Nên chọn phần mềm lập kế hoạch sản xuất nào tốt? 3 Gợi ý phù hợp cho doanh nghiệp!

Phần mềm lập kế hoạch sản xuất là một giải pháp đột phá giúp doanh nghiệp chuyển đổi từ phương thức lập kế hoạch thủ công trên Excel hoặc sổ ghi chép sang quy trình tự động hóa hiện đại trên phần mềm để nâng cao hiệu quả và độ chính xác của kế hoạch. Dưới đây là thông tin chi tiết về hệ thống này và cách thức chọn giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp. 

Phần mềm lập kế hoạch sản xuất là gì?

Phần mềm lập kế hoạch sản xuất là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch và điều phối các hoạt động sản xuất một cách chính xác, linh hoạt. Trên thực tế, hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng phần mềm ERP để lập kế hoạch sản xuất sự tiện dụng và tính linh hoạt của hệ thống này.

Khác với phương thức truyền thống dựa trên kinh nghiệm và tính toán thủ công, phần mềm này sử dụng thuật toán tối ưu giúp doanh nghiệp lập kế hoạch chi tiết cho các hoạt động sản xuất dựa trên nguồn lực hiện có như nguyên vật liệu, nhân công, thiết bị và thời gian, nhằm đảm bảo các đơn hàng được hoàn thành đúng tiến độ với chi phí tối ưu nhất.

Phần mềm lập kế hoạch sản xuất là giải pháp chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp kiểm soát và điều phối sản xuất hiệu quả

Phần mềm lập kế hoạch sản xuất là giải pháp chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp kiểm soát và điều phối sản xuất hiệu quả

Với phần mềm lập kế hoạch sản xuất, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng các kịch bản sản xuất khác nhau và đánh giá hiệu quả của từng kịch bản. Điều này giúp doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu nhất, đảm bảo mục tiêu sản xuất được đặt ra.

Có thể bạn quan tâm: Phương pháp lập kế hoạch sản xuất theo đơn hàng

Các tính năng cần có của phần mềm lập kế hoạch sản xuất

Quản lý nhu cầu sản xuất

Hệ thống lập kế hoạch sản xuất cần có khả năng thu thập và tổng hợp đầy đủ dữ liệu từ tất cả các bộ phận liên quan đến hoạt động sản xuất như: Mua hàng, bán hàng, kho… giúp người dùng có những thông tin cần thiết về FC (Sale Forecast) – Dự báo tiêu thụ hàng hóa, PO (Purchase Order) – Đơn đặt hàng, DO (Delivery Order) – Lịch giao hàng, Số lượng tồn kho thành phẩm/bán thành phẩm… để lập kế hoạch chính xác, hiệu quả.

Hoạch định năng lực sản xuất tổng thể

Tính toán năng lực sản xuất tổng thể của nhà máy (con người, máy móc, công cụ dụng cụ…) để xác định các nguồn lực hiện tại có đáp ứng được nhu cầu sản xuất hay không. Trường hợp các nguồn lực không đủ khả năng đáp ứng đơn hàng, phần mềm sẽ đưa ra cảnh báo để người dùng sắp xếp thêm nguồn lực hoặc điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp (tăng ca, nhập thêm vật tư, tăng số lượng máy chạy…).

phần mềm lập kế hoạch sản xuất

Hoạch định năng lực sản xuất tổng thể là chức năng không thể thiếu của phần mềm lập kế hoạch sản xuất ERP

Tính toán nhu cầu nguyên vật liệu (MRP)

Một trong những điểm ưu việt của phần mềm lập kế hoạch sản xuất so với các phương thức thủ công là tính năng quản lý nhu cầu nguyên vật liệu tự động (MRP). Hệ thống có thể cung cấp thông tin chi tiết, kịp thời về số lượng nguyên vật liệu cần dùng cho sản xuất. Đồng thời đưa ra cảnh báo về mức tồn kho thành phẩm/bán thành phẩm/nguyên vật liệu và thời điểm cần nhập hàng giúp doanh nghiệp luôn chủ động và tránh được các rủi ro thiếu hụt nguyên liệu.

Tìm hiểu thêm: Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) là gì?

Lập kế hoạch chi tiết

Một quyết định sai trong khâu lập kế hoạch sản xuất cũng có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng như: Chậm tiến độ, lãng phí nguồn lực, giảm năng suất… Vì vậy, phần mềm lập kế hoạch sản xuất cần có tính năng lập kế hoạch sản xuất chính xác, tự động; giúp doanh nghiệp loại bỏ các tác vụ thủ công và dự đoán cảm tính.

Khả năng phân tích dữ liệu lịch sử cũng là một tính năng cần thiết để đảm bảo bộ phận kế hoạch cập nhật xu hướng thị trường và nhu cầu của doanh nghiệp tại từng thời điểm, từ đó tạo ra các kế hoạch sản xuất tối ưu. Từng công đoạn, từng sản phẩm được dự báo chính xác về thời gian, nguồn lực và chi phí sẽ là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp lập kế hoạch chủ động và linh hoạt trong mọi tình huống.

Báo cáo và phân tích trực quan

Phân tích – Báo cáo là tính năng không thể thiếu trong một phần mềm lập kế hoạch sản xuất. Tính năng này cung cấp cho người dùng cái nhìn toàn diện về tất cả các giai đoạn trong sản xuất, từ hiệu suất của máy móc thiết bị, năng lực nhân sự, tỷ lệ hoàn thành đơn hàng đến dự báo xu hướng sản xuất… Nhờ đó, các nhà quản lý có thể ra quyết định nhanh chóng, chính xác hơn và có những đề xuất cải tiến phù hợp nhằm tối ưu hóa hoạt động sản xuất.

Xem thêm: Lập kế hoạch sản xuất trong phần mềm ERP

Khả năng phân tích và báo cáo trực quan là tính năng cần thiết đối với phần mềm lập kế hoạch sản xuất

Khả năng phân tích và báo cáo trực quan là tính năng cần thiết đối với phần mềm lập kế hoạch sản xuất

Lợi ích khi sử dụng hệ thống lập kế hoạch sản xuất

Lập kế hoạch sản xuất trên phần mềm mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

  • Tối ưu nguồn lực: Hệ thống cung cấp các chức năng cần thiết giúp doanh nghiệp phân bổ nhân công, máy móc và nguyên vật liệu thông minh hơn. Thông qua việc phân tích dữ liệu lịch sử và xu hướng, phần mềm có thể dự báo nhu cầu chính xác và đề xuất giải pháp tối ưu.
  • Tiết kiệm thời gian: Nhờ có sự hỗ trợ của phần mềm, doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể thời gian thu thập thông tin từ các phòng ban. Bên cạnh đó, phần mềm còn hỗ trợ tính toán và lập kế hoạch sản xuất theo các điều kiện ưu tiên, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian xây dựng kế hoạch.
  • Nâng cao hiệu quả sản xuất: Thông qua các báo cáo trực quan hóa, nhà quản lý có thể nhanh chóng phát hiện các điểm nghẽn trong quy trình và sự phân bổ nguồn lực không phù hợp, từ đó đưa ra phương án giải quyết phù hợp.
  • Giảm thiểu chi phí: Việc quản lý chính xác nguyên vật liệu, dự báo nhu cầu và tối ưu hóa kế hoạch sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể, từ việc giảm lượng tồn kho không cần thiết cho đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tiêu chí lựa chọn phần mềm lập kế hoạch sản xuất phù hợp

Mặc dù việc sử dụng phần mềm để lập kế hoạch sản xuất cho nhà máy mang lại rất nhiều giá trị thiết thực, nhưng không phải tất cả phần mềm đều có thể đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp. Việc lựa chọn phần mềm lập kế hoạch sản xuất cần được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố để mang lại hiệu quả cao nhất.

Một số tiêu chí quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm khi lựa chọn phần mềm lập kế hoạch sản xuất gồm:

Một số tiêu chí quan trọng khi chọn phần mềm lập kế hoạch sản xuất cho nhà máy

Một số tiêu chí quan trọng khi chọn phần mềm lập kế hoạch sản xuất cho nhà máy

Nên chọn phần mềm lập kế hoạch sản xuất có khả năng tùy biến cao

Mỗi doanh nghiệp đều có những đặc thù riêng trong quy trình sản xuất. Do đó, khả năng tùy biến trở thành một trong những yếu tố then chốt cần quan tâm khi doanh nghiệp chọn mua phần mềm lập kế hoạch sản xuất. Thông thường, các hệ thống có khả năng điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với quy trình đặc thù của doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao hơn.

Khả năng tích hợp

Phần mềm lập kế hoạch sản xuất sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi tích hợp liền mạch với các hệ thống quản trị khác như: Phần mềm quản lý kho, bán hàng, mua hàng, MES… Điều này đảm bảo dữ liệu luôn được đồng bộ, tạo ra hệ thống quản lý tổng thể, không có rào cản và đứt gãy thông tin.

Giao diện thân thiện với người dùng

Giao diện phức tạp có thể trở thành rào cản đối với người sử dụng. Vậy nên, một phần mềm có giao diện trực quan, dễ sử dụng nên được ưu tiên hơn. Phần mềm có giao diện dễ sử dụng sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian và chi phí đào tạo nhân sự, đồng thời giúp nhân viên dễ dàng tiếp nhận hệ thống hơn.

Mức độ hỗ trợ của nhà cung cấp

Chất lượng của dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật nhiều khi quan trọng không kém chính phần mềm. Việc có thể tiếp cận hỗ trợ nhanh chóng, giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách hiệu quả sẽ giảm thiểu rủi ro gián đoạn sản xuất và mang lại trải nghiệm sử dụng tốt nhất cho doanh nghiệp. Đối với phần mềm lập kế hoạch sản xuất của nước ngoài, việc hỗ trợ kỹ thuật sẽ gặp hạn chế hơn do khoảng cách địa lý và khác biệt múi giờ.

Top 3 phần mềm lập kế hoạch sản xuất tốt nhất hiện nay

Lập kế hoạch sản xuất nhanh chóng hơn với phần mềm 3S ERP

Lập kế hoạch sản xuất bằng phần mềm ERP đang là xu hướng được nhiều doanh nghiệp áp dụng để nâng cao hiệu quả quản lý và điều phối hoạt động sản xuất. 3S ERP chính là một trong những hệ thống ERP có khả năng lập kế hoạch sản xuất chuyên nghiệp tiêu biểu hiện nay.

phần mềm lập kế hoạch sản xuất

3S ERP có thể liên kết dòng chảy dữ liệu giữa MDS và MRP

Khác với các hệ thống lập kế hoạch sản xuất thông thường, 3S ERP cung cấp cho người dùng một giải pháp tổng thể bao gồm 6 module chức năng lõi và 3 module mở rộng. Trong đó, lập kế hoạch sản xuất là một tính năng quan trọng nằm trong module quản trị sản xuất của phần mềm.

3S ERP sở hữu đầy đủ các tính năng cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập kế hoạch sản xuất hiệu quả gồm:

  • Quản lý nhu cầu sản xuất (MDS)
  • Quản lý nhu cầu nguyên vật liệu (MRP)
  • Hoạch định năng lực sản xuất tổng thể (PP)
  • Lập kế hoạch sản xuất tổng thể (MPS)

Bên cạnh đó, hệ thống còn có thể kết nối dữ liệu liền mạch với các phân hệ khác như mua hàng, bán hàng, kho, tài chính kế toán… giúp nhà quản trị theo dõi chặt chẽ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động lập kế hoạch sản xuất và dự đoán nhu cầu chính xác hơn.

Đặc biệt, điểm làm nên sự khác biệt của phần mềm là chức năng trục kế hoạch sản xuất 3S SPS có khả năng liên kết dòng chảy trực tiếp giữa ERP và MES, giúp người dùng sắp xếp tối ưu các điều kiện sản xuất hiệu quả để cân bằng giữa nhu cầu và năng lực, từ đó giải quyết triệt để bài toán lập kế hoạch và lên lịch sản xuất.

phần mềm lập kế hoạch sản xuất

3S ERP cung cấp dữ liệu đầu vào hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình lập lịch sản xuất sau đó

SAP Production Planning (SAP PP)

SAP cũng là một trong những hệ thống ERP được sử dụng phổ biến để lập kế hoạch sản xuất. SAP PP (Production Planning) là module cốt lõi của hệ thống SAP ERP, tập trung vào việc quản lý các quy trình sản xuất trong doanh nghiệp, lập kế hoạch nhu cầu và kế hoạch sản xuất chi tiết.

Phần mềm phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn và tập đoàn đa quốc gia do chi phí triển khai lớn. Ngoài ra, cấu trúc của hệ thống khá phức tạp, do đó, việc triển khai thường tốn khá nhiều thời gian.

phần mềm lập kế hoạch sản xuất

SAP Production Planning

Phần mềm Netsuite

Phần mềm quản lý sản xuất NetSuite là một phần của bộ ứng dụng ERP NetSuite tích hợp. Thông qua việc tự động hóa các quy trình cốt lõi và cung cấp thông tin chi tiết về hàng tồn kho, hoạt động mua hàng, bán hàng… phần mềm hỗ trợ các doanh nghiệp tạo và cập nhật kế hoạch sản xuất nhanh chóng, đáp ứng các điều kiện phức tạp trong nhà máy.

Có thể thấy, phần mềm lập kế hoạch sản xuất chính là “cánh tay đắc lực” giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất chính xác dựa trên nhu cầu và năng lực thực tế. Nếu doanh nghiệp của bạn cũng đang quan tâm đến phần mềm này, hãy liên hệ ngay đến hotline 092.6886.855 để được các chuyên gia của ITG hỗ trợ tư vấn giải pháp phù hợp nhất.

Đăng ký tư vấn 3s erp
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng