Quản trị doanh nghiệp là gì? 3 Mô hình quản trị doanh nghiệp phổ biến
Quản trị doanh nghiệp thích ứng là điều sống còn trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Nếu doanh nghiệp muốn đứng vững trước những “sóng gió” ấy thì cần một người lãnh đạo bản lĩnh và phương pháp để quản lý, vận hành doanh nghiệp đúng đắn.
Quản trị doanh nghiệp là gì?
Quản trị doanh nghiệp là hệ thống tất cả những điều lệ, chính sách giúp điều hành và quản lý doanh nghiệp hiệu quả.
Quản trị doanh nghiệp cũng được xem là một quá trình của sự tác động liên tục và mang tính chất tổ chức, có mục đích từ phía chủ doanh nghiệp tới tập thể những người lao động trong doanh nghiệp đó.
Quản trị doanh nghiệp đảm bảo mọi người trong tổ chức tuân theo các quy trình ra quyết định phù hợp và minh bạch về lợi ích của tất cả các bên liên quan (cổ đông, người quản lý, nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng và những người khác) được bảo vệ.
9 Tác động tích cực của Quản trị Doanh nghiệp đối với một tổ chức
Quản trị doanh nghiệp tốt là điều rất quan trọng, bởi vì nó không chỉ tạo nền tảng cho sự phát triển của các tập đoàn, các tổ chức tài chính, thị trường, mà còn là vấn đề cốt lõi dẫn đến tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế đất nước.
Một hệ thống quản trị doanh nghiệp tốt giúp thúc đẩy các yếu tố sau:
- Giúp mang lại thành công lâu dài cho công ty và tăng trưởng kinh tế;
- Giữ được niềm tin của các nhà đầu tư và do đó các công ty huy động vốn hiệu quả và hiệu quả;
- Có tác động tích cực đến giá cổ phiếu vì nó cải thiện niềm tin trên thị trường;
- Cải thiện khả năng kiểm soát đối với hệ thống quản lý và thông tin (chẳng hạn như bảo mật hoặc quản lý rủi ro)
- Cung cấp hướng dẫn cho chủ sở hữu và người quản lý về chiến lược mục tiêu của công ty;
- Giảm thiểu lãng phí, tham nhũng, rủi ro và quản lý yếu kém;
- Giúp tạo ra danh tiếng thương hiệu mạnh mẽ;
- Quan trọng nhất – nó làm cho các công ty trở nên linh hoạt hơn.
Mô hình quản trị doanh nghiệp
Có nhiều mô hình quản trị doanh nghiệp trên thế giới và không có sự lựa chọn nào là tốt nhất. Việc lựa chọn mô hình tốt nhất cho một công ty không chỉ phụ thuộc vào mục tiêu, định hướng phát triển, sứ mệnh, bối cảnh kinh doanh mà còn phụ thuộc vào khuôn khổ kinh tế, luật pháp, chính trị và xã hội. ITG Technology giới thiệu ba mô hình quản trị doanh nghiệp phổ biến hiện nay bao gồm:
Mô hình Holacracy
Các doanh nghiệp truyền thống tổ chức doanh nghiệp bằng cách phân cấp thứ bậc. Thông qua đó, các quyết định và thông tin được truyền từ cấp trên xuống cấp dưới. Trong khi đó, Holacracy là một mô hình quản trị doanh nghiệp phi tập trung, mọi quyền lực không được trao cho một cá nhân cụ thể mà được trao cho mọi nhân viên. Mọi nhân sự đều có quyền đổi mới, thay đổi và có tiếng nói trong tổ chức.
Holacracy là một ý tưởng được khởi xướng bởi Brian Robertson, một cựu nhà phát triển phần mềm, người đã trở thành một doanh nhân và cuối cùng là một nhà tư vấn quản lý. Holacracy lấy rất nhiều cảm hứng từ phát triển phần mềm Agile và mô hình Lean.
Theo Holacracy.org, phương pháp này loại bỏ quyền lực và hệ thống phân cấp quản lý truyền thống gồm các chức danh chính thức và phân bổ lại quyền lực cho các nhóm tự tổ chức thực hiện các dự án một cách tự chủ.
Will Young, Giám đốc của Zappos Labs, đã giải thích sự hấp dẫn của mô hình Holacracy: “Sự khoa học mang đến cho mọi người cơ hội thử nghiệm ý tưởng của họ … ngay cả khi một người khác trong công ty nói rằng đó là ý tưởng tồi tệ.”
Mô hình Mckinsey 7-S
Mô hình McKinsey 7-S là một công cụ phân tích, thiết kế tổ chức của công ty bằng cách xem xét 7 yếu tố nội bộ chính: chiến lược, cấu trúc, hệ thống, giá trị chung, phong cách, nhân viên và kỹ năng, để xác định xem chúng có được liên kết hiệu quả và cho phép tổ chức đạt được mục tiêu hay không.
