bài Viết

Giảm tồn kho tối đa với nguyên tắc Just in time (JIT)

09/09/2022

Bạn có biết rằng bạn có thể mất tiền vì giữ giữ hàng tồn kho dư thừa hoặc lỗi thời không? Đó là lý do tại sao nhiều công ty đã áp dụng nguyên tắc Just In Time (JIT). JIT được Toyota đưa hệ thống sản xuất ô tô của họ vào những năm 1970. Kể từ đó, các công ty như Apple, Motorola và Kellog’s đã áp dụng quy trình này.

giam ton kho voi nguyen tac just in time - Giảm tồn kho tối đa với nguyên tắc Just in time (JIT)

Nguyên tắc JIT là gì?

Just In Time (JIT) là một trong những nguyên tắc trụ cột của nền sản xuất hiện đại. Hàm ý của nguyên tắc JIT đó là: “Đúng sản phẩm – đúng số lượng – đúng nơi – đúng thời điểm”.

Theo đó, các luồng nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm được lưu hành trong quá trình sản xuất cũng như phân phối sẽ được thiết lập kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn cụ thể. Sao cho quy trình tiếp theo có thể được thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Điều này nhằm đảm bảo chuyền sản xuất sẽ luôn được duy trì liên tục.

Bên cạnh đó, JIT là hình thức quản lý dựa trên những nỗ lực cải tiến không ngừng nhằm giảm thiểu tối đa sự lãng phí trong mọi bộ phận của doanh nghiệp. Nghĩa là các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất/cung ứng dịch vụ sẽ bị loại bỏ. Như vậy, hệ thống chỉ tập trung sản xuất ra những hàng hóa hay cung ứng những dịch vụ mà khách hàng muốn.

ứng dụng nguyên tắc JIT trong quản lý kho và trong sản xuất có chung các nguyên tắc cơ bản – chỉ sản xuất hoặc nhận sản phẩm vào thời điểm cần thiết.

Xem chi tiết bài viết: Cẩm nang xây dựng hệ thống quản lý hàng tồn kho

Nhiều công ty chỉ sản xuất hoặc thêm sản phẩm đó vào kho khi nhận được đơn đặt hàng mới từ khách hàng. Ví dụ, đối với một nhà sản xuất ô tô, các bộ phận như ghế ngồi sẽ đến vào thời điểm mà công nhân đã sẵn sàng để bắt vít vào vị trí. Apple giữ cho lượng thiết bị điện tử đắt tiền tồn kho ở mức thấp. Các nhà sản xuất thực phẩm như Kellogg’s cũng tuân theo một kỷ luật tương tự, liên tục cung cấp nguyên liệu thô vào sản xuất.

just in time

Ứng dụng JIT giúp giảm hàng tồn kho như thế nào?

Để áp dụng nguyên tắc JIT doanh nghiệp cần đảm bảo dòng hàng (đầu vào và đầu ra) phải liên tiếp, không được phép đứt quãng. Điều này được thực hiện dựa trên việc dự báo nhu cầu sản xuất được thực hiện liên tục 24/7. Với lượng hàng hóa được sản xuất dựa trên các kế hoạch được tính toán kĩ càng, doanh nghiệp sẽ không còn phải lo lắng với vấn đề tồn kho quá lớn, gây ảnh hưởng lợi nhuận.

Cũng trong các khu vực kho vận, mọi hàng hóa đều phải sẵn sàng cho việc xuất kho (phục vụ việc sản xuất cũng như vận chuyển cho khách hàng). Do đó, từng lô bán thành phẩm hay hàng hóa sẽ được phân bổ một cách khoa học theo quy trình sản xuất từng công đoạn. Điều này vừa giúp tăng diện tích kho bãi dự trữ, vừa đảm bảo hàng hóa luôn sẵn sàng. Giảm đầu tư vào hàng tồn kho cũng góp phần giải phóng dòng tiền cho các bộ phận khác của doanh nghiệp.

Đặc trưng quan trọng của mô hình JIT là thiết lập những lô hàng nhỏ, nhờ vậy, việc lưu trữ trong khu vực kho rộng lớn cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Bạn có biết: Nếu hàng tồn kho quá nhiều doanh nghiệp sẽ phải chi trả các chi phí lưu kho, chi phí quản lý hoặc thậm chí chi phí bảo quản sản phẩm và tồn đọng vốn, nếu hàng tồn quá ít sẽ có thể không đáp ứng được hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đó là lý do việc quản lý kho đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý kho? Mời bạn đón đọc bài viết: Nằm lòng bí quyết quản lý kho hàng thông minh, hiệu quả, tránh thất thoát để tìm câu trả lời nhé.

Những lưu ý khi doanh nghiệp ứng dụng JIT

Việc triển khai nguyên tắc JIT trong kho vận của doanh nghiệp bạn có thể chứa đựng những rủi ro liên quan đến tiến độ hoạt động. Bởi chỉ cần một mắt xích trong chuỗi cung ứng (khu vực sản xuất hay kho lưu trữ hàng hóa) có vấn đề, toàn bộ hệ thống sản xuất sẽ phải ngừng trệ. Do vậy, để ứng dụng JIT hiệu quả thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp của bạn có hoạt động sản xuất ổn định, mang tính chất lặp đi lặp lại: Bởi nguyên tắc JIT có đặc trưng là chia nhỏ những lô hàng. Do đó yêu cầu quy mô sản xuất phải tương đối giống nhau cũng như việc tiếp nhận vật tư trong suốt quá trình sản xuất là tương tự. Nguyên nhân là do việc sản xuất những lô hàng lớn dễ gây tồn kho quá lớn, có thể làm ứ đọng vốn. Ngoài ra việc chia nhỏ các lô hàng cũng giúp doanh nghiệp có thể kiểm tra chất lượng, giảm thiệt hại ngay khi có sai sót xảy ra.
  • Cần được lên kế hoạch chi tiết quá trình sản xuất và phân phối sao cho các công đoạn tiếp theo có thể tiếp diễn ngay sau khi công đoạn trước hoàn thành. Điều này tránh tình trạng downtime trong sản xuất do phải đợi sản phẩm đầu vào.
  • Chỉ JIT thôi chưa đủ, doanh nghiệp cần kết hợp đồng bộ nhiều nguyên tắc khác như: sản phẩm phải được chuyển theo quy trình sản xuất, nhà máy có khả năng kiểm tra lỗi ngay trên chuyền sản xuất cũng như bình chuẩn hóa việc phân bổ công việc đều mỗi ngày…
  • Để có thể áp dụng thành công nguyên tắc JIT, đòi hỏi mọi mắt xích trong chuỗi cung ứng (bao gồm phía nhà cung cấp) đều phải tuân thủ thực hiện. Do đó, việc kiểm soát chặt chẽ mọi nhân tố trước khi tiến hành đơn hàng cho khách là vô cùng quan trọng.
  • Doanh nghiệp cần nâng cao khả năng dự đoán, dự báo của mình để có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu hợp lý, tránh trường hợp chi phí của chúng đột ngột tăng cao.
Đọc thêm: Phần mềm quản lý kho theo vị trí

Just In Time (JIT) – hệ thống sản xuất tức thời làm nên thành công của Toyota

Ý tưởng cốt lõi của hệ thống quản trị tinh gọn là tối đa hóa giá trị cho khách hàng, đồng thời giảm thiểu lãng phí. Trong đó không thể không nhắc đến khái niệm sản xuất hiện đại Just In Time (JIT) – bí quyết đưa Toyota trở thành đế chế ô tô hàng đầu thế giới.

Just In Time

Quản trị tinh gọn là tối đa hóa giá trị cho khách hàng, đồng thời giảm thiểu lãng phí

Triết lý Just In Time (JIT) – hệ thống sản xuất tức thời

Sản xuất tức thời trong tiếng Anh là Just in time, viết tắt là JIT. JIT là một khái niệm trong sản xuất hiện đại, được hiểu ngắn gọn nhất “đúng sản phẩm – đúng số lượng – đúng nơi – đúng thời điểm cần thiết”.

Trong JIT, các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng trong sản xuất hay cung ứng dịch vụ phải sẽ bị loại bỏ. Nói cách khác, triển khai theo phương pháp Just In Time thì các luồng nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết nhất trong từng bước, sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Qua đó, không có hạng mục nào trong quá trình sản xuất rơi vào tình trạng chờ.

Đọc thêm: Bí quyết quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Mục tiêu của JIT

Mục đích cơ bản của JIT là cân bằng hệ thống, có nghĩa là đảm bảo dòng sản xuất đều đặn, liên tục trong suốt hệ thống. Ngoài ra, mục tiêu của hệ thống sản xuất tức thời còn là tạo ra sự cân bằng thông qua việc rút ngắn thời gian thực hiện và giảm nguồn lực cần sử dụng với ba mục tiêu chính:

  • Loại bỏ sự gián đoạn: sự gián đoạn tác động ngược lại đối với hệ thống trong việc làm đều đặn dòng dịch chuyển sản phẩm và vì thế nó cần được loại bỏ. Nguyên nhân chủ yếu gây gián đoạn đó là do các yếu tố hư hỏng thiết bị, thay đổi tiến độ hay cung ứng chậm trễ.
  • Làm cho hệ thống linh hoạt: tính linh hoạt của hệ thống giúp tăng khả năng sản xuất, đảm bảo sự cân đối của nguồn lực. Hệ thống cần có những khả năng thích ứng với những thay đổi.
  • Loại bỏ sự lãng phí: sự lãng phí thể hiện ở việc sử dụng không hiệu quả các nguồn lực.
7 wastes lean - Giảm tồn kho tối đa với nguyên tắc Just in time (JIT)

Các loại lãng phí phổ biến theo triết lý JIT

Đọc thêm: Bí mật quản trị tinh gọn giảm 50% sai sót và 20% thời gian sản xuất

Bí quyết làm nên thành công của ông lớn Toyota

Trong dây chuyền sản xuất ô tô của Toyota, để thực hiện các đơn hàng càng nhanh càng tốt, cần tuân thủ những điều sau:

  • Khi một đơn đặt hàng được nhận, hướng dẫn sản xuất phải được ban hành cho đầu dây chuyền sản xuất càng sớm càng tốt.
  • Dây chuyền lắp ráp phải được dự trữ với số lượng cần thiết đối với tất cả các bộ phận để có thể lắp ráp bất kỳ loại xe nào.
  • Quá trình lắp ráp phải lấy các bộ phận được sử dụng với cùng số lượng bộ phận từ quy trình trước đó.
  • Quy trình trước phải được dự trữ với số ít các bộ phận và chỉ tạo ra số lượng cần thiết cho quy trình tiếp theo. Nghĩa là sản xuất phải cân đối với tiêu thụ.

Hệ thống Just In Time của Toyota đã loại bỏ triệt để những lãng phí làm gia tăng chi phí mà không đem lại bất kỳ giá trị gia tăng nào. Giống như việc các kệ hàng tại siêu thị được lấp đầy với đúng số lượng khách đã lấy, Toyota luôn cố gắng đảm bảo mức hàng tồn kho tối thiểu, đủ để thay thế số lượng bị rút đi.

Nếu dây chuyền của công ty có thể lắp ráp bộ phận nào đó trong 10 phút, họ sẽ tìm cách để giảm thời gian xuống còn 5 phút, sau đó sẽ chỉ còn 2 phút. Điều này đã giúp Toyota tạo ra những chiếc xe hơi chất lượng cao với chi phí thấp và tốc độ nhanh nhất. Kết quả là Toyota đã giảm tới 50% sai sót và 20% thời gian xây dựng.

Sự vươn lên không ngừng của hãng sản xuất ô tô Nhật Bản chính là thành quả đạt được của Toyota từ khi áp dụng JIT. Toyota cũng không ngại chia sẻ bí quyết quản trị tinh gọn với các nhà cung cấp phụ tùng từ những năm 1990. Nhiều doanh nghiệp áp dụng đều đã chứng kiến sự tăng trưởng lợi nhuận sau đó, ngay cả trong thời kỳ suy thoái.

Để hiểu thêm thông tin về quản trị doanh nghiệp, kinh nghiệm vận hành hiệu quả hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp những chuyên gia tư vấn qua số hotline: 092.6886.855

Đọc thêm: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào doanh nghiệp để tối ưu chỉ số OEE

Kết

Có thể thấy, JIT là mô hình sản xuất hiện đại cho phép các công ty có thể cắt giảm chi phí tồn kho một cách đáng kể. Do đó, việc áp dụng JIT chính là lựa chọn hàng đầu để doanh nghiệp có thể làm giảm hiện tượng tồn kho, ứ đọng vốn, tăng dung tích kho bãi, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm phế liệu, sản phẩm lỗi cũng như tăng năng suất nhờ giảm thời gian chờ đợi.

Tham khảo thêm:

  • Cách quản lý kho hàng hiệu quả khi sử dụng MTS
  • Áp dụng Nguyên tắc FIFO trong quản lý kho để đạt hiệu?
  • Tại sao cần mã hóa hàng hóa trong kho theo SKU
  • Giảm tồn kho tối với nguyên tắc Just in time (JIT)
  • Hệ thống kéo Pull System trong quản lý hàng tồn kho
  • Quản lý hàng tồn kho – Cách kiểm soát Bullwhip Effect
  • Giải pháp xe tự hành AGV trong kho hàng 4.0
  • Hệ thống lưu trữ và truy xuất tự động ASRS
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng