Nên chọn phần mềm quản lý sản xuất nào tốt? Lưu ý khi triển khai phần mềm quản lý nhà máy sản xuất, phần mềm quản lý tiến độ sản xuất

22/03/2024

Phần mềm quản lý sản xuất là giải pháp giúp số hóa quy trình trong các nhà máy, công nhân có thể nhập dữ liệu lên hệ thống, từ đó giảm thiểu sai sót và sử dụng giấy đến 80%. Phần mềm cũng cho phép hiển thị báo cáo về sản xuất theo thời gian thực, giúp cấp quản lý theo dõi tiến trình sản xuất, đưa ra quyết định hoặc xử lý sự cố nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn.

Trong bài viết này, hãy cùng ITG tìm hiểu những lợi ích vượt trội mà phầm mềm quản lý nhà máy sản xuất mang lại cho mỗi doanh nghiệp.

Phần mềm quản lý sản xuất là gì?

Được viết tắt từ Manufacturing Execution System, phần mềm quản lý sản xuất MES là một hệ thống thông tin kết nối, giám sát, kiểm soát các hệ thống sản xuất và luồng dữ liệu phức tạp tại nhà máy. Đây cũng là giải pháp toàn diện đáp ứng nhu cầu quản lý – vận hành sản xuất trong thời gian thực của doanh nghiệp.

Phần mềm quản trị sản xuất: Điều kiện không thể thiếu trong xu hướng sản xuất của tương lai

Phần mềm quản lý nhà máy sản xuất: Điều kiện không thể thiếu trong xu hướng sản xuất của tương lai

Trong thời đại công nghệ 4.0, khi việc tìm kiếm một giải pháp quản trị tổng thể trở nên vô cùng quan trọng, thì ứng dụng phần mềm sản xuất có khả năng tích hợp toàn bộ quy trình nghiệp vụ và hệ thống dữ liệu của nhiều ứng dụng khác nhau được coi là chìa khóa giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Xem thêm:

Phần mềm quản lý doanh nghiệp sản xuất có thể cải thiện những hoạt động nào trong quy trình sản xuất tại nhà máy?

Phần mềm quản lý sản xuất là giải pháp được thiết kế chuyên sâu theo đặc thù ngành sản xuất, giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này giải quyết triệt để những vấn đề còn tồn đọng trong quá trình vận hành nhà máy: Từ việc quản lý sản xuất, chất lượng, kho cho đến quản lý thiết bị, công cụ dụng cụ và hiệu suất tổng thể…

Sử dụng phần mềm quản lý tiến độ sản xuất có thể giúp doanh nghiệp cải thiện hoạt động:

  • Sắp xếp lịch sản xuất;
  • Quản lý, phát hành lệnh sản xuất;
  • Quản lý quá trình sản xuất;
  • Thống kê công đoạn sản xuất;
  • Quản lý chất lượng sản phẩm;
  • Giám sát trạng thái máy móc/thiết bị;
  • Bảo trì, bảo dưỡng máy móc/thiết bị;
  • Đánh giá các chỉ số vận hành thiết bị;
  • Phân tích, báo cáo dữ liệu sản xuất;
  • Quản lý năng lực sản xuất;
  • Quản lý tồn kho theo thời gian thực;
  • Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nguyên vật liệu;
Để một bộ máy sản xuất cồng kềnh hoạt động hiệu quả không chỉ cần đôi tay chăm chỉ của người công nhân mà còn cần khả năng quản lý, sắp xếp công việc nhịp nhàng của những người làm quản lý sản xuất. Đặc biệt, trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 với sự hiện diện của những công nghệ mới như: Big Data, IoT, AI… được dự đoán sẽ “vẽ lại bản đồ ngành sản xuất”, những người làm quản trị cần nhanh nhạy nắm bắt những thành tựu này để áp dụng vào thực tiễn công việc. Đó chính là lý do ITG xây dựng cuốn ebook: “Quản lý sản xuất 4.0”. Tải ngay EBOOK MIỄN PHÍ để giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện chất lượng sản phẩm và tối ưu chi phí.

Phần mềm quản lý sản xuất mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Quản lý sản xuất là công việc đòi hỏi kỹ năng chuyên môn và tính tỉ mỉ cao. Người làm quản lý cần phải có cái nhìn toàn diện và chi tiết về mọi hoạt động diễn ra trong nhà máy. Khi không có công cụ hỗ trợ, người quản lý thường phải có mặt 24/7 tại hiện trường sản xuất để đảm bảo hoạt động vận hành được thực hiện với năng suất và chất lượng cao nhất. Để giải quyết bài toán nan giải này, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm quản lý quy trình sản xuất.

Dưới đây là một số lợi ích tiêu biểu mà hệ thống quản lý sản xuất mang lại:

Lợi ích của phần mềm quản lý sản xuất

Manufacturing Execution System giúp nâng cao hiệu suất, chất lượng và giảm sai sót cho doanh nghiệp sản xuất

Quản lý tổng thể mọi hoạt động trong nhà máy

Phần mềm quản lý xưởng sản xuất có thể dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác trong nhà máy như: PLC (Programmable Logic Controller), PLM (Product Lifecycle Management), SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition), IoT (Internet of Things),… tạo thành một xương sống công nghệ vững chắc đóng vai trò là trái tim của nhà máy sản xuất, giúp doanh nghiệp quản lý khép kín mọi tác vụ từ thiết lập đơn hàng, nhu cầu sản xuất tiếp tới lập kế hoạch, giám sát tiến độ, truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng,…

Phần mềm quản lý quy trình sản xuất giúp cải thiện chất lượng sản phẩm

Phần mềm quản lý sản xuất giúp doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát chất lượng sản phẩm chặt chẽ ở tất cả các khâu, từ khâu đầu vào nguyên vật liệu đến khâu thành phẩm, đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nâng cao uy tín thương hiệu.

Giảm thời gian gián đoạn sản xuất

Phần mềm quản trị sản xuất không chỉ cho phép kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu cuối mà còn kiểm soát ngay trên từng công đoạn và đưa ra các cảnh báo lỗi hỏng thiết bị khi phát hiện sự cố xảy ra. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục những tổn thất do máy dừng hoạt động, đồng thời giảm tối đa thời gian làm lại sản phẩm do NG.

Đọc thêm: Cách làm giảm downtime trong sản xuất

Cắt giảm công việc giấy tờ bằng phần mềm quản trị sản xuất

Hệ thống MES theo dõi quá trình vận hành sản xuất dựa trên nền tảng kỹ thuật số, giúp doanh nghiệp không cần phải xem thông tin trên giấy để điều hành công việc, từ đó giảm thiểu sự mất mát hoặc thiếu chính xác trong quá trình nhập liệu thủ công của con người.

Tự động hóa quy trình sản xuất 

Quản lý bằng phần mềm quản lý sản xuất MES giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, bởi khi đó, các nghiệp vụ trung gian phát sinh do hoạt động thủ công được thay thế hoàn toàn bằng ứng dụng công nghệ, giúp quy trình được tinh gọn, tự động hóa, gia tăng mức độ chính xác và hiệu quả trong hoạt động quản lý vận hành.

Có thể bạn quan tâm: Cách phần mềm điều hành sản xuất giúp trực quan hóa cho nhà máy

Trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất với 3S MES
- Chuyển đổi số hoạt động sản xuất với 5 module lõi: quản lý sản xuất, quản lý kho thông minh, quản lý chất lượng, quản lý thiết bị và bảo trì bảo dưỡng, OEE
- Giải quyết các bài toán cốt lõi trong sản xuất nhờ tích hợp các tính năng vượt trội: 3S SPS, 7 QC Tool, Smart-KPI
- Dễ dàng kết nối với các hệ thống sẵn có của doanh nghiệp: ERP, IoT…
- Thiết kế phù hợp với mô hình sản xuất Việt Nam và chi tiết theo đặc thù ngành

Những lợi ích của hệ thống quản lý sản xuất đối với bộ phận giám sát, Ban lãnh đạo doanh nghiệp

Phần mềm quản lý quy trình sản xuất được xem là điều kiện “cần” để nhà máy chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bởi hệ thống này có thể cung cấp cho nhà quản lý, bộ phận giám sát, ban lãnh đạo doanh nghiệp bức tranh toàn cảnh về mọi hoạt động sản xuất, từ đó giúp cấp lãnh đạo nắm rõ năng lực thực tế của nhà máy, kết hợp với các thông tin dữ liệu từ thị trường để đưa ra kế hoạch và định hướng phát triển phù hợp, ứng biến linh hoạt với mọi thay đổi của thị trường.

Dưới đây là tổng hợp những lợi ích nổi bật nhất của phần mềm quản lý sản xuất đối với bộ phận giám sát, ban lãnh đạo doanh nghiệp:

  • Với phần mềm quản lý sản xuất, bộ phận giám sát dễ dàng có cái nhìn chi tiết về khu vực nhà máy vốn phức tạp, có thể báo cáo thường xuyên tiến độ công việc cho bộ phận quản lý. Ngoài ra, việc giao tiếp qua phần mềm sẽ nâng cao hiệu quả làm việc của từng phòng ban nhờ sự xuyên suốt của dữ liệu;
  • Phần mềm điều hành sản xuất cung cấp bảng điều khiển trung tâm cho phép hiển thị mọi dữ liệu trong sản xuất và hỗ trợ cảnh báo tức thời các vấn đề bất thường diễn ra theo thời gian thực. Việc này cho phép nhà quản trị có thể cập nhật tức thì năng lực sản xuất mỗi ngày và xử lý lỗi phát sinh một cách kịp thời. Ngoài ra, từ việc hình ảnh hóa các dữ liệu trên các màn hình kỹ thuật số, doanh nghiệp có thể theo dõi và kiểm soát tổng thể hoạt động sản xuất tại nhà xưởng theo cách dễ quan sát, dễ hiểu và dễ truyền đạt.
  • Đưa ra những giải pháp kế hoạch giúp thúc đẩy doanh số, hạn chế tối đa chi phí sản xuất và xử lý tình trạng xấu phát sinh nhanh chóng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Lưu ý khi triển khai phần mềm quản lý tiến độ sản xuất

MES là chìa khóa cho tiến trình xây dựng mô hình smart factory, nơi các nhà máy trở nên thông minh hơn, hoạt động có hiệu quả hơn. Trong mô hình này, hệ thống quản lý sản xuất MES trở thành yếu tố kết nối giữa tầng kết nối và tự động hóa (PLC, SCADA, IIoT…) với tầng hoạch định (ERP) và chiến lược (BI).

Triển khai phần mềm quản lý sản xuất MES

Hệ thống quản lý sản xuất MES là chìa khóa xây dựng mô hình nhà máy thông minh

Ứng dụng MES cho phép doanh nghiệp bắt kịp thị trường toàn cầu đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay thông qua việc kiểm soát chất lượng, tuân thủ, đáp ứng yêu cầu giao hàng và khả năng quản lý vòng đời sản phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng MES thường khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Chính vì vậy, trước khi triển khai hệ thống, doanh nghiệp cần lên kế hoạch dài hạn và lưu ý một số vấn đề sau:

  • Xác định nhu cầu: Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng các mục tiêu muốn đạt được khi sử dụng hệ thống quản trị sản xuất
  • Lựa chọn nhà cung cấp uy tín: Nên chọn nhà cung cấp có kinh nghiệm triển khai thành công. Ngoài ra, chính sách bảo hành và dịch vụ hỗ trợ khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn đơn vị triển khai phù hợp.
  • Chi phí: Chi phí triển khai phần mềm quản trị sản xuất thường khá lớn, đặc biệt là với các hệ thống được thiết kế riêng theo yêu cầu doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần lên kế hoạch chi phí cẩn thận (bao gồm cả chi phí đầu tư ban đầu và chi phí duy trì hàng năm của phần mềm) để lựa chọn phần mềm phù hợp với ngân sách.
  • Các yếu tố khác: Khả năng tích hợp với các hệ thống khác, tính bảo mật, khả năng mở rộng của phần mềm… là những yếu tố mà doanh nghiệp nên cân nhắc khi triển khai phần mềm quản lý nhà máy sản xuất.

Nên chọn phần mềm quản lý sản xuất MES tùy chỉnh (Customized) hay đóng gói (COTS – Commercial Off-the-shelf) ?

Trên thị trường hiện nay có hai loại phần mềm MES phổ biến là loại đóng gói (COTS) và tùy chỉnh (Customized). Dù đều có chung mục tiêu là kết nối các dữ liệu sản xuất, giám sát luồng vận hành phức tạp tại nhà máy, nhưng mỗi giải pháp đều đem lại lợi thế riêng biệt cũng như các vấn đề khác nhau. Do đó, lựa chọn hệ thống phần mềm quản lý sản xuất nào để phù hợp với mô hình sản xuất của doanh nghiệp luôn là nỗi băn khoăn của các nhà lãnh đạo.

Xem thêm: Quy trình quản lý sản xuất “hiệu quả” dành cho 6 ngành trọng điểm.

Phần mềm quản lý sản xuất

Phần mềm quản lý sản xuất có hai loại là tùy chỉnh và đóng gói

Phần mềm quản trị sản xuất MES đóng gói (Commercial Off-the-shelf MES hay viết tắt là COTS MES)

Giải pháp MES đóng gói được nhà sản xuất triển khai dựa trên một khuôn mẫu có sẵn, gồm các chức năng phổ biến được triển khai tại nhiều đơn vị. Lợi thế dễ thấy của phần mềm loại này đó là: có thể áp dụng rộng rãi với thời gian triển khai ngắn, dễ cài đặt, sử dụng và chi phí tổng thể không quá cao. Thế nhưng đối với giải pháp MES đóng gói thường hướng đến tính tổng quát, khó đi sâu vào những nghiệp vụ riêng và không thể bao quát hết những đặc điểm của doanh nghiệp.

Phần mềm quản trị sản xuất tùy chỉnh (Customized MES)

Giải pháp phần mềm quản lý sản xuất MES tùy chỉnh được nghiên cứu và phát triển dựa trên đặc thù riêng của từng đơn vị nhằm thích ứng những yêu cầu trong quy trình hoạt động mà doanh nghiệp đang áp dụng. Trước khi tiến hành triển khai phần mềm quản trị sản xuất MES, nhà cung cấp sẽ có những cuộc khảo sát thực tế, nhằm tạo ra quy trình đánh giá kỹ càng. Từ đó đảm bảo khi giải pháp đưa vào thực tế vận hành có thể đáp ứng những nhu cầu cụ thể và thực tế của mỗi doanh nghiệp.

Đối với các nhà máy sản xuất, mang những đặc thù như bộ máy quản lý cồng kềnh hay số lượng máy móc và thiết bị cũng như nhân công khổng lồ… đòi hỏi một giải pháp có thể đáp ứng những vấn đề trên. Ngoài ra, khi quy mô nhà máy được mở rộng, nhu cầu về quản trị và thực thi trong sản xuất trở lên lớn hơn. Điều này buộc mỗi đơn vị buộc phải đầu tư lại nhà xưởng cũng như mở rộng phạm vi tác động của phần mềm, nhằm tạo ra những hiệu quả lớn hơn về mặt kinh tế.

Xây dựng một hệ thống quản lý mới hoàn toàn sẽ không phải lựa chọn tối ưu, thay vào đó là phát triển thêm từ những module sẵn có của phần mềm quản lý sản xuất và mở rộng liên kết với các giải pháp công nghệ khác (như các phần mềm thiết kế khác, phần mềm ERP, phần mềm điều khiển các máy móc chức năng sản xuất…). Và hướng đến tầm nhìn nhà máy thông minh thì các phần mềm đóng gói không được coi là lựa chọn khôn ngoan khi không thể cùng doanh nghiệp đi đường dài và bắt nhịp với sự thay đổi công nghệ mỗi ngày như hiện nay. Do đó, nhất thiết doanh nghiệp cần triển khai một giải pháp MES được thiết kế theo đặc thù của mình.

Hệ thống quản lý sản xuất 3S MES tùy chỉnh theo đặc thù doanh nghiệp – Bước đệm quan trọng để doanh nghiệp sản xuất chuyển mình

Công ty CP Công nghệ ITG là đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực triển khai các giải pháp quản trị doanh nghiệp với hơn 1.000 khách hàng là các công ty, tập đoàn lớn trong cả nước cũng như các đơn vị FDI của Nhật, Hàn… Phần mềm quản trị sản xuất 3S MES do ITG cung cấp không chỉ được thiết kế, phát triển chuyên sâu theo yêu cầu doanh nghiệp mà còn được tích lũy tri thức và mô hình quản trị thành công của nhiều doanh nghiệp lớn, tiêu biểu trong ngành.

Chức năng phần mềm quản lý sản xuất MES

6 chức năng nổi bật của phần mềm 3S MES

Tùy thuộc tình trạng thực tế mà hệ thống phần mềm quản lý sản xuất điều hành sản xuất được điều chỉnh một phiên bản riêng và duy nhất theo đặc thù đơn vị với 6 modules lõi đáp ứng đầy đủ nhu cầu mọi nhà sản xuất:

  • Quản lý sản xuất, báo cáo sản xuất: Lập lịch sản xuất, lập kế hoạch sản xuất Quản lý lệnh sản xuất, Phân tích hiệu suất sản xuất, Quản lý các công đoạn sản xuất, Hoạch định quy trình sản xuất (BOP), Theo dõi và giám sát sản xuất theo thời gian thực;
  • Quản lý kho: Quản lý kho nguyên liệu, Quản lý kho thành phẩm hay bán thành phẩm, Quản lý tồn trên các công đoạn sản xuất (WIP);
  • Kiểm soát chất lượng: Quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra (OQC), Quản lý chất lượng nguyên vật liệu đầu vào (IQC), Quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất (PQC);
  • Quản lý và bảo trì thiết bị: Quản lý hồ sơ thiết bị, Quản lý vật tư phụ tùng, Theo dõi trạng thái thiết bị, Lập kế hoạch bảo trì và bảo dưỡng thiết bị;
  • Quản lý truy xuất nguồn gốc: Cung cấp cái nhìn chi tiết về hành trình sản phẩm qua từng giai đoạn sản xuất từ nguyên liệu tới thành phẩm chỉ bằng một chỉ dấu duy nhất;
  • Tích hợp thiết bị IIoT, kết nối máy sản xuất: Kết nối với tầng tự động hóa công nghiệp để ghi nhận dữ liệu tự động, tính toán OEE thời gian thực kết hợp với hệ thống điều khiển tập trung để tăng khả năng hiển thị và hiệu suất điều hành;

ITG đã xây dựng phần mềm quản lý sản xuất nhà máy của bạn một cách toàn diện thông qua hệ thống phần mềm quản lý sản xuất 3S MES. Từ đó, nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác hơn trong quá trình vận hành sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với đối thủ. Ứng dụng 3S MES là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp lớn thuộc top VNR 500 và nhiều doanh nghiệp Nhật Bản thuộc nhiều ngành nghề sản xuất, khác nhau như: bao bì, cơ khí, dược phẩm, hóa chất, may mặc, điện tử, nhựa….Tiêu biểu bao gồm: Kimsen, Bao bì APP, Sunlin, Dây cáp điện Ngọc Khánh, Rhythm, HTMP, Vipaco, Nhôm Trường Thành, Thiên Hà,…

phần mềm quản trị sản xuất

Một số doanh nghiệp tiêu biểu áp dụng phần mềm quản trị sản xuất của ITG

Để trở thành người tiên phong trong lĩnh vực sản xuất của bạn, hãy liên hệ với chuyên gia của ITG qua số hotline: 092 6886 855. ITG cam kết đồng hành dài lâu cùng doanh nghiệp xây dựng thành công phần mềm quản lý sản xuất và giải pháp nhà máy thông minh.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng