Cách bố trí kho hàng và thiết kế thông minh đem lại hiệu quả cao
Bạn có biết việc bố trí kho không hợp lý làm cho quy trình quản lý kho không được thông suốt, có thể gây ứ đọng, hỏng hóc hay thất thoát hàng trong kho. Ngược lại, việc thiết kế, bố trí sơ đồ kho thông minh sẽ giúp bạn tăng tốc thời gian xử lý đơn hàng, hàng hoá được lưu kho và đóng gói an toàn, từ đó làm tăng hiệu suất và lợi nhuận bán hàng. ITG Technology xin gửi tới bạn những gợi ý để giúp bạn thiết kế sơ đồ kho thông minh. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong việc bố trí và sắp xếp kho hiệu quả.
Nhằm hướng đến quy trình quản lý kho thông minh, hiện đại. ITG Technology xây dựng thành công giải pháp quản lý kho theo QR code trong phần mềm 3S iWAREHOUSE. Trong đó các tính năng nhập, xuất, kiểm kê kho được tích hợp trên máy Handy Terminal – loại máy cầm tay nhỏ gọn có khả năng quét mã QR code và barcode ở khoảng cách 2m, từ đó giúp tự động hóa hoàn toàn quy trình nhập, xuất kho, kiển kê kho, tiết kiệm thời gian, công sức và nhân sự trong quá trình quản lý kho.
3 Cách bố trí kho hàng và thiết kế kho hàng thông minh
Thiết kế kho hàng hình chữ U
Bố cục hình chữ U là một lựa chọn tuyệt vời cho bất kỳ nhà kho nào do thiết kế đơn giản và có thể được áp dụng ở hầu hết mọi nơi.
Bạn nên đặt các khu vực bốc dỡ và giao hàng cạnh nhau. Sau đó, đặt khu vực tiếp nhận ở phía sau khu vực bốc dỡ và khu vực lấy hàng phía sau khu vực giao hàng.
Quầy tiếp nhận là nơi sản phẩm dỡ ra được tách ra và phân loại trước khi đưa vào nơi lưu trữ thích hợp. Khu vực lưu trữ sẽ được bố trí ở phía sau của nhà kho với khu vực lưu trữ động (sẽ chứa những hàng hóa có xu hướng bán chạy hoặc dễ xuất đi) và khu vực lưu trữ tính (sẽ chứa những hàng hóa có vòng đời dài hơn và có xu hướng ở trên kệ lâu hơn). Kiểu bố trí này sẽ phù hợp với phương thức FIFO.
Thiết kế kho hàng hình chữ I
Bố cục hình chữ I rất phù hợp cho các nhà kho có khối lượng lớn. Nó được thiết lập theo hình chữ “I”, với khu vực xuất-nhập xếp dỡ hàng hóa ở một đầu và khu vực vận chuyển ở đầu kia. Trong khi đó, khu vực lưu trữ sẽ kẹp ở giữa.
Hàng hóa trong kho hình chữ I được sắp xếp sao cho hàng có số lượng nhiều hơn sẽ ở ngoài. Tuy nhiên, hầu hết sản phẩm thường được xếp dọc theo chiều dài của kho để dễ vận chuyển.
- Thiết kế kho hàng hình chữ L
Thiết kế nhà kho hình chữ L thiết lập một luồng vận chuyển theo hình chữ “L.” Các khu vực xuất nhập và tiếp nhận hàng hóa được bố trí ở một bên của không gian kho. Còn khu vực vận chuyển và lấy hàng được bố trí ở phía bên cạnh. Phần còn lại của không gian là khu vực để lưu trữ hàng hóa
Đọc thêm: Quản lý hàng tồn kho – Cách kiểm soát Bullwhip Effect
3 Bước lập kế hoạch bố trí sơ đồ kho hàng thông minh
- Lập kế hoạch tối ưu hóa diện tích
Để tối ưu hóa không gian, trước hết cần xem xét những khu vực nào cần quy hoạch chỗ trống. Ví dụ: khu vực để thiết bị, khu vực thực hiện quy trình…Trong số đó, khu vực lưu trữ thường được nghĩ đến đầu tiên khi lập sơ đồ kho hàng. Để bố trí khu vực lưu trữ, bạn có thể sử dụng phương pháp phân cụm (cluster method). Với phương pháp này, hàng hóa sẽ được gom lại theo chủng loại. Mỗi cụm sẽ có thể được lấy một cách dễ dàng.
Luôn tận dụng không theo theo chiều thẳng đứng vì khi hàng hóa được xếp chồng lên nhau, kho hàng sẽ tăng khả năng lưu trữ và được tối ưu về không gian. Theo nhiều kinh nghiệm triển khai, 22-27% tỉ lệ không gian trong kho hàng được khuyến khích dành cho việc lưu trữ hàng hóa. Nếu khu vực lưu trữ hàng ở mức 85% diện tích kho, lúc này, nhà kho của bạn đang lâm vào tình trạng báo động vì sắp hết không gian. Đó là lý do tại sao, bạn nên cần tối ưu hóa diện tích để khu vực lưu trữ, khu vực làm việc và khu vực thiết bị không bị sử dụng chồng chéo lên nhau.
Lập kế hoạch và đưa ra phương pháp quản lý kho hạn chế tối đa thất thoát, tránh gây thiệt hại về kinh tế và khó khăn cho việc quản lý hàng tồn kho.
- Lựa chọn các thiết bị vận chuyển phù hợp
Mỗi loại hàng hóa khác nhau cần thiết bị vận chuyển khác nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khoảng cách giữa các lối đi trong kho hàng. Ví dụ: xe nâng tay sẽ tiết kiệm diện tích và nhỏ gọn hơn so với xe nâng động cơ.
Bạn nên tính toán để trống ít nhất 12-13 feet độ rộng vì hầu hết các xe nâng thông thường yêu cầu chiều rộng lối đi tối thiểu là 12 feet. Hai thiết bị xe nâng được sử dụng nhiều nhất là: xe nâng tay và xe nâng động cơ.
- Xe nâng động cơ: Đây Là loại xe nâng sử dụng động cơ đốt trong để thực hiện việc nâng hạ và di chuyển những hàng hóa có khối lượng lớn với tần suất cao, được cấu tạo hoạt động chủ yếu bao gồm các động cơ chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu diesel hoặc gas. Loại xe nâng này có tải trọng từ 1 tấn cho đến hàng chục tấn, trong đó, các loại xe từ 5 tấn trở xuống thường được dùng trong các nhà máy xí nghiệp
- Xe nâng tay; Dòng xe nâng này có điểm đặc biệt là thiết kế nhỏ gọn và dễ sử dụng, thuận tiện sử dụng trong kho hàng có diện tích hẹp. Xe nâng tay được chia làm nhiều loại cơ bản khác nhau như: xe nâng tay thấp ( tải trọng nâng từ 2 tấn – 5 tấn), xe nâng tay cao (tải trọng từ 1 tấn – 3 tấn), xe nâng mặt bàn (các loại tải trọng từ 150kg – 1.5 tấn)
Chiến lược tinh gọn “5S trong quản lý kho” giúp nhà kho của bạn luôn ngăn nắp, sạch sẽ và có tổ chức
- Thử nghiệm và ghi nhận kết quả
Trước khi thiết kế hoặc sửa đổi kho hàng, hãy thử nghiệm trên một khoảng diện tích nhỏ nhất định. Cách tốt nhất để làm điều này là đo bố cục được đề xuất và thiết lập chu vi, sau đó đi bộ kiểm tra xem các phần không gian bố trí như vậy đã thuận tiện chưa, nhất là các khu vực ở trên cao. Sau đó, ghi lại kết quả và thay đổi nếu có. Hãy thay đổi bất kỳ điều gì khiến bạn không hài lòng trước khi đi vào xây dựng kho hàng và sửa đổi một cách chính thức, bởi khi vận hành thật, những điều bất tiện trong bố trí kho hàng lúc này sẽ tốn chi phí sửa chữa rất lớn.
