bài Viết

Tất tần tật về hệ thống ERP trong sản xuất

12/07/2024

Đối với doanh nghiệp sản xuất, ứng dụng những giải pháp công nghệ hiện đại để hỗ trợ hoạt động quản trị và vận hành là đang được xem xu thế hiện nay. Trong đó, phần mềm quản lý sản xuất ERP là một trong những giải pháp nổi bật nhất. Cùng tìm hiểu lợi ích khi triển khai hệ thống ERP trong sản xuất ở bài viết dưới đây.

1. Giải pháp ERP cho doanh nghiệp sản xuất là gì?

Hệ thống ERP trong sản xuất là giải pháp phần mềm được thiết kế riêng biệt để đáp ứng nhu cầu quản lý và tối ưu hóa hoạt động cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất. Phần mềm cung cấp một bộ công cụ quản lý toàn diện, không chỉ giúp doanh nghiệp số hóa các quy trình cốt lõi liên quan đến nghiệp vụ mua hàng, bán hàng, kho, tài chính kế toán…  mà còn có thể kết nối với các quy trình quản lý sản xuất như: Quản lý năng lực nhà máy, quản lý định mức nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản xuất,…

giải pháp erp cho doanh nghiệp sản xuất

Cải tiến hiệu quả sản xuất chính là cách gia tăng lợi thế kinh doanh trong doanh nghiệp

2. Tại sao doanh nghiệp sản xuất cần chọn giải pháp ERP chuyên biệt?

Các phần mềm ERP phổ thông thường chỉ cung cấp các chức năng cơ bản liên quan đến hoạt động quản trị trên khối văn phòng. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất cần thêm các tính năng đặc thù hơn liên quan đến quản trị sản xuất (Production Management) nhằm hỗ trợ nhà quản lý nắm rõ quy trình hoạt động dưới nhà máy, đồng thời lên kế hoạch phân bổ nguồn lực, nguyên vật liệu… nhanh chóng, phù hợp.

Giải pháp ERP cho sản xuất đem lại nhiều hiệu quả trong vận hành mô hình nhà máy

Giải pháp ERP cho sản xuất đem lại nhiều hiệu quả trong vận hành mô hình nhà máy thông minh

Một số tính năng đặc thù cần có trong phần mềm quản lý sản xuất ERP có thể kể đến như: Quản lý BOM, quản lý năng lực sản xuất, nhu cầu sản xuất, nhu cầu nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản xuất, quản lý công đoạn sản xuất,… 

Những tính năng này cần có khả năng tích hợp với các phân hệ khác trong hệ thống để đảm bảo dữ liệu được kết nối liền mạch và các hoạt động sản xuất diễn ra thông suốt. Ví dụ, tích hợp với phân hệ Bán hàng để xác định nhu cầu từ các đơn bán hàng, kết nối với phân hệ Mua hàng giúp tự động lập các yêu cầu mua hàng khi nguyên vật liệu không đủ để sản xuất) hoặc kết nối với chức năng quản trị hàng tồn kho để kiểm soát chặt chẽ các nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất và thành phẩm được nhập kho… 

Bằng cách ứng dụng hiệu quả hệ thống ERP trong sản xuất, doanh nghiệp có thể giải quyết những bài toán đặc thù như:

  • Dự báo nhu cầu thị trường không chính xác
  • Hoạt động quản lý kho nguyên vật liệu kém hiệu quả
  • Phân bổ nguồn lực không đồng đều tại các chuyền/máy
  • Kế hoạch sản xuất vượt quá năng lực thực tế của nhà máy
  • Ước lượng sai nguồn lực và thời gian cần thiết cho hoạt động sản xuất
  • Nhà quản trị không nắm được khái quát tình hình sản xuất của doanh nghiệp;
  • Sự cộng tác giữa các bộ phận chưa hiệu quả

3S ERP là giải pháp ERP cho doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh các chức năng cơ bản: Quản trị mua hàng, bán hàng, sản xuất, kho, tài chính kế toán; phần mềm còn được bổ sung thêm module quản trị sản xuất (Production Management) với nhiều tính năng nổi trội; giúp giải quyết đồng thời cả hai khía cạnh quản trị kinh doanh và quản trị sản xuất của doanh nghiệp.

<strong>Số hóa quy trình & Thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp bạn với 3S ERP</strong>

Số hóa quy trình & Thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp bạn với 3S ERP

- Giải pháp được thiết kế chuyên sâu theo đặc thù ngành: Điện tử, Cơ khí chế tạo, Dược phẩm, Bao bì, Phân phối, Bán lẻ…
- Dễ dàng tích hợp với các hệ thống phần mềm khác
- Hơn 1000 doanh nghiệp tin dùng. Đã triển khai thành công cho nhiều DN sản xuất lớn, FDI Nhật Bản, Hàn Quốc
- Đội ngũ chuyên gia hàng đầu tư vấn 1:1 từ chiến lược đến thực thi

 

3. Doanh nghiệp nhận được gì khi triển khai hệ thống ERP trong sản xuất?

Một số lợi ích nổi bật khi áp dụng ERP cho doanh nghiệp sản xuất có thể kể đến như:

Ứng dụng ERP trong sản xuất mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Ứng dụng ERP trong sản xuất mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Sản xuất tinh gọn

Hệ thống ERP trong sản xuất cho phép đơn giản hóa và tự động hóa các hoạt động riêng lẻ, từ đó tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho doanh nghiệp, giảm thiểu sự dư thừa, đồng thời nâng cao hiệu quả của quy trình vận hành. Đây là khởi đầu để doanh nghiệp tiến tới mô hình sản xuất tinh gọn.

Sử dụng dữ liệu hiệu quả, tăng độ chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Hệ thống quản trị và hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP có thể hợp nhất dữ liệu từ các bộ phận khác nhau trên một nền tảng duy nhất. Các thông tin về nhu cầu, năng lực nhà máy, kế hoạch thực thi, dữ liệu khách hàng, … đều có thể được tích hợp, lưu trữ trên nền tảng ERP sản xuất; hỗ trợ nhà quản trị phân tích, nghiên cứu để đưa ra các quyết định tối ưu nhất. Kết quả đạt được là một hệ thống quản trị, vận hành nhà máy thống nhất, linh hoạt, hiệu quả và giảm thiểu các sai sót có thể xảy ra.

Tăng năng suất

Phần mềm đảm bảo sản xuất hiệu quả và tinh gọn hơn bằng cách lập kế hoạch chính xác về số lượng hàng hóa cần thiết, từ đó hỗ trợ phân bổ các nguồn lực và thời gian hợp lý. Điều này giúp bộ phận quản trị doanh nghiệp nắm bắt thông tin dưới nhà máy kịp thời. Từ đó tăng năng suất và đảm bảo thời gian hoạt động tối ưu, thúc đẩy sự phát triển trong tương lai và hiện tại của doanh nghiệp.

4. 5 yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn hệ thống ERP trong sản xuất

Lợi ích khi ứng dụng ERP trong sản xuất

Quy mô doanh nghiệp

Quy mô tổ chức là một trong những yếu tố chính tác động đến việc lựa chọn phần mềm quản lý sản xuất ERP cho doanh nghiệp. Bởi một số giải pháp ERP cho sản xuất hiện nay được thiết kế để phục vụ cho những nhóm quy mô nhất định.

Ví dụ, 3S ERP là hệ thống ERP được thiết kế riêng cho doanh nghiệp sản xuất thuộc quy mô vừa (từ 100 đến 500 nhân viên) và lớn (từ 500 nhân viên trở lên). Phần mềm có khả năng tùy chỉnh linh hoạt và dễ dàng mở rộng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp theo thời gian.

Lời khuyên cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ (từ 1 đến 100 nhân viên) là nên cân nhắc lựa chọn hệ thống ERP dạng đóng gói hoặc mua lẻ một vài chức năng có sẵn, thay vì đầu tư triển khai hệ thống ERP “may đo” theo đặc thù doanh nghiệp, bởi: Doanh nghiệp cần nhiều nguồn lực để điều chỉnh hệ thống theo nhu cầu.. Bên cạnh đó, chi phí để triển khai ERP sản xuất dạng “may đo” khá cao so với điều kiện doanh nghiệp.








    Nhu cầu

    Thay vì lựa chọn giải pháp ERP sở hữu nhiều chức năng nhất có thể, doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn những phân hệ phù hợp, đáp ứng đúng mục tiêu quản trị của ban lãnh đạo để tiết kiệm chi phí đầu tư.

    Để đáp ứng nhu cầu quản trị trong doanh nghiệp sản xuất, các chức năng cơ bản mà một hệ thống ERP cần có bao gồm: Quản trị sản xuất, quản trị mua hàng, quản trị bán hàng, quản trị hàng tồn kho, tài chính – kế toán. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc lựa chọn thêm các chức năng khác nếu thấy cần thiết.

    Lĩnh vực hoạt động

    Sản xuất là ngành công nghiệp đa dạng ngành nghề và lĩnh vực. Tuy nhiên, một số phần mềm quản lý sản xuất ERP trên thị trường hiện nay chỉ phù hợp với các doanh nghiệp thuộc một vài lĩnh vực nhất định. Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần xem xét lựa chọn giải pháp ERP phù hợp với đặc thù ngành sản xuất mà công ty đang hoạt động.

    Các hệ thống ERP trong sản xuất như 3S ERP có thể áp dụng cho đa dạng ngành nghề như: Cơ khí – Chế tạo, Điện tử, Đúc nhựa, Bao bì, Phân phối – Bán lẻ, Dược phẩm, Nhôm – Kính, Thực phẩm, Dây & Cáp điện,… đang là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Phần mềm không chỉ được thiết kế, phát triển chuyên sâu theo yêu cầu doanh nghiệp, mà còn được tích lũy tri thức và mô hình quản trị thành công của nhiều đơn vị lớn tiêu biểu trong ngành, giúp giải quyết triệt để những bài toán đặc thù của ngành, hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện hoạt động sản xuất – kinh doanh hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

    Định hướng phát triển của doanh nghiệp

    Hệ thống ERP là công cụ hỗ trợ đắc lực cho chiến lược và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Do đó, việc lựa chọn ERP cần đảm bảo đồng bộ với định hướng phát triển của cấp lãnh đạo ở mọi thời điểm, không chỉ đáp ứng được nhu cầu hoạt động ở hiện tại mà còn cần có khả năng thích ứng với những thay đổi trong tương lai.

    Ngân sách

    Doanh nghiệp cần thiết lập các mục tiêu của dự án ERP và tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với khả năng tài chính. Trước khi triển khai giải pháp ERP, doanh nghiệp cần làm việc với các nhà cung cấp và tìm hiểu về các khoản chi phí cần chi trả, bao gồm: Chi phí phần mềm, chi phí triển khai thực hiện, chi phí bản quyền chi phí bảo trì hàng năm… để có dự toán ngân sách rõ ràng.

    5. 3S ERP – Giải pháp ERP hàng đầu cho doanh nghiệp sản xuất

    Hệ thống quản trị và hoạch định nguồn lực doanh nghiệp 3S ERP cung cấp đầy đủ các chức năng cần thiết cho hoạt động quản lý sản xuất; từ tài chính kế toán, quản trị mua hàng, quản trị bán hàng cho đến quản trị hàng tồn kho và sản xuất. Tất cả các chức năng đều được tích hợp trên một hệ thống duy nhất, cho phép các bộ phận có thể phối hợp công việc nhịp nhàng, đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra nhanh chóng, đúng tiến độ.

    Giảp pháp ERP cho doanh nghiệp sản xuất

    Giảp pháp ERP cho doanh nghiệp sản xuất

    Đặc biệt, phân hệ quản trị sản xuất được thiết kế đầy đủ những tính năng cần thiết giúp cấp quản lý cũng theo dõi kế hoạch sản xuất chi tiết và hoạch định nguồn lực phù hợp, hiệu quả:

    • Quản lý định mức nguyên vật liệu (BOM – Bills of Material): Xây dựng định mức nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm, giúp nhà máy dự trù chính xác số lượng vật tư cần thiết, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt. Bên cạnh đó, tính năng này còn cho phép xây dựng BOM nhiều cấp, xác định các công đoạn sản xuất (Routing) và các nguồn lực tương ứng sử dụng trong từng công đoạn đối với sản phẩm.
    • Quản lý năng lực sản xuất tổng thể (ACP – Aggregate Capacity Planning): Tính năng này cho phép doanh nghiệp tính toán và hoạch định năng lực dưới nhà máy theo từng kỳ, dựa trên nhiều yếu tố như: Máy móc thiết bị, nhân công, công cụ dụng cụ,…
    • Quản lý nhu cầu sản xuất (MDS – Master Demand Schedule): Thực hiện việc tập hợp các yêu cầu về hàng hóa từ nguồn dự báo (Forecast) và đơn hàng của khách hàng (Sales Order) để lập ra nhu cầu hàng hóa cần sản xuất tại những thời điểm nhất định.
    • Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP – Material Resource Planning): Hỗ trợ việc tính toán các yêu cầu về nguyên vật liệu dựa theo kế hoạch sản xuất. Trên cơ sở thông tin về kế hoạch sản xuất (MPS), phân tích năng lực (Capacity) và nguồn lực (Resource) của hệ thống sản xuất, MRP sẽ tự động tính toán nhu cầu nguyên vật liệu.
    • Lập kế hoạch sản xuất (MPS – Master Production Schedule): Thực hiện việc tạo lệnh sản xuất dựa trên số liệu hàng hóa cần sản xuất (MDS) và năng lực sản xuất tổng thể của nhà máy.
    • Quản lý thông tin các công đoạn sản xuất (WIP – Work in Process): Lưu trữ số liệu về các nguyên vật liệu xuất ra cho hoạt động sản xuất tại mỗi công đoạn. Chức năng này hỗ trợ công tác quản lý nhà máy đạt hiệu quả cao.
    • Tính giá thành sản xuất: Trên cơ sở xây dựng các định mức nguyên vật liệu, quản lý các công đoạn sản xuất và những chi phí phân bổ khác, chức năng tính giá thành sản phẩm của hệ thống ERP cho sản xuất sẽ thực hiện việc tính giá thành chính xác và nhanh chóng.
    • Tự động hạch toán: thông tin giao dịch kế toán phát sinh liên quan đến xuất nhập kho trong sản xuất, giá thành sản phẩm, bán thành phẩm sẽ tự động được cập nhật. Nhờ đó, kế toán kho không cần nhập lại các giao dịch này, giúp giảm thiểu sai sót do nhập liệu thủ công.

    Bên cạnh những tính năng đặc thù của phân hệ quản trị sản xuất, phần mềm 3S ERP còn được trang bị thêm chức năng nâng cao – Trục kế hoạch sản xuất thông minh 3S SPS. Phân hệ này cho phép doanh nghiệp sắp xếp và tối ưu các điều kiện sản xuất dưới nhà máy, từ đó rút ngắn thời gian lập kế hoạch, tối ưu lịch sản xuất chi tiết theo từng nguồn lực

    Hiện giải pháp 3S ERP đang được nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn thuộc top VNR 500 và nhiều doanh nghiệp FDI Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… như: TDV, Cosmos, HTMP, Kimsen, Aristino, Fukoku, Niigata, HHP Global… tin tưởng lựa chọn.

    Doanh nghiệp có nhu cầu triển khai hệ thống ERP trong sản xuất vui lòng liên hệ:

    CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ ITG

    Hotline: 092.6886.855

    Địa chỉ:

    VP Hà Nội: Tầng 14, Tòa nhà Lilama 10, Đường Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    VP Hồ Chí Minh: Lầu 1, Số 69 Nguyễn Gia Trí, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP HCM

    Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

      Tặng bạn ebook









        Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
        Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng