SKU là gì? Tại sao cần mã hóa hàng hóa trong kho theo SKU để dễ tìm, dễ lấy
Là một người quản lý kho hẳn bạn quen thuộc với khái niệm SKU là gì. SKU là một dãy số lưu trữ thông tin sản phẩm nhằm mục đích dễ theo dõi hàng hóa dễ dàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên bạn có biết SKU cụ thể gồm những thông tin gì? Và làm như thế nào để đặt mã SKU dễ nhớ, dễ hiểu? Hãy cùng ITG Technology khám phá qua bài viết dưới đây nhé.
SKU là gì?
SKU là viết tắt của Stock Keeping Unit hay còn được gọi là “đơn vị lưu kho”, là một dạng quy ước nhằm phân loại mặt hàng để bán và được ứng dụng rộng rãi trong quản lý hàng tồn kho. Theo cách nói thông thường, nó còn được gọi là mã mặt hàng, ID mặt hàng, số mặt hàng, v.v. SKU là phiên bản rút gọn của mô tả mặt hàng và do đó chúng phổ biến hơn vì mô tả mặt hàng có xu hướng dài hơn.
Theo đó các mặt hàng sẽ được đính kèm mọi thông số, thuộc tính liên quan cũng như các loại item liên quan để phân loại so với các mặt hàng khác. Các thông tin thường được doanh nghiệp lựa chọn đính kèm bao gồm: nhà sản xuất, mô tả, vật liệu, kích thước, màu sắc, bao bì, và các điều khoản bảo hành. Sau đó, khi một doanh nghiệp tiến hành kiểm kê hàng tồn kho, mọi thông tin sẽ được hiển thị kèm các số SKU.
Ứng dụng tiêu chuẩn 5S trong quản lý kho, sắp xếp hàng hóa giúp nhà kho hàng của bạn luôn ngăn nắp, sạch sẽ và có tổ chức.
Doanh nghiệp cần lưu ý, SKU cũng dùng để chỉ một định danh duy nhất hoặc một đoạn mã tương ứng đơn vị lưu kho hàng hóa cụ thể. Do vậy, khi doanh nghiệp nhập hàng vào kho, có thể chọn duy trì SKU của nhà cung cấp hoặc tạo mã SKU cho riêng mình.
Một ví dụ về cách đặt mã hàng theo SKU
Tại sao ứng dụng SKU được ứng dụng nhiều trong quản lý kho?
SKU là công cụ được sử dụng từ lâu trên toàn thế giới trong việc quản lý hàng hóa tồn kho. SKU đang ngày càng chứng minh được hiệu quả rõ rệt hơn, bất chấp sự phát triển của mã vạch. Ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn SKU vì những nguyên nhân sau:
- SKU có chứa những ký hiệu riêng biệt cả chữ và số cho từng danh mục sản phẩm. Từ đây, doanh nghiệp có thể sắp xếp những mặt hàng có tính chất giống nhau ở gần nhau hơn, phục vụ công việc xuất hàng hóa đơn giản hơn.
- Với các mã SKU, ngày nay, thay vì ghi chép thông tin sản phẩm, doanh nghiệp có thể ghi nhận mã sản phẩm một cách nhanh chóng.
- Doanh nghiệp không bị giới hạn về số lượng SKU cho dù danh mục hàng hóa có mở rộng tới đâu.
- Trên hết, việc đọc thông tin trên SKU là vô cùng dễ dàng. Bạn có thể nhận biết loại sản phẩm qua ký tự và dễ dàng đọc chúng mà không cần sử dụng các máy quét mã vạch như Barcode hay QR code.
Đối với nhiều doanh nghiệp, bài toán về việc quản lý kho là một bài toán khó, để kiểm soát lượng tiền đọng trong hàng tồn, kiểm tra hàng tồn trong kho. ITG Technology chia sẻ tới bạn “bí kíp” quản lý kho hiệu quả qua bài viết: Nằm lòng bí quyết quản lý kho hiệu quả, tránh thất thoát.
Nguyên tắc đặt mã SKU dễ nhớ, dễ hiểu
Đố với các sản phẩm mua từ nhà cung cấp nhưng không có số SKU hoặc công ty tự sản xuất sản phẩm, thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo các mã SKU của riêng mình. Việc thiết lập các mã SKU dễ nhớ, dễ hiểu sẽ đem lại nhiều lợi ích, đặc biệt nếu như doanh nghiệp đang cạnh tranh với các nhà bán lẻ trực tuyến khác và có các hệ thống định giá khác nhau.
Thông thường một mã SKU của sản phẩm có thể bao gồm gồm những yếu tố sau:
- Mầu sắc
- Kích thước/Kích cỡ
- Nhà sản xuất – Thương hiệu
- Mô tả ngắn về sản phẩm: chất liệu, hình dáng
- Ngày mua hàng
- Kho lưu trữ
Ví dụ về cách đặt tên một mã SKU cho sản phẩm là chiếc quần jean Gucci đen cỡ vừa như sau: BLK-MED-G123-GUC
Cụ thể:
- Dấu gạch ngang được sử dụng để phân tách thông tin cụ thể về sản phẩm
- BLK đề cập đến màu sắc của sản phẩm (Đen)
- MED đề cập đến kích thước của sản phẩm (Trung bình)
- G123 đề cập đến số kiểu máy do nhà sản xuất cung cấp
- GUC đề cập đến thương hiệu của sản phẩm
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú ý những vấn đề sau:
- Sử dụng dãy số ngắn gọn: SKU giới hạn 32 ký tự trở xuống để cùng một dữ liệu phù hợp với tất cả các hệ thống;
- Mỗi số SKU đều có những dấu hiệu riêng: Doanh nghiệp không được sử dụng lại SKU từ các mùa trước, năm trước;
- Không bắt đầu bằng số 0: Điều này đặc biệt đúng, nhất là khi doanh nghiệp sử dụng excel để quản lý các mã SKU. Bởi theo quy ước của bảng tính trên, nếu ký tự đầu tiên là 0, hệ thống sẽ xóa đi và có thể gây ra sự cố nhầm lẫn;
- Làm cho SKU đơn giản hóa: Hãy sử dụng các số và chữ in hoa với các dấu phân cách để làm cho mã SKU của bạn trở nên dễ hiểu và đơn giản hơn;
Kiến thức về quản lý kho
- Robot cộng tác được ứng dụng trong kho hàng 4.0
- Hệ thống AS/RS trong quản lý kho hàng đem hiệu quả cao
- Xe tự hành – Giải pháp hoàn hảo trong kho hàng 4.0
- Phần mềm quản lý kho ứng dụng cho doanh nghiệp vừa và lớn
- WMS là gì? Vai trò hệ thống quản lý kho hàng
- Quản trị hàng tồn kho theo cách hoàn toàn mới với phần mềm quản lý kho
- Quản lý hàng tồn kho – Cách kiểm soát Bullwhip Effect
- Hệ thống kéo Pull System trong quản lý hàng tồn kho
- Giảm tồn kho tối đa với nguyên tắc Just in time
- Cách bố trí kho hàng & thiết kế đem lại hiệu quả cao
Kết luận
Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu SKU là gì. Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp, mỗi lĩnh vực sẽ có những cách thức quản lý kho và tổ chức xây dựng doanh nghiệp khác biệt. Do đó, quy ước thiết kế mã SKU là không giống nhau. Doanh nghiệp có thể được tư vấn thêm các thông tin về quản lý kho thông minh, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua hotline: 092.6886.855