Phần mềm ERP nội và ERP ngoại – Đâu là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp Việt?

Doanh nghiệp Việt nên triển khai phần mềm ERP nội hay ERP ngoại? Cùng phân tích sâu về chi phí, khả năng tùy biến và hỗ trợ kỹ thuật của hai loại hình này trong bài viết để ra quyết định phù hợp.

Phân biệt khái niệm ERP nội và ERP ngoại

Dựa theo đơn vị phát triển phần mềm, phần mềm ERP được chia làm hai loại chính là ERP nội và ERP ngoại:

erp nội và erp ngoại

Phần mềm ERP có hai loại chính là ERP nội địa do công ty phần mềm Việt Nam phát triển và ERP quốc tế do công ty nước ngoài cung cấp

ERP nội (Phần mềm ERP Việt Nam)

ERP nội là các phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp được xây dựng và phát triển bởi các công ty công nghệ trong nước (ví dụ: ITG Technology). Những giải pháp này thường được phát triển phù hợp với quy trình sản xuất, kế toán, thuế và các đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam.

ERP ngoại (Giải pháp ERP nước ngoài)

ERP ngoại là hệ thống ERP được phát triển bởi các nhà cung cấp quốc tế như SAP, Oracle, Microsoft Dynamics, Infor,… Những phần mềm này đã có mặt tại nhiều quốc gia, thường hướng tới quy mô doanh nghiệp lớn hoặc tập đoàn đa quốc gia với quy trình chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế.

Ưu nhược điểm của phần mềm ERP nội

Ưu điểm của giải pháp ERP nội

  • Chi phí đầu tư hợp lý

So với ERP ngoại, giải pháp ERP được xây dựng bởi các đơn vị cung cấp ERP trong nước thường có chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn nhiều, chỉ bằng một phần của giải pháp ngoại. Ngoài ra, chi phí bảo trì, nâng cấp và đào tạo cũng phù hợp hơn với ngân sách của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

  • Phù hợp với quy định kế toán trong nước

Phân hệ tài chính kế toán là một trong những phân hệ quan trọng nhất của phần mềm ERP, đảm nhận vai trò hạch toán các nghiệp vụ phát sinh và in ra các sổ sách báo cáo theo đúng chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam.

Một ưu điểm nổi bật của hệ thống ERP nội là được thiết kế tuân thủ các quy định kế toán hiện hành của Việt Nam, giúp doanh nghiệp dễ dàng đáp ứng yêu cầu của cơ quan nhà nước.

  • Khả năng tùy biến cao

Do hiểu rõ đặc thù và môi trường kinh doanh trong nước, các nhà cung cấp giải pháp ERP Việt Nam có thể dễ dàng điều chỉnh chức năng, giao diện của hệ thống và xử lý thông tin theo quy trình riêng của từng doanh nghiệp.

  • Hỗ trợ nhanh chóng

Do cùng múi giờ, cùng ngôn ngữ, nên doanh nghiệp triển khai phần mềm ERP nội sẽ nhận được hỗ trợ kỹ thuật nhanh chóng và không gặp rào cản ngôn ngữ khi trao đổi.

erp nội và erp ngoại

Phần mềm ERP Việt Nam phù hợp nhu cầu đặc thù của doanh nghiệp nội địa

Nhược điểm của hệ thống ERP nội

Nhược điểm của ERP nội là việc triển khai thành công phụ thuộc phần lớn vào nhà cung cấp. Một số doanh nghiệp cung cấp phần mềm ERP trong nước chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai thực tế, đặc biệt là cho những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù. Do đó, quá trình triển khai thường tốn nhiều thời gian và có rủi ro cao. 

Chính vì vậy, doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn những nhà cung cấp uy tín, có nhiều kinh nghiệm triển khai phần mềm cho các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực để đảm bảo tính thành công của dự án.

Xem thêm: Các công ty cung cấp phần mềm ERP tốt nhất Việt Nam

Ưu nhược điểm của phần mềm ERP ngoại

Ưu điểm của ERP ngoại

  • Chuẩn hóa quy trình theo thông lệ quốc tế

Hệ thống ERP nước ngoài thường được thiết kế theo chuẩn mực quốc tế chung, hỗ trợ doanh nghiệp vận hành chuyên nghiệp, minh bạch và dễ dàng mở rộng ra thị trường quốc tế.

  • Tính năng toàn diện và chuyên sâu

Các phần mềm ERP ngoại thường được phát triển bởi các công ty có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường quốc tế. Do đó, những phần mềm này thường sở hữu các module và tính năng rất đầy đủ, bao quát nhiều nghiệp vụ phức tạp của doanh nghiệp, đồng thời có các giải pháp chuyên sâu cho từng ngành nghề cụ thể.

  • Uy tín và độ tin cậy cao

Các phần mềm ERP từ các nhà cung cấp uy tín trên thế giới thường đã được kiểm chứng qua nhiều dự án triển khai thành công ở các doanh nghiệp lớn nên có độ tin cậy cao hơn về hiệu suất và tính ổn định.

  • Bảo mật và hiệu năng cao

Hệ thống ERP quốc tế thường có khả năng bảo mật tốt, được cập nhật và kiểm thử nghiêm ngặt, phù hợp với các doanh nghiệp lớn có yêu cầu cao về an toàn dữ liệu.

erp nội và erp ngoại

Hệ thống ERP nước ngoài có tính chuẩn hóa cao

Nhược điểm của phần mềm ERP nước ngoài

  • Chi phí đầu tư rất cao

Chi phí đầu tư ban đầu cho phần mềm ERP ngoại khá cao. Ngoài chi phí mua bản quyền phần mềm, doanh nghiệp còn phải chi trả thêm các khoản phí thuê tư vấn, triển khai và đào tạo vận hành ERP… Tổng chi phí đầu tư có thể lên đến hàng triệu USD, vượt quá khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

  • Chưa tương thích với chuẩn mực kế toán của Việt Nam

Module tài chính kế toán của ERP ngoại được thiết kế tuân thủ theo chuẩn mực kế toán chung trên thế giới. Do đó, một vài nghiệp vụ như: Kế toán thuế, kết chuyển, phân bổ chi phí, xác định kết quả kinh doanh… ở phân hệ kế toán ngoại thường không tương thích với chuẩn mực kế toán Việt Nam, gây khó khăn cho doanh nghiệp lập báo cáo tài chính theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, sự ra đời liên tục của các thông tư, quyết định, về chế độ kế toán cũng ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp áp dụng giải pháp ERP ngoại.

  • Hạn chế về dịch vụ hỗ trợ

Việc giao tiếp và làm việc với đội ngũ triển khai và hỗ trợ nước ngoài có thể gặp khó khăn do khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa. Tài liệu hướng dẫn và giao diện phần mềm đôi khi cũng chưa được Việt hóa tốt.

Xem thêm: Giá phần mềm ERP bao nhiêu? Các yếu tố cấu thành nên giá phần mềm ERP

Nên chọn phần mềm ERP nội hay ERP ngoại?

Nếu doanh nghiệp bạn đang phân vân giữa ERP nội và ERP ngoại, hãy tham khảo bảng so sánh chi tiết phần mềm ERP nội và ERP ngoại dưới đây để có lựa chọn chính xác:

Tiêu chí ERP nội (doanh nghiệp Việt phát triển) ERP ngoại (các hãng nước ngoài cung cấp)
Ngôn ngữ Tiếng Việt (có thể hỗ trợ thêm tiếng Anh, Trung, Nhật… tùy nhà cung cấp) Chủ yếu là tiếng Anh (có bản Việt hóa)
Chi phí đầu tư Hợp lý. Phù hợp với quy mô của doanh nghiệp Việt Nam Cao. Thường áp dụng cho tập đoàn lớn
Thời gian triển khai Trung bình từ 3 – 6 tháng tùy thuộc vào độ phức tạp của hệ thống Trung bình từ 6-18 tháng tùy thuộc vào độ phức tạp của hệ thống
Khả năng tùy biến Dễ dàng tùy biến theo yêu cầu thực tế và đặc thù của doanh nghiệp Chuẩn hóa nên có thể thiếu linh hoạt khi triển khai cho các doanh nghiệp Việt Nam
Tính chuẩn hóa Bản địa hóa, phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam Chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế
Hỗ trợ kỹ thuật Nhanh chóng, hỗ trợ kỹ thuật tại chỗ Chậm, thường do đại lý hoặc đối tác phụ trách hỗ trợ
Nghiệp vụ kế toán Chuẩn hóa theo quy định kế toán Việt Nam hiện hành Một số nghiệp vụ chưa tương thích với chuẩn mực kế toán Việt Nam

Từ bảng so sánh trên, có thể thấy rằng, ERP nội địa là giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp:

  • Có quy mô vừa và nhỏ, cần tối ưu chi phí đầu tư
  • Cần triển khai nhanh, yêu cầu hệ thống dễ vận hành
  • Cần hệ thống linh hoạt, dễ dàng tùy biến theo đặc thù ngành (cơ khí, điện tử, dược phẩm, thực phẩm, đúc nhựa,…) hoặc quy trình đang có sẵn.
  • Mong muốn đội ngũ hỗ trợ sát sao, phản hồi nhanh khi có vấn đề phát sinh. 
  • Có kế hoạch mở rộng từ từ, ưu tiên bài toán hiệu quả trước, mở rộng sau.

Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm một giải pháp ERP nội có thể quản lý toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh, hãy cân nhắc phần mềm 3S ERP của ITG Technology. Đây là phần mềm ERP tổng thể, có khả năng kết nối toàn bộ quy trình tác nghiệp lõi từ tài chính kế toán, mua hàng, bán hàng, đến kho, sản xuất… giúp doanh nghiệp dễ dàng hoạch định và tối ưu các nguồn lực quan trọng như: Tài chính, Con người, Nguyên vật liệu, Máy móc thiết bị, Nhà xưởng.

3S ERP nằm trong hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện của ITG. Vì vậy, hệ thống có thể tích hợp linh hoạt với các phần mềm khác trong hệ sinh thái như: MES, QMS, WMS, MMS, OEE, EMS… tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp ở từng giai đoạn.

Đặc biệt, hệ thống này còn được thiết kế thành các bộ giải pháp chuyên ngành, đúc kết nhiều Kiến thức và Kinh nghiệm tối ưu theo từng ngành nghề (Điện tử, cơ khí chế tạo, đúc nhựa, bao bì, dược phẩm, phân phối bán lẻ,…) giúp giảm thiểu thời gian và chi phí tùy chỉnh, đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh nhờ áp dụng các thông lệ tiên tiến nhất của ngành.

<strong>Số hóa quy trình & Thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp bạn với 3S ERP</strong>

Số hóa quy trình & Thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp bạn với 3S ERP

- Giải pháp được thiết kế chuyên sâu theo đặc thù ngành: Điện tử, Cơ khí chế tạo, Dược phẩm, Bao bì, Phân phối, Bán lẻ…
- Dễ dàng tích hợp với các hệ thống phần mềm khác
- Hơn 1000 doanh nghiệp tin dùng. Đã triển khai thành công cho nhiều DN sản xuất lớn, FDI Nhật Bản, Hàn Quốc
- Đội ngũ chuyên gia hàng đầu tư vấn 1:1 từ chiến lược đến thực thi

Đối với giải pháp ERP nước ngoài, các doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn nếu:

  • Là tập đoàn lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, định hướng phát triển hướng đến toàn cầu hóa
  • Hoạt động tại nhiều quốc gia, cần quản lý nhiều đơn vị thành viên hoặc chuỗi cung ứng phức tạp.
  • Có quy trình quản trị đã chuẩn hóa và sẵn sàng tái cấu trúc để thích ứng với hệ thống.
  • Sở hữu đội ngũ IT nội bộ mạnh, có khả năng quản lý hệ thống lớn.
  • Sẵn sàng chấp nhận thời gian triển khai kéo dài và sự hỗ trợ qua đối tác trung gian.

Như vậy, không có câu trả lời chung cho mọi doanh nghiệp. Việc lựa chọn phần mềm ERP nội và ERP ngoại phụ thuộc vào chiến lược phát triển, đặc thù doanh nghiệp, ngân sách, quy mô, mục tiêu tăng trưởng và năng lực nội bộ. Dù lựa chọn giải pháp nào, điều quan trọng là doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu triển khai, quy trình nội bộ và chuẩn bị nhân sự để đảm bảo thành công trong quá trình chuyển đổi số. Đừng chọn ERP vì “thương hiệu lớn”, hãy chọn vì nó phù hợp và đem lại hiệu quả thực tiễn.

Đăng ký tư vấn 3s erp
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng