DANH MỤC TÀI LIỆU
Là một trong 4 thị trường xuất khẩu nhựa lớn nhất của Việt Nam, EU là đích đến của nhiều doanh nghiệp nhựa hiện nay, đặc biệt là sau khi hiệp định EVFTA được ký kết. Tuy nhiên, gia nhập chuỗi cung ứng tại thị trường này không dễ dàng, bởi EU ngày càng thắt chặt các quy định liên quan đến sản xuất, nhập khẩu, và tái chế để hình thành nền kinh tế nhựa tuần hoàn tại Châu Âu. Vì lẽ đó, hiểu rõ những lợi thế và thách thức khi đưa sản phẩm vào EU sẽ là tiền đề để doanh nghiệp nhựa Việt nâng cao năng lực cạnh tranh, tối ưu sản xuất, chất lượng để đáp ứng những yêu cầu khắt khe của khách hàng Châu Âu.
Với mong muốn đồng hành cũng các doanh nghiệp trên hành trình gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, ITG tổng hợp và biên soạn Ebook: Doanh nghiệp nhựa và Đường tới EU. Tài liệu sẽ cung cấp cho Quý vị những thông tin quan trọng về:
- Quy mô, xu hướng tiêu dùng, các thị trường xuất khẩu tiềm năng tại EU
- Quy định, chính sách về xuất khẩu nhựa Việt Nam vào EU
- Chuyển đổi số doanh nghiệp nhựa và xu hướng nhà máy thông minh
Hy vọng cuốn Ebook này sẽ là tài liệu dẫn đường, giúp Quý vị nhanh chóng nắm bắt tình hình thị trường và xây dựng chiến lược sản xuất cũng nhưa xuất khẩu hiệu quả, chinh phục thị trường nhựa EU.
Ngành Gia công Cơ khí Việt Nam đang nhận được nhiều tín hiệu khởi sắc từ làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Để giải quyết các thách thức trong nội tại doanh nghiệp, cũng như tận dụng những tiềm năng cơ hội mới, chuyển đổi số là vấn đề “sống còn” mà doanh nghiệp nào cũng muốn thực hiện. Nhưng triển khai như thế nào lại là nỗi trăn trở của nhiều nhà lãnh đạo.
Thấu hiểu những lo lắng này, ITG đã đã thực hiện ghi hình Webinar và biên soạn bộ tài liệu với chủ đề: “Cách thức giải quyết 6 pain points lớn của ngành Gia công Cơ khí” bao gồm:
- Video chia sẻ kinh nghiệm từ chuyên gia
- Bộ slide giải pháp giải quyết 6 pain points lớn ngành Gia công Cơ khí
Bộ tài liệu sẽ sẽ nhận diện những rào cản lớn nhất của ngành Gia công Cơ khí liên quan đến Q-C-D (Chất lượng – Chi phí – Tiến độ giao hàng) và cách thức tháo gỡ các điểm tắc nghẽn trong quá trình quản lý – vận hành của doanh nghiệp bằng đòn bẩy “chuyển đổi số” thông qua các chủ đề:
- Giải mã 6 Nút thắt về Q-C-D trong ngành Gia công Cơ khí
- Các công nghệ sản xuất thông minh trong ngành Cơ khí
- Ứng dụng mô phỏng kỹ thuật số trong ngành Gia công Cơ khí
- Giải pháp nhà máy thông minh cho ngành Gia công Cơ khí
“Sau hơn 20 năm phát triển, nhiều doanh nghiệp trong ngành cơ khí đạt trình độ quản trị sản xuất, kinh doanh tiệm cận thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 3 và ở rất xa thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4” – Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (Vami)
Tốc độ phát triển của ngành Cơ khí – Chế tạo Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa thể hiện rõ vai trò nền tảng của một ngành công nghiệp chủ lực do các doanh nghiệp trong nước còn thiếu thông tin thị trường, kỹ năng tìm kiếm khách hàng còn hạn chế; và năng lực về công nghệ chưa đủ mạnh.
Nhằm giúp các doanh nghiệp Cơ khí – Chế tạo Việt Nam nắm bắt những thông tin quan trọng của ngành, xu hướng thị trường và các công nghệ hiện đại đang được quan tâm, ITG Technology đã tổng hợp, phân tích và biên soạn Ebook “THÁO GỠ NÚT THẮT CHO DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ – CHẾ TẠO, BỨT TỐC TRONG NĂM 2024” với những thông tin hữu ích về:
- Tổng quan thị trường Cơ khí – Chế tạo Việt Nam 2023: Những thị trường xuất khẩu tiềm năng
- Xu hướng công nghệ dẫn dắt ngành Cơ khí – Chế tạo 2024
- Giải pháp cải tiến chất lượng, hiệu suất chuyên sâu cho doanh nghiệp Cơ khí – Chế tạo
ITG hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp doanh nghiệp nắm bắt nhanh chóng các xu hướng phát triển của ngành để “đi tắt đón đầu”, đồng thời tìm ra các giải pháp, công nghệ phù hợp giúp giải quyết các “điểm nghẽn” trong sản xuất, từ đó tăng tốc phát triển.
Việt Nam hiện đang ở trong giai đoạn Limited Manufacturing trong chuỗi cung ứng toàn cầu, và ở vị trí thấp nhất trong “đường cong nụ cười” của chuỗi giá trị. Để phát triển ngành công nghiệp sản xuất Việt Nam, hướng đến vị trí trung tâm sản xuất của thế giới (gia công – lắp ráp) với chi phí thấp, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ:
- Diễn biến thị trường ngành công nghiệp hiện nay và xu hướng phát triển trong những năm tiếp theo
- Lĩnh vực kinh doanh nào đang được các doanh nghiệp FDI quan tâm để lập kế hoạch sản xuất chính xác và nhắm đúng thị trường mục tiêu
- Cách thức gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu và trở thành vendor của các doanh nghiệp lớn
- Chuyển đổi số như thế nào để đáp ứng yêu cầu khắt khe của những khách hàng trong nước và trên thế giới?
Tất cả sẽ có trong Ebook “TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VIỆT NAM 2024 VÀ XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ THẾ HỆ MỚI” do ITG Technology tổng hợp, phân tích và biên soạn với những thông tin giá trị:
- Kết quả sản xuất ngành công nghiệp Việt Nam 2023
- Toàn cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu và Việt Nam
- Xu hướng chuyển đổi số sản xuất 2024
- Giải pháp nhà máy thông minh được các doanh nghiệp top đầu lựa chọn
ITG hy vọng đây sẽ là tài liệu dẫn đường giúp doanh nghiệp hiểu rõ và sâu sắc hơn về bức tranh toàn cảnh ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới, đồng thời nắm được cách thức chuyển đổi số cho nhà máy phù hợp nhất nhằm tối ưu các mục tiêu S-Q-C-D (Speed – Quality -Cost – Delivery).
10 năm trước, ngành Dệt may đã mở rộng tại Việt Nam trong xu hướng dịch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc khi ấy. Giờ đây, cơ hội được trao cho ngành Điện tử – Tiến sĩ Frederic Neumann – Kinh tế trưởng khu vực châu Á – HSBC
Lĩnh vực Điện tử Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến của nhiều hãng sản xuất Điện tử khi thu hút sự hiện diện của những tập đoàn hàng đầu thế giới đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc,… Trước cơ hội đó, đâu sẽ là hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp sản xuất Điện tử Việt Nam trong năm tiếp theo?
Câu trả lời sẽ có trong cuốn Ebook “Báo cáo tổng quan thị trường Điện Tử Việt Nam & Xu hướng chuyển đổi số 2024”.
Cuốn Ebook sẽ đi sâu vào phân tích:
- Tổng quan thị trường Điện tử Việt Nam – Cơ hội và thách thức doanh nghiệp sẽ phải đối mặt trong năm 2024
- Các công nghệ sẽ trở thành xu hướng trong ngành Điện tử 2024
- Giải pháp Nhà máy thông minh chuyên sâu cho ngành Điện tử
ITG hy vọng đây sẽ là tài liệu dẫn đường giúp doanh nghiệp có cái nhìn chuyên sâu hơn về bức tranh toàn cảnh ngành Điện tử Việt Nam trong giai đoạn tới, đồng thời nắm được cách thức chuyển đổi số cho nhà máy phù hợp nhất nhằm tối ưu các mục tiêu Q-D-C (Quality – Delivery – Cost) để nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và tối ưu hóa chi phí sản xuất. Từ đó, tăng tốc (Speed) mở rộng quy mô phát triển và vươn lên dẫn đầu.
Trong kỷ nguyên bùng nổ của Cuộc CMCN 4.0, chuyển đổi số theo mô hình nhà máy thông minh đã trở thành xu thế tất yếu trong lĩnh vực sản xuất. Bên cạnh Chất lượng – Chi phí – Tiến độ (Q-C-D), Tốc độ vận hành (S) đã trở thành mục tiêu ưu tiên khi quy luật cạnh tranh “Cá nhanh nuốt cá chậm” lên ngôi. Mặc dù là mô hình phổ biến tại nước ngoài, tuy nhiên, khi triển khai tại Việt Nam, mô hình này cần được áp dụng như thế nào để phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp Việt?
Tài liệu sẽ đi sâu vào hiện trạng tổng thể của các nhà máy tại Việt Nam và tháo gỡ những vấn đề nhức nhối cản trở doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số thông qua Giải pháp nhà máy thông minh được quy hoạch và định hướng theo chuẩn quốc tế. Cùng với đó là cách thức cải tiến doanh nghiệp để chuyển mình vào dòng chảy của thế hệ nhà máy thông minh tiếp theo tại Việt Nam.
Tài liệu được biên soạn cho Hội thảo “SQCD – Viễn cảnh tương lai của nhà máy thông minh tại Việt Nam”, diễn ra tại Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam VIMF 2023, với phần trình bày của chuyên gia Nguyễn Thành Luân – Giám đốc Trung tâm tư vấn chuyển đổi số ITG DX.
Để nhận tài liệu hội thảo, Quý vị vui lòng đăng ký tại form ở trên hoặc liên hệ Hotline 092.6886.855 để được trợ giúp
Lập kế hoạch & Lập lịch sản xuất là hai hoạt động xương sống trong quản lý sản xuất, khởi nguồn cho hầu hết các hoạt động diễn ra tiếp theo trong chuỗi cung ứng. Mặc dù đầu tư khá nhiều nguồn lực để chuyển đổi số hoạt động Lập kế hoạch & Lập lịch sản xuất, nhưng hầu hết các nhà máy tại Việt Nam vẫn gặp phải những sai lầm chưa có phương án giải quyết triệt để, khiến năng lực sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cuối cùng tiến độ giao hàng không đảm bảo.
Với mong muốn đem đến một góc nhìn toàn diện và chuyên sâu về Lập kế hoạch – Lập lịch sản xuất, được đúc kết từ kinh nghiệm triển khai giải pháp nhà máy thông minh cho nhiều đơn vị thuộc Top VNR500 cũng như các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản, Hàn Quốc, tài liệu White Paper: “Lập kế hoạch & Lập lịch sản xuất nâng cao” sẽ mang đến cho Quý vị những nội dung như sau:
- Cách nhìn nhận đúng đắn về Lập kế hoạch & Lập lịch sản xuất trong chuỗi cung ứng
- Giải mã những sai lầm thường gặp khiến Lập kế hoạch & Lập lịch sản xuất không thành công
- Excel & ERP có còn phù hợp để Lập kế hoạch & Lập lịch sản xuất hiệu quả?
- Phương thức tối ưu hoạt động Lập kế hoạch & Lập lịch sản xuất như thế nào
- Giải pháp Trục kế hoạch sản xuất thông minh 3S SPS và Case Study ứng dụng thực tiễn trong nhà máy với nhiều biến số ràng buộc.
Tài liệu được biên soạn dành cho các Giám đốc nhà máy, nhà quản lý sản xuất và những Anh/Chị thuộc bộ phận Kế hoạch trong các doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là tài liệu dẫn đường, giúp Quý vị có được cái nhìn chuyên sâu về cách thức chuyển đổi số hoạt động Lập kế hoạch & Lập lịch sản xuất, và là tiền đề để doanh nghiệp hạn chế được các vấn đề nội tại cũng như tiềm ẩn trong tương lai một cách chủ động.
Nhà máy thông minh là một trong những bước nhảy vọt điển hình nhất khi nhắc tới cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Mệnh danh là “đích đến của hành trình chuyển đổi số”, không ít doanh nghiệp Việt đầu tư nguồn lực lớn để theo đuổi những hình mẫu “nhà máy thông minh” trên thế giới. Tuy nhiên, thực tế kết quả lại không như mong đợi. Bên cạnh đó, nhiều nhà quản lý còn “mông lung” trong cách triển khai mô hình bởi thị trường thì “tràn ngập công nghệ” nhưng lại “thiếu vắng” tài liệu hướng dẫn phương pháp tiếp cận.
Thấu hiểu những băn khoăn đó của doanh nghiệp, ITG đã biên soạn Ebook: “Nhà máy thông minh – Từ chiến lược tới thực thi”
Đúc kết từ kinh nghiệm triển khai giải pháp nhà máy thông minh cho nhiều đơn vị thuộc Top VNR500 cũng như các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản, Hàn Quốc, Ebook sẽ mang đến cho Quý vị:
- Phương pháp tiếp cận mô hình nhà máy thông minh dành riêng cho thị trường sản xuất tại Việt Nam
- Giải mã và “chỉnh hình” những lầm tưởng của không ít doanh nghiệp về nhà máy thông minh
- Quy trình xây dựng chiến lược IT-OT và minh họa “bản đồ công nghệ cần có” để hình thành nhà máy thông minh
- Cách các đơn vị “dẫn đầu” tiên phong chuyển đổi nhà máy thông minh như thế nào
Hy vọng ebook này sẽ là cuốn sổ tay hữu ích giúp các doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan về mô hình nhà máy thông minh và tự tin triển khai các giải pháp chuyển đổi số, để nâng cao năng suất, gia tăng chất lượng, tối ưu chi phí, đưa doanh nghiệp phát triển.