Mô hình McKinsey 7-S được phát triển vào những năm 1980 bởi các nhà tư vấn của McKinsey. Kể từ khi được giới thiệu, mô hình này đã được sử dụng rộng rãi và vẫn là một trong những công cụ hoạch định chiến lược phổ biến nhất. Mục tiêu của mô hình là chỉ ra 7 yếu tố của công ty: Cấu trúc, Chiến lược, Kỹ năng, Nhân viên, Phong cách, Hệ thống và Giá trị được chia sẻ, có thể được liên kết với nhau như thế nào để đạt được hiệu quả trong một công ty.
Trong mô hình McKinsey, bảy lĩnh vực tổ chức được chia thành các lĩnh vực ‘mềm’ và ‘cứng’. Chiến lược, cấu trúc và hệ thống là các yếu tố cứng dễ xác định và quản lý hơn nhiều so với các yếu tố mềm. Mặt khác, các yếu tố mềm như phong cách lãnh đạo, nhân viên, kỹ năng, giá trị chia sẻ, mặc dù khó quản lý hơn, nhưng lại là nền tảng tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp.
Mô hình 8 bước thay đổi của Kotter
John Kotter – Giáo sư Trường Kinh doanh Harvard và là một chuyên gia nổi tiếng về thay đổi, trong cuốn sách “Dẫn đầu thay đổi”, đã giới thiệu Mô hình 8 bước thay đổi mà ông đã phát triển trên cơ sở nghiên cứu 100 tổ chức đang trải qua quá trình thay đổi.
8 bước trong quá trình thay đổi bao gồm: tạo ra cảm giác cấp bách, hình thành liên minh dẫn dắt mạnh mẽ, phát triển tầm nhìn và chiến lược, truyền đạt tầm nhìn, thúc đẩy hành động, tạo những thành tựu ngắn hạn, duy trì sự tăng trưởng và đồng bộ sự thay đổi.
Mời bạn đọc đón đọc bài viết: 3 Mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại: Ưu và nhược điểm để tìm hiểu sâu về 3 mô hình quản trị doanh nghiệp: Holacracy, Mckinsey 7-S, Kotter và các bước thực hiện.
Chức năng quản trị doanh nghiệp
5 chức năng quản trị doanh nghiệp bao gồm:
- Chức năng hoạch định: là chức năng đầu tiên của hoạt động quản lý. Nó có vai trò quan trọng là xác định phương hướng hoạt động và phát triển của tổ chức, xác định các kết quả cần đạt được trong tương lai.
- Chức năng tổ chức: là chức năng phân bổ công việc cho từng bộ phận, và chỉ ra một người chỉ huy với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cần thiết để thực hiện mục tiêu của tổ chức đã vạch ra.
- Lãnh đạo: là quá trình định hướng, hướng dẫn, duy trì kỷ luật và truyền cảm hứng, khơi dậy sự nhiệt tình, động lực của con người, để mọi người trong tổ chức làm việc một cách tốt nhất nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch.
- Chức năng điều phối: là quá trình hướng dẫn, đôn đốc và động viên những người dưới quyền thực hiện các mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất.
- Chức năng kiểm soát và ra quyết định: Kiểm soát là quá trình xác định thành quả đạt được trên thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sự sai lệch, trên cơ sở đó đưa ra biện pháp điều chỉnh để đảm bảo tổ chức đạt được mục tiêu.
14 Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp
Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp là hệ thống những quan điểm quản lý có tính định hướng và những quy định, quy tắc bắt buộc chủ thể quản lý phải tuân thủ trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
14 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp được viết bởi Henri Fayol – được mệnh danh là “cha đẻ của lý thuyết quản lý hiện đại”, đã đưa ra một nhận thức mới về khái niệm quản lý.
Henry Fayol gia nhập một công ty khai thác mỏ của Pháp vào năm 1860 với tư cách là một kỹ sư và lên vị trí giám đốc điều hành của công ty vào năm 1888. Khi đó, công ty của ông đang ở giai đoạn phá sản. Với kinh nghiệm quản lý của mình Fayol đã đưa công ty trở lên thịnh vượng. Theo Henri Fayol một công ty thực sự cần các nguyên tắc quản lý. Ông đã xác định 14 nguyên tắc quản lý bao gồm:
- Chuyên môn hóa công việc
- Lãnh đạo đi kèm trách nhiệm
- Kỷ luật
- Thống nhất trong chỉ đạo
- Thống nhất đường lối
- Lợi ích chung cần đặt lên trên hết
- Thù lao xứng đáng
- Tập trung hóa
- Nguyên tắc thứ bậc
- Trật tự
- Công bằng
- Tính ổn định trong thời gian thực hiện vị trí
- Khuyến khích sự sáng tạo
- Tinh thần đồng đội
Để tìm hiểu sâu về 14 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Henri Fayol, mời bạn đọc bài viết: 14 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Fayol: Cha đẻ của lý thuyết quản lý doanh nghiệp hiện đại
Phần mềm quản trị doanh nghiệp
Phần mềm quản trị doanh nghiệp