Lập lịch sản xuất nên được thực hiện ở ERP hay MES?
Lập lịch sản xuất là bài toán nan giải đối với các nhà quản lý, bởi chỉ cần “sai một ly” cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ giao hàng của doanh nghiệp. Trước thách thức này, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến ERP và MES để tối ưu hóa hiệu quả lập lịch sản xuất. Câu hỏi đặt ra giữa ERP và MES, đâu mới là ứng dụng phù hợp nhất cho nhiệm vụ lập lịch sản xuất dưới nhà máy?
Khác biệt giữa ERP và MES
ERP và MES là hai công cụ quen thuộc đối với các nhà quản lý sản xuất. Tuy nhiên, chức năng và nhiệm vụ của hai hệ thống này lại thường bị nhầm lẫn với nhau.
Một số quan điểm cho rằng, “ERP là công cụ toàn năng” có thể giải quyết mọi vấn đề của doanh nghiệp, kể cả việc lập lịch sản xuất. Doanh nghiệp nếu có nhu cầu lập lịch sản xuất bằng ERP chỉ cần triển khai hệ thống hoạch định doanh nghiệp tổng thể “kép” (ERP “lấn sân” một vài chức năng của MES) là được. Như vậy, chỉ với một phần mềm, doanh nghiệp đã có thể vừa quản lý toàn diện các bộ phận phòng ban, lại vừa nắm được chi tiết tình hình vận hành dưới phân xưởng.
Mặt khác, một số ý kiến lại khẳng định MES là công cụ được thiết kế riêng cho khu vực nhà máy, có khả năng kiểm soát chi tiết mọi hoạt động từ điều hành đến thực thi sản xuất, vì vậy, sử dụng hệ thống MES để lên lịch sản xuất sẽ hợp lý hơn.
Do đó, trước khi đến với đáp án cho câu hỏi “Lập lịch sản xuất nên được thực hiện ở ERP hay MES?”, người quản lý cần phải phân biệt rõ ràng chức năng và nhiệm vụ của hai hệ thống này, từ đó mới đưa ra được quyết định sử dụng chính xác, phù hợp.
Phần mềm ERP | Phần mềm MES | |
Khái niệm | ERP là phần mềm cho phép nhà quản lý điều hành và hoạch định các nguồn lực trong doanh nghiệp trên một nền tảng đồng bộ, giúp nhân sự tại các phòng ban khác nhau có thể sử dụng chung một nguồn dữ liệu, thay vì làm việc trên các phần mềm độc lập như trước đây. | MES là hệ thống điều hành và thực thi sản xuất, giúp nhà quản lý lập lịch sản xuất chính xác, thu thập dữ liệu, kiểm soát và vận hành sản xuất theo thời gian thực. Từ đó, đảm bảo các hoạt động sản xuất được thực hiện hiệu quả và cải thiện năng suất lao động. |
Phạm vi ứng dụng | Ứng dụng trong quản lý các giao dịch nghiệp vụ cốt lõi của doanh nghiệp (mua hàng, bán hàng, sản xuất, tài chính kế toán) – thường là khối văn phòng. | Ứng dụng vào quản lý hoạt động thực thi trong xưởng sản xuất từ kho đầu vào, chất lượng, sản xuất từng công đoạn, dây chuyền, kho đầu ra, xuất hàng. |
Đối tượng sử dụng | Dùng cho đối tượng văn phòng, các cán bộ, nhân viên nghiệp vụ, ban giám đốc,… | Dùng cho đối tượng trực tiếp vận hành, thực thi các hoạt động sản xuất (vận hành kho, kiểm soát chất lượng, sản xuất,…) |
Nền tảng công nghệ |
|
|
Các module chức năng |
|
|
Xem thêm: Phần mềm ERP có thay thế được MES trong doanh nghiệp sản xuất?
ERP và MES nằm ở đâu trong mô hình kiến trúc CNTT của doanh nghiệp sản xuất?
Cấu trúc tổ chức trong hầu hết các doanh nghiệp sản xuất hiện nay được phân chia làm 4 cấp độ:
- Tầng chiến lược: Là nơi ban lãnh đạo (giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, giám đốc công nghệ, giám đốc điều hành sản xuất,…) đưa ra các quyết định chiến lược cho doanh nghiệp.
- Tầng quản lý: Bao gồm các phòng ban quản lý quy trình nghiệp vụ cốt lõi trong doanh nghiệp (phòng kế hoạch, phòng mua hàng, phòng bán hàng, kế toán,…). Khi ban lãnh đạo đưa ra chiến lược, đây sẽ là nhóm đầu tiên tiếp nhận và chuyển hóa những chiến lược đó thành kế hoạch hành động, đảm bảo kế hoạch đạt được mục tiêu mà tầng quản lý đề ra.
- Tầng thực thi – vận hành: Gồm các phòng ban sản xuất, kho vận, quản lý chất lượng, có nhiệm vụ thực thi kế hoạch mà tầng quản lý đưa ra.
- Tầng nhà xưởng: Nơi máy móc, dây chuyền, thiết bị sẽ vận hành theo sự điều khiển của tầng thực thi sản xuất.
Trong đó, mỗi tầng nghiệp vụ sẽ có nhu cầu sử dụng phần mềm khác nhau nên việc quy hoạch kiến trục công nghệ thông tin cần được triển khai sao cho phù hợp với yêu cầu, chức năng của từng cấp độ.
Cụ thể, tại tầng chiến lược, ban lãnh đạo thường sử dụng các ứng dụng BI (Business Intelligence) để xem báo cáo quản trị. Những phòng ban nghiệp vụ cốt lõi thường sử dụng ERP (Enterprise Resource Planning). Bộ phận thực thi sản xuất sử dụng hệ thống MES (Manufacturing Execution System) để lên lịch sản xuất và giám sát chặt chẽ toàn bộ quy trình vận hành nhà máy từ nhập kho đầu vào, xuất cho sản xuất, nhập kho thành phẩm và xuất đi. Tại tầng nhà xưởng, các thiết bị IoT (PLC, cảm biến, đèn báo, thiết bị,…) được ứng dụng để thu thập thông tin và kết nối với các tầng hệ thống cao hơn, giúp chuyển đổi ngôn ngữ máy móc thành ngôn ngữ hệ thống và ngược lại, từ đó cho phép MES giao tiếp và nhận thông tin với tầng máy móc, dây chuyền, thiết bị,…
Xem thêm: Tại sao kết hợp giữa MES và phần mềm ERP là tiền đề để xây dựng nhà máy thông minh
Lập lịch sản xuất nên được thực hiện ở ERP hay MES?
Lập lịch sản xuất là quá trình tập trung vào các kế hoạch ngắn hạn, giúp tạo ra thời gian biểu chi tiết về trình tự thời gian cụ thể của các hoạt động sản xuất, có tính đến sự sẵn có, sự ràng buộc cũng như sự phụ thuộc của các nguồn lực (máy móc, nhân công, công cụ dụng cụ,…), từ đó sắp xếp thứ tự và phân bổ nguồn lực cho các nhiệm vụ cụ thể theo giờ, ngày, tháng hiệu quả.
ERP và MES: Đâu là công cụ phù hợp để lập lịch sản xuất?
Đa phần các doanh nghiệp sản xuất hiện nay do chưa hiểu rõ về khả năng cũng như phạm vi áp dụng của hai hệ thống ERP và MES, cộng thêm đơn vị triển khai chưa có nhiều kinh nghiệm đối với đặc thù lĩnh vực sản xuất nên thiết kế phần mềm không thể đáp ứng được nhu cầu lập lịch sản xuất của doanh nghiệp.
Thực tế, nếu quy hoạch theo đúng kiến trúc công nghệ thông tin thì công tác lập lịch sản xuất sẽ diễn ra ở tầng thực thi – vận hành. Sau khi bản kế hoạch sản xuất tổng thể (MPS) được bộ phận kế hoạch ở tầng quản lý gửi xuống nhà máy, khối sản xuất sẽ lên sắp xếp và phân bổ lịch sản xuất chi tiết đến từng nguồn lực.
Công cụ được sử dụng tại tầng thực thi – vận hành chính là MES. Phần mềm này sẽ giúp nhà quản lý tối ưu hóa tất cả các nguồn lực có trong nhà máy; sắp xếp lịch sản xuất tự động đến từng công đoạn,từng giờ, từng máy,… theo kế hoạch đề ra; đồng thời giám sát dữ liệu sản xuất theo thời gian thực.
- Chuyển đổi số hoạt động sản xuất với 5 module lõi: quản lý sản xuất, quản lý kho thông minh, quản lý chất lượng, quản lý thiết bị và bảo trì bảo dưỡng, OEE
- Giải quyết các bài toán cốt lõi trong sản xuất nhờ tích hợp các tính năng vượt trội: 3S SPS, 7 QC Tool, Smart-KPI
- Dễ dàng kết nối với các hệ thống sẵn có của doanh nghiệp: ERP, IoT…
- Thiết kế phù hợp với mô hình sản xuất Việt Nam và chi tiết theo đặc thù ngành
Vậy tại sao không phải là ERP?
Nhiều ý kiến cho rằng, một số phần mềm ERP cũng có chức năng quản trị sản xuất, vì vậy, thay vì phải triển khai thêm hệ thống MES ở dưới tầng vận hành – thực thi, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng ERP để tiến hành lập lịch sản xuất để tiết kiệm chi phí mà hiệu quả mang lại cũng tương đương.
Ý kiến này không hoàn toàn đúng. Về bản chất, module quản trị sản xuất của ERP chỉ có thể quản lý được thông tin chính của hoạt động sản xuất như: Tổng số lệnh sản xuất được thực hiện trong ngày, tổng nguồn lực tiêu tốn trong mỗi ca, số lượng nguyên vật liệu được sử dụng trong một kỳ sản xuất,… Còn những dữ liệu chi tiết hơn như: Mỗi giờ dây chuyền thứ nhất sản xuất được bao nhiêu thành phẩm, dây chuyền thứ hai sản xuất được bao nhiêu thành phẩm, dây chuyền nào còn dư công suất,… thì phần mềm ERP không thể thực hiện được.
Do hạn chế về khả năng thu thập dữ liệu theo thời gian thực nên khi sử dụng ERP để lập lịch sản xuất, doanh nghiệp sẽ khó điều chỉnh lịch phù hợp với diễn biến sản xuất tại hiện trường. Điều này dẫn đến các nguồn lực sẽ không được sử dụng tối ưu, nhà quản lý cũng không nắm được thông tin về các điểm tắc nghẽn và khó điều chỉnh lịch khi có lệnh sản xuất bổ sung,…
Lập lịch sản xuất là một nhiệm vụ quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng lực và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần chú tâm lựa chọn phần mềm phù hợp để lập lịch sản xuất. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, các anh chị quản lý và giám đốc nhà máy đã biết nên sử dụng phần mềm nào để lập lịch sản xuất. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp thêm, anh chị vui lòng liên hệ đến hotline 092.6886.855 để được các chuyên gia của ITG Technology hỗ trợ.