Quy trình quản lý sản xuất “hiệu quả” dành cho 6 ngành trọng điểm
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng một quy trình quản lý sản xuất chỉn chu, hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng, năng suất mà doanh nghiệp tạo ra. Yếu tố này càng trở nên quan trọng đối với 6 ngành trọng điểm trong nền sản xuất hiện đại, bao gồm: vật liệu xây dựng; dược phẩm; bao bì in ấn; cơ khí chế tạo; điện tử và ngành nhựa.
Khái niệm quy trình quản lý sản xuất
Khái niệm: Quy trình quản lý sản xuất là quá trình doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quản trị vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của sản xuất… nhằm đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng, tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch.
Để đảm bảo quy trình quản lý sản xuất đạt hiệu quả cao hơn cũng như giúp định hướng mọi nguồn lực trong doanh nghiệp… đòi hỏi nhà quản trị phải có mục tiêu sản xuất cụ thể và chi tiết. Tùy theo từng lĩnh vực sản xuất sẽ có các đích đến khác nhau, nhưng tựu chung, để người quản lý có thể dẫn dắt cả bộ máy sản xuất đòi hỏi nhà máy phải đảm bảo các mục tiêu cốt lõi dưới đây.
“Quản lý sản xuất” Tổng quan về kiến thức và 15 thông tin hữu ích dành riêng cho người quản lý bạn nên đọc !
Những mục tiêu cốt lõi
- Quản lý toàn diện dây chuyền sản xuất từ khâu nguyên vật liệu, phụ liệu đầu vào đến khi thành sản phẩm đầu ra;
- Đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra trơn tru, không bị gián đoạn hay dừng đột ngột;
- Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, phụ liệu đầu vào… nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh;
- Đảm bảo định mức trong kho, quản lý chi tiết hàng hóa tồn kho cũng như việc xuất/nhập/kiểm kê kho;
- Đảm bảo tiến độ đơn hàng, đáp ứng được yêu cầu ngày càng khó tính của người tiêu dùng cả về thị hiếu và chất lượng…
- Tính toán được giá thành, hạn chế được chi phí. Từ đó cho phép doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong việc xây dựng các chương trình khuyến mại, giúp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh;
- Kết hợp với các phòng ban nhằm mục đích phát triển sản phẩm, kích thích mua hàng…
- Tạo ra các giá trị cho doanh nghiệp, tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty;
Xem thêm: Khai thác dữ liệu tối ưu hóa sản xuất (Data-Driven Manufacturing)
Cách lập quy trình quản lý sản xuất của doanh nghiệp
Bước 1: Xác định yêu cầu kinh doanh
Đây là khâu quan trọng, cho phép doanh nghiệp xác định được số lượng sản xuất mà nhà máy cần phải thực hiện. Để có thể tính toán chi tiết khối lượng cần sản xuất, nhà quản trị sẽ dựa trên “đơn hàng” thực tế, cũng như “số liệu dự báo” từ chính nhu cầu thị trường thông qua các dữ liệu được tổng hợp và phân tích. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng cần tính toán một cách chính xác các “nhu cầu phát sinh” trong quá trình thực hiện. Điều này nhằm giúp các nhà máy tránh một số tình huống như hàng hóa lỗi/hỏng/không đạt chất lượng…
Bước 2: Tính toán nhu cầu sản xuất
Dựa theo yêu cầu kinh doanh đã được thiết lập ở khâu trước đó cùng kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, người quản lý cần phải tính toán nhu cầu sản xuất một cách chi tiết và chính xác ở mức tối đa.
Theo đó, doanh nghiệp sẽ dự toán số lượng nguyên vật liệu sản xuất và tiên liệu thói quen mua sắm của khách hàng, nhằm đảm bảo lượng hàng tồn kho được tối ưu hóa mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Chỉ số OEE là gì? Tại sao doanh nghiệp sản xuất nào cũng ứng dụng cong nghệ 4.0 vào để tối ưu
Bước 3: Sắp xếp kế hoạch sản xuất
Khâu này đóng vai trò quyết định khi toàn bộ nhà máy, doanh nghiệp sẽ phải vận hành theo kế hoạch đã được lập. Nếu như làm tốt ở bước lập và vận hành theo kế hoạch, doanh nghiệp sẽ tăng hiệu quả sản xuất của mình cũng như tăng cao giá trị lợi nhuận.
Tại đây, doanh nghiệp cần chú trọng tới 2 vấn đề chính, bao gồm:
- Cân đối năng lực sản xuất của chính nhà máy: Theo đó, các đơn vị cần phải xác định năng lực sản xuất của các quy trình sản xuất trong nhà máy. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng cần chú trọng tới việc cân bằng giữa nhu cầu khách hàng và năng lực sản xuất của nguồn lực;
- Thiết lập một kế hoạch mua Nguyên vật liệu chính xác và hiệu quả dựa trên nguyên vật liệu tiêu hao kỳ kế hoạch; dự toán lượng sản phẩm đã tiêu thụ và số lượng hàng tồn kho thực tế. Có như vậy mới đảm bảo nguồn cung cho hoạt động sản xuất cũng như giảm tối đa lượng tồn kho;
Lập kế hoạch sản xuất là phần quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp sản xuất. Đâu là cách để lập kế hoạch vừa tiết kiệm thời gian, công sức , tiền bạc lại mang kết quả tốt cho doanh nghiệp?
Bước 4: Sắp xếp lịch sản xuất chi tiết
Đây là khâu mà người quản lý sản xuất vạch ra bản kế hoạch chi tiết về công tác triển khai sản xuất hàng hóa trên các dây chuyền sản xuất. Việc này giúp thực thi các hoạt động được đúng với kế hoạch đề ra hay giảm thiểu tối đa các sự cố có thể xảy ra.
Đọc bài chuyên sâu về: Các bước để lập lịch trình sản xuất trong doanh nghiệp nhanh và hiệu quả.
Bước 5: Ban hành chỉ thị sản xuất
Dựa trên bản kế hoạch sản xuất và lịch sản xuất trước đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành hoạt động sản xuất tại các phân xưởng và nhà máy.
Bước 6: Thống kê, hoàn thành và đóng lệnh sản xuất
Ngay khi chỉ thỉ sản xuất được ban hành, người quản lý khu vực nhà máy cần phải thống kê chi tiết các nội dung bao gồm: Lượng sản phẩm, phế phẩm, phế liệu, nguyên liệu đã sử dụng cũng như nhập lại nguyên liệu thừa, chuyển cho lệnh sản xuất khác. Điều này giúp mỗi doanh nghiệp có cái nhìn khách quan, chính xác, đầy đủ về tình hình diễn biến sản xuất.
Còn đối với mỗi lệnh sản xuất sau khi hoàn thành (có thể là sản xuất xong hoặc ngừng giữa chừng) đều phải tiến hành tổng kết, kiểm tra và đóng để xác nhận hoàn thành.
Áp dụng phần mềm quản lý sản xuất để trực quan hóa và tự động hóa lập lịch sản xuất cho doanh nghiệp
Đọc thêm: 5 tiêu chí để doanh nghiệp lựa chọn hệ thống điều hành sản xuất MES
- Chuyển đổi số hoạt động sản xuất với 5 module lõi: quản lý sản xuất, quản lý kho thông minh, quản lý chất lượng, quản lý thiết bị và bảo trì bảo dưỡng, OEE
- Giải quyết các bài toán cốt lõi trong sản xuất nhờ tích hợp các tính năng vượt trội: 3S SPS, 7 QC Tool, Smart-KPI
- Dễ dàng kết nối với các hệ thống sẵn có của doanh nghiệp: ERP, IoT…
- Thiết kế phù hợp với mô hình sản xuất Việt Nam và chi tiết theo đặc thù ngành
Quy trình sản xuất của doanh nghiệp cho 6 ngành trọng điểm
Đối với mỗi ngành/ lĩnh vực thì quy trình quản lý có đặc điểm và mức độ phức tạp riêng biệt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn sẽ dựa trên quy trình cốt lõi, từ đó, phát triển và mở rộng theo đúng nhu cầu sản xuất của riêng mình.
Với 16 năm kinh nghiệm đồng hành cùng các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong việc tư vấn và triển khai các giải pháp quản trị sản xuất, ITG sẽ cung cấp một số quy trình quản lý sản xuất hiệu quả đang được ứng dụng rộng rãi tại một số ngành trọng điểm.
Kinh nghiệm quản lý sản xuất tốt giúp doanh nghiệp có sự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Giảm thiểu rủi ro, hạn chế được nhiều chi phí không đáng có.
1. Quy trình quản lý sản xuất của doanh nghiệp vật liệu xây dựng
2. Quy trình quản lý sản xuất cho ngành dược phẩm
3. Quy trình quản lý sản xuất bao bì in ấn
4. Quy trình quản lý ngành cơ khí chế tạo
5. Quy trình quản lý sản xuất của doanh nghiệp ngành điện tử
6. Quy trình quản ly sản xuất cho doanh nghiệp ngành nhựa
Quy trình quản lý sản xuất của Nhật Bản
Các doanh nghiệp Nhật Bản nổi tiếng thế giới về sự chính xác đến từng chi tiết và tiết kiệm đầu vào trong sản xuất nhiều nhất có thể. Vì thế, việc tham khảo các quy trình quản lý sản xuất của các nhà máy tại Nhật Bản chính là gợi ý mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam nên cân nhắc.
Theo đó, Doanh nghiệp Nhật Bản áp dụng sản xuất tinh gọn trong doanh nghiệp với việc nhắm đến mục tiêu cùng một mức sản lượng đầu ra nhưng có lượng đầu vào thấp hơn – ít thời gian hơn, ít mặt bằng hơn, ít nhân công hơn, ít máy móc hơn, ít vật liệu hơn và ít chi phí hơn. Nổi bật trong đó là Phương thức sản xuất Toyota (hay còn gọi là Hệ thống sản xuất Toyota – TPS). Đây là một phương pháp được phát triển bởi tập đoàn Toyota với mục tiêu giảm thiểu các lãng phí để đảm bảo chất lượng tốt với công nghệ cao, chi phí hợp lý hợp lý để tối đa năng suất.
Trong bối cảnh công nghệ số trở thành một phần không thể thiếu của mỗi nhà máy, nguyên tắc sản xuất tinh gọn vẫn được áp dụng cũng như áp dụng có hiệu quả trong ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất các sản phẩm và dịch vụ liên quan. Đây là một điều quan trọng và thiết yếu đối với một quốc gia có quá ít tài nguyên như Nhật bản cũng như là bài học để doanh nghiệp Việt học hỏi và ứng dụng.
Thời gian chết trong sản xuất – Cách làm giảm downtime hiệu quả. Nhà quản lý nên biết để kiểm soát chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Lợi ích của phần mềm Mes trong quy trình quản lý sản xuất
Trong thời đại 4.0, việc xây dựng quy trình quản lý sản xuất hiệu quả là nhiệm vụ cấp thiết của mỗi doanh nghiệp. Cũng trong bối cảnh hiện nay, việc ứng dụng các phần mềm hoạch định nguồn lực sản xuất MES hiện đại, tiên tiến sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình, hỗ trợ vận hành sản xuất, linh hoạt thông qua phát huy tối đa các nguồn lực có ích và tiết giảm những lãng phí không cần thiết… từ đó đem lại hiệu quả vượt trội cho doanh nghiệp.
Tham khảo ngay bài viết chuyên sâu: Lợi ích của phần mềm quản lý sản xuất để có 1 cái nhìn tổng quan
Câu hỏi thường gặp người quản lý sản xuất:
- Phần mềm quản lý sản xuất: giải pháp nào hiệu quả và tốt nhất dành cho doanh nghiệp ?
- Nên sử dụng phần mềm MES tùy chỉnh hay đóng gói để đạt hiệu quả cao ?
- Phần mềm quản lý nhà máy sản xuất cần có những chức năng chính nào ?
- Cách mà một hệ thống điều hành sản xuất giúp trực quan hóa cho nhà máy ?
- Vì sao hệ thống quản lý sản xuất được coi là trái tim của nhà máy thông minh?
- Tại sao báo đài nói phần mềm quản lý sản xuất Điều kiện không thể thiếu trong tương lai ?
- Các tiêu chí để đánh giá nhà cung cấp hệ thống MES trong doanh nghiệp sản xuất ?
- Tại sao ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất là ” xu thế phát triển nhà máy số”
Kết Luận:
Trong quá trình nghiên cứu triển khai MES, nếu có bất kỳ khó khăn gì, đừng ngại liên hệ với đội ngũ chuyên gia của ITG qua số hotline: 092.6886.855. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp các vấn đề của bạn.
Đọc thêm: Cách mà phần mềm quản trị sản xuất MES nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm