Oee là gì? và ứng dụng công nghệ 4.0 vào doanh nghiệp để tối ưu

11/04/2020

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào doanh nghiệp có thể giúp nhà quản trị nắm bắt được chính xác và tối ưu chỉ số OEE (Overall Equipment Effectiveness – Chỉ số Hiệu suất Thiết bị Tổng thể) theo thời gian thực từ đó nhanh chóng có những quyết định chính xác để liên tục nâng cao hiệu xuất thiết bị tổng thể của nhà máy.

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào doanh nghiệp để tối ưu chỉ số OEE

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào doanh nghiệp để tối ưu chỉ số OEE

15 thông tin cực hữu ích về quản lý sản xuất dành cho cấp quản lý. Giúp tăng tối đa hiệu suất sử dụng máy móc và thiết bị, tối ưu thời gian và chi phí cho sản xuất.

Vai trò của OEE trong doanh nghiệp sản xuất

Trong điều kiện lý tưởng, các thiết bị máy móc trong nhà máy sẽ hoạt động 100% thời gian với công suất 100% và đảm bảo chất lượng đầu ra là 100%. Tuy nhiên, trên thực tế gần như không ở đâu có được sự vận hành hoàn hảo này. Sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế đến từ việc các quy trình phức tạp và phụ thuộc lẫn nhau khiến cho không thể đảm bảo 100% năng suất. Bài toán đặt ra là năng xuất trên thực tế là bao nhiêu, những yếu tố nào ảnh hưởng tới con số đó và cần phải cải thiện chúng như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Chỉ số OEE ra đời để giải đáp câu hỏi ấy.

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào doanh nghiệp tối ưu chỉ số OEE

OEE là chỉ số được dùng để đo lường hiệu quả hoạt động của một thiết bị một cách tổng thể thông qua cả 3 mặt nguồn lực: thời gian, chất lượng, và tốc độ vận hành. Việc tính toán được chỉ số OEE sẽ giúp các nhà sản xuất có cái nhìn chính xác về khả năng vận hành của thiết bị từ đó biết được điểm yếu trong sản xuất và xây dựng được phương án cải thiện hiệu xuất phù hợp nhất. Có thể hiểu, tính toán hiệu quả thiết bị tổng thể (OEE) là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp sản xuất cải thiện được hiệu xuất thiết bị, tiết kiệm được tối đa chi phí vận hành.

Lợi ích của phần mềm quản lý sản xuất giúp nhập dữ liệu lên hệ thống, giảm sai sót và sử dụng giấy đến 80%, hiển thị báo cáo về sản xuất theo thời gian thực.

Tuy nhiên, như đã nói, không dễ để tính toán chính xác chỉ số OEE, bởi các thiết bị máy móc làm việc theo quy trình và liên quan mật thiết đến nhau trong quá trình ấy có rất nhiều yếu tố tác động có thể ảnh hưởng tới 1, 2 hoặc cả 3 yếu tố kể trên. Đó là chưa kể đến việc, các thiết bị máy móc làm việc liên tục, nếu muốn tính toán chỉ số OEE chỉ có một cách duy nhất là đợi đến cuối ca làm việc để tổng kết. Điều này có thể làm chậm chễ trong quá trình tính toán cũng như ra quyết định của nhà điều hành doanh nghiệp.

Tại sao nên ứng dụng công nghệ 4.0 để tối ưu chỉ số OEE

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong doanh nghiệp sẽ mang đến những khả năng mới để giúp các nhà sản xuất xác định và khắc phục các điểm yếu để cải thiện OEE. Một hệ thống OEE tích hợp hỗ trợ giám sát sản xuất thời gian thực thông qua phần mềm MES và nền tảng IoT sẽ giám sát hiệu suất thiết bị theo thời gian thực thông qua các thiết bị được kết nối (cảm biến, PLC, work station,…). Các dữ liệu thô này liên tục được cập nhật lên hệ thống điều khiển trung tâm và tiến hành tính toán số liệu tự động để kịp thời cảnh báo các sự cố có khả năng ảnh hưởng đến năng suất.

Như vậy, bất cứ lúc nào nhà quản trị cũng có thể cập nhật được thông số OEE, không phải chỉ cho 1 thiết bị mà có thể trên cả dây chuyền sản xuất. Những phân tích có được từ quá trình này giúp tăng cường khả năng giám sát của nhà quản lý đối với toàn bộ trang thiết bị máy móc trên dây chuyền sản xuất để có thể hành động giúp tăng hiệu quả vận hành tổng thể. Không chỉ thế, nó còn hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng xác định được các yếu tố cần cải thiện và thực hiện các hành động chủ động trước khi quá muộn.

Ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất ” xu thế phát triển nhà máy số”. Được nhiều doanh nghiệp ứng dụng nhằm vận hành giúp đem lại hiệu

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào doanh nghiệp giúp tối ưu OEE như thế nào?

Hệ thống IoT trong công nghiệp có phụ trách theo dõi và cập nhật dữ liệu liên tục về hoạt động của các máy móc thiết bị đến trung tâm điều khiển. Những dữ liệu này khi được phân tích và thể hiện trực quan thông qua các bảng biểu, sẽ giúp nhà quản trị sản xuất đưa ra quyết định đúng đắn vào đúng thời điểm để đưa chỉ số OEE tiến tới gần hơn với mức 100%. Cụ thể, để cải thiện 3 tiêu chí chính của OEE (Tính khả dụng, Chất lượng và Hiệu suất), công nghệ 4.0 có thể tác động như sau:

Tính khả dụng:

Hệ thống sẽ cảnh báo sớm về sự cố thiết bị, giúp tránh thời gian ngừng hoạt động ngoài dự kiến và giảm thiểu MTTR (Mean time to repair – thời gian trung bình để sửa chữa). Ngoài ra, nền tảng IoT có thể thực hiện các tác vụ bảo trì dự đoán, bao gồm gửi thông báo và/hoặc lời nhắc đến nhà cung cấp dịch vụ dự báo thời gian máy móc thiết bị cần được bảo trì trước khi xảy ra lỗi. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp lên được lịch sản xuất tối ưu nhất, nhằm đảm bảo 100% thời gian hoạt động của thiết bị.

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào doanh nghiệp tối ưu chỉ số OEE

Chất lượng:

Giám sát liên tục dây chuyền sản xuất thông qua ứng dụng công nghệ có thể giúp cải thiện chất lượng rõ rệt. Cụ thể là, trong suốt quá trình vận hành sản xuất, tình trạng máy luôn được theo dõi và ghi lại các thông số khi máy chạy, lỗi, không hoạt động và máy dừng. Được tích hợp với MES, thông tin trong quá trình làm việc (WIP) có thể được kết nối với trạng thái hoạt động thực tế của máy móc để phân tích và cải thiện hiệu quả sản xuất chung. Điều này sẽ đảm bảo chất lượng đầu ra tốt hơn và từ đó giúp giảm thiểu số lượng sản phẩm thu hồi và chi phí bảo hành sau bán hàng.

Hiệu suất:

Công nghệ cho phép phân tích và so sánh hiệu quả sản xuất của ca ngày và ca đêm. Thông qua các dữ liệu này, nhà quản trị có thể kiểm tra chi tiết hàng ngày, để nhanh chóng đưa ra đánh giá và lên phương án cải thiện hiệu suất hoạt động nhiều hơn nữa. Quá trình cải tiến cũng luôn được cập nhật và so sánh để tìm ra những khác biệt nhỏ, cho tới khi tìm được lịch trình sản xuất tối ưu nhất.

Câu hỏi về thường gặp

Kết luận:

Tuy, doanh nghiệp sản xuất nào cũng biết rằng, cải thiện hiệu quả, chất lượng và hiệu suất trang thiết bị (tối ưu chỉ số OEE) là những mục tiêu quan trọng trong hoạt động của mình. Nhưng việc xác định những tổn thất cụ thể ảnh hưởng tới hiệu suất máy móc không phải là chuyện dễ dàng vì chúng khó xác định, ghi lại Ứng dụng công nghệ 4.0 vào doanh nghiệp để cải thiện tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả và giảm thiểu chi phí vận hành, đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia Giải pháp Nhà máy thông minh của ITG – Hotline: 0986.196.838.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng