bài Viết

Các bước lập lịch trình sản xuất trong doanh nghiệp

08/07/2020

Lập lịch trình sản xuất là bản kế hoạch chi tiết cho biết cụ thể khối lượng, thời gian hoàn thành đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trong khoảng thời gian nhất định có tính đến sản phẩm sẽ tiêu thụ và khối lượng dự trữ hiện có.

Lịch trình sản xuất (Nguồn:Wiki) là toàn bộ các hoạt động điều phối, phân giao công việc cho từng bộ phận, cá nhân theo thứ tự công việc ưu tiên nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ dựa trên khả năng hiện có của nhà máy. Việc lập lịch trình sản xuất sẽ do Quản lý sản xuất, Quản đốc hoặc Trưởng ca lập nên tùy vào mô hình tổ chức nhân sự của từng nhà máy, doanh nghiệp sản xuất.

LẬP LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT

Mục đích của việc lập lịch trình sản xuất

  • Thiết lập khung thời gian thực hiện công việc của nhà máy.
  • Tối thiểu hóa khung thời gian thực hiện một đơn hàng sản xuất.
  • Tối thiểu hóa khối lượng sản xuất sản phẩm dở dang của doanh nghiệp
  • Nâng cao hệ số sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất.

Dựa trên các thông tin đầu vào là số liệu dự báo, dự trữ đầu kỳ, đơn đặt hàng của khách, người phụ trách sẽ tiến hành lập lịch trình sản xuất. Kết quả của quá trình này sẽ giúp người quản lý hệ thống được kế hoạch sản xuất thời điểm sản xuất – khối lượng sản phẩm và đảm bảo có đủ hàng dự trữ sẵn sàng bán theo nhu cầu của thị trường.

Mục đích lập lịch sản xuất

Có thể bạn quan tâm: Mục đích lập lịch sản xuất

Lập lịch trình sản xuất trong doanh nghiệp đảm bảo đủ nguyên liệu, nhân viên và các mặt hàng cần thiết khác được mua và sẵn sàng tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh theo lịch trình quy định. Nó thiết lập và sắp xếp các hoạt động phải được thực hiện để đạt được mục tiêu sản xuất, để tất cả nhân viên tham gia đều nhận thức được ai cần phải làm gì, khi nào, ở đâu và như thế nào.

Phần mềm điều hành sản xuất giúp trực quan hóa nhà máy, đem lại kết quả cao cho doanh nghiệp

Một lịch trình sản xuất sẽ giúp bạn đáp ứng nhu cầu sản phẩm đồng thời giảm thiểu thời gian và chi phí sản xuất bằng cách cải thiện quy trình sản xuất, giảm thời gian chờ đợi giữa các hoạt động và tối ưu hóa việc sử dụng nhà máy, thiết bị và hàng tồn kho. Để thực hiện điều này, bạn phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất của mình với chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh và hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất bằng cách phối hợp với các bộ phận khác, chẳng hạn như mua sắm, tài chính và tiếp thị.

Cách lập lịch trình sản xuất

Bước 1: Lập danh sách các công việc cần làm trong ngày, tuần hoặc tháng, năm

Đây là bước đầu tiên quyết định sự thành công hay thất bại của một bản kế hoạch sản xuất. Việc lên danh sách các công việc cần làm sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về số lượng cũng như trình tự thời gian thực hiện các công việc. Các công việc càng ghi được đầy đủ, rõ ràng bao nhiêu thì sự chủ động trong việc thực hiện sau này càng dễ dàng bấy nhiêu.

Bước 2: Đưa ra các mục tiêu tương ứng

Sau khi lên danh sách các công việc, bạn cũng cần phải thiết lập các mục tiêu phù hợp với các công việc. Mục tiêu này có thể là thời gian hay kết quả mong muốn đạt được. Bạn lưu ý rằng, để mục tiêu phù hợp, thì cần phải bám sát với mong muốn và khả năng của công ty. Nếu đặt mục tiêu quá cao khi bạn chẳng thể đạt được, ít nhiều sẽ làm giảm tiến độ kế hoạch thực hiện các công việc khác.

Bước 3: Ưu tiên sắp xếp thứ tự các công việc

Với bước này, bạn nên cân nhắc, sắp xếp những công việc đã liệt kê ở trên theo thứ tự cấp bách, quan trọng hoặc theo trình tự thời gian, đối tượng tiến hành. Việc sắp xếp này sẽ làm cho bạn loại bỏ những công việc không phù hợp, tiết kiệm thời gian và các nguồn lực khác mà vẫn đạt được các mục tiêu đã đề ra cho công ty.

Bước 4: Linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch

Với những đơn hàng gấp, đơn hàng ưu tiên cần sắp xếp kế hoạch cho phù hợp

Bước 5: Kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch

Để biết bản thân đã làm được đến đâu và được bao nhiêu phần trăm của mục tiêu, hay xem xét liệu có hoàn thành được mục tiêu của công ty đúng hạn hay không, bạn cần phải liên tục theo dõi, kiểm tra và chiếu giữa mục tiêu và thành quả của mình.

Tham khảo ngay: Thời gian chết trong sản xuất (Downtime) – Cách làm giảm downtime

Đơn giản hóa quy trình lập lịch trình sản xuất với phần mềm 3S MES

Phần mềm 3S MES (Manufacturing Execution System) là một hệ thống quản lý sản xuất tập trung vào giám sát khu vực sản xuất, kiểm soát, hậu cần, theo dõi lịch sử và quản lý chất lượng sản phẩm theo thời gian thực với mục tiêu nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Phần mềm hỗ trợ bộ phận kế hoạch tự động lập lịch trình sản xuất dựa trên các thông tin được kế thừa chặt chẽ liên phòng ban, bộ phận. Kế hoạch sản xuất sẽ theo dõi và cập nhật tức thời mọi thông tin cần thiết để lập kế hoạch sản xuất. Và truyền dữ liệu tức thời đến bộ phận sản xuất sau khi kế hoạch được duyệt.

Những chức năng cần có khi sử dụng phần mềm quản lý nhà máy sản xuất

Các kế hoạch này sẽ được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu chung. Hỗ trợ cho việc tổng hợp thống kế, phân tích hiệu quả hoạt động sau này. Giải pháp quản lý nguồn lực doanh nghiệp trên phần mềm sẽ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Ở cả hoạt động kinh doanh và sản xuất trong kỳ, từ đó giúp tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp.

MES cung cấp thông tin hữu ích để tối ưu hóa sản xuất và theo dõi dữ liệu sản xuất tại thời điểm hoạt động. Là một hệ thống thông tin tích hợp chuẩn, MES không chỉ phục vụ như một trung tâm thông tin giữa các hệ thống doanh nghiệp khác nhau (ERP, QMS, EAM, SCM, và IIoT). Mà còn quản lý và tối ưu hóa các hoạt động, quá trình sản xuất của nhà máy hàng ngày.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng