xuất trong doanh nghiệp
- Trực quan hóa và tự động hóa lập lịch sản xuất
- Ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất ” xu thế phát triển nhà máy số”
- Oee là gì? và ứng dụng công nghệ 4.0 vào doanh nghiệp để tối ưu
- Thời gian chết trong sản xuất – Cách làm giảm downtime
- Lợi ích của phần mềm quản lý sản xuất