Đọc thêm: Tồn kho an toàn
Hệ thống quản lý kho hàng thông minh (WMS) – Giải pháp công nghệ tăng hiệu quả quản lý kho
Hệ thống quản lý kho (Warehouse Management System – WMS) là một phần mềm được phát triển để hỗ trợ việc quản lý kho hàng thông minh của doanh nghiệp. Điểm chung của các ứng dụng phần mềm này là được thiết kế để đơn giản hóa hoạt động quản lý kho và giúp chúng ta hoàn thành các công việc trong thời gian ngắn nhất với năng suất cao nhất có thể. Phần mềm quản lý kho là một trong những yếu tố quan trọng nhất hình thành nên kho hàng thông minh.
Một số chức năng cơ bản của hệ thống quản lý kho WMS:
- Thiết lập và quản lý danh mục hàng hóa vật tư
- Quản lý tồn kho theo vị trí, thùng, gói, bao, pallet
- Quản lý hàng hóa, vật tư theo lô, hạn sử dụng, tuổi hàng tồn kho
- Quản lý hàng hóa vật tư đồng thời nhiều đơn vị tính quy đổi
- Tính giá vốn hàng tồn kho theo nhiều phương pháp
- Quản lý định mức tồn kho
Nắm rõ và tuân thủ Quy trình quản lý kho chuẩn 4 bước sẽ đem lại nhiều lợi ích cho chính công ty của bạn.
Các thành phần của hệ thống WMS là gì?
1. Phần mềm WMS
Là phần mềm dùng để quản lý kho bao gồm các chức năng và các quy trình giúp cho việc quản lý kho dễ dàng hơn. Ngoài ra, WMS là một phần mềm có rất nhiều ứng dụng mở rộng với các chức năng bổ sung ngày càng được phát triển như hệ thống ERP.
2. IoT
Đây là thành phần hỗ trợ doanh nghiệp kết nối nhanh chóng các thông tin tại khu vực kho bãi theo thời gian thực.
3. Các thiết bị IoT
- Máy quét mã vạch QR code/máy đọc RFID: Đây là công nghệ cho phép nhận biết các đối tượng thông tin thông qua hệ thống thu phát sóng radio, nhận biết và nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến hoặc đọc các mã thông minh;
- Máy in mã vạch: Tùy thuộc vào mong muốn và chiến lược kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp mà phương pháp tạo mã vạch cho từng sản phẩm/lô sản phẩm là khác nhau. Mã vạch trên mỗi một sản phẩm/lô sản phẩm là tích hợp các thông tin về mã hàng, tên mặt hàng, đơn vị tính, nhà cung cấp, số series, nguồn gốc của chính sản phẩm/lô sản phẩm đó.
Giới thiệu 3S iWAREHOUSE – Giải pháp WMS được tin dùng bởi các doanh nghiệp lớn
3S iWAREHOUSE là giải pháp kho thông minh dành cho những bài toán quản lý kho phức tạp được xây dựng và phát triển bởi Công ty CP Công nghệ ITG. 3S iWAREHOUSE được triển khai dựa trên đặc thù doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các quy trình làm việc, yêu cầu quản lý kho vận khác nhau trong các tổ chức. Do đó, giải pháp có khả năng đi sâu giải quyết những bài toán đặc thù cũng như hỗ trợ chiến lược phát triển lâu dài của mỗi doanh nghiệp.
Phần mềm quản lý kho thông minh 3S iWAREHOUSE được ITG phát triển trên nền tảng công nghệ tiên tiến, sử dụng QR code/Barcode tích hợp cùng các thiết bị IoT. Giải pháp sẽ sử dụng máy Handy Terminal – loại máy quét mã nhỏ gọn cầm tay có khả năng đọc mã QR code/Barcode hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động nhập/xuất/kiểm kê kho. Thông tin ghi nhận từ máy Handy được đồng bộ với phần mềm 3S iWAREHOUSE, sẽ giúp lãnh đạo quản lý kho đơn giản – chính xác – toàn diện.
Giải pháp 3S iWAREHOUSE được ứng dụng tại nhiều doanh nghiệp lớn như: Sunhouse, Traphaco CNC, Goshi Thăng Long, Jager
Sử dụng giải pháp quản lý kho thông minh 3S iWAREHOUSE mang lại lợi ích gì?
Trong quá trình sản xuất thông tin và sản phẩm sẽ được mã hóa thành các mã QR code và được dán lên sản phẩm (Trong mã bao gồm các thông tin như: Mã sản phẩm, tên sản phẩm, số lượng sản phẩm/thùng Lô sản xuất, các bộ phận đã kiểm tra, sản phẩm đã qua các quy trình nào…).
Khi cần nhập kho hoặc xuất kho, nhân viên kho chỉ cần quét mã QR code/barcode trên sản phẩm bằng máy Handy Terminal. Thông tin về số lượng nhập/ xuất kho sẽ được máy Handy Terminal ghi nhận và tự động tạo phiếu xuất, nhập kho. Điều này giúp giảm bớt được thời gian và thao tác nhập liệu.
Đối với quy trình kiểm kê kho, chỉ cần quét mã QR code trên máy Handy, thông tin về số lượng các mã sản phẩm sẽ được ghi nhận và phần mềm sẽ tự động tạo thêm một phiếu kiểm kê kho để đối chiếu với tồn kho trên phần mềm.
Quản lý kho nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn, chính xác hơn.
Lợi ích của tích hợp module kho trên máy Handy Terminal
Sự kết hợp hoàn hảo giữa máy Handy Terminal và module kho trên phần mềm 3S ERP mang lại nhiều lợi ích tích cực cho khách hàng như:
- Tự động lập phiếu nhập/ xuất kho: khi quét mã QR code trên sản phẩm số lượng nhập/ xuất được tích vào máy và chuyển về phần mềm tự động tạo phiếu nhập kho/xuất kho tự động do đó giảm 50% thời gian nhập liệu, các thao tác nhập số liệu hạn chế tối đa các nhầm lẫn nghiệp vụ.
- Giảm 100% nhầm lẫn khi tạo phiếu nhập xuất hàng
- Quản lý tổng quan theo thời gian thực: cho phép các vị trí quản lý chủ chốt trong công ty có thể kiểm soát thông tin hàng hóa của công ty tại bất kỳ thời điểm nào
- Tiết kiệm thời gian: định vị được khu vực/vị trí của sản phẩm trong kho hàng, tiết kiệm thời gian trong việc lấy hàng hóa
- Chủ động trong sản xuất: cảnh báo khi các sản phẩm trong kho sắp hết. Tích hợp với bộ phận sản xuất, nhà cung cấp để chuẩn bị nguyên liệu cần thiết cho kế hoạch sản xuất
- Cho phép quản lý nhiều vị trí kho
- Kiểm soát kho nhanh chóng chính xác. Tránh thất thoát, gian lận hàng hóa
- Giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp, tăng hiệu quả vốn lưu động
- Kiểm kho ngay trên phần mềm hoặc đơn giản là bằng chiếc máy cầm tay Handy Terminal gọn nhẹ.
Bạn có biết, hàng hóa trong kho kho thường chiếm 40-50% tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp. Do đó quản lý kho hàng đặc biệt quan trọng, quản lý kho hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tăng vốn lưu động, hạn chế tồn kho và thất thoát. Vậy làm thế nào để quản lý kho hiệu quả? Bài viết “Nằm lòng những bí quyết để quản lý kho hàng thông minh hiệu quả, tránh thất thoát”sẽ giúp bạn tìm câu trả lời cho câu hỏi này.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn về những giải pháp kho thông minh phù hợp với doanh nghiệp của bạn: 092.6886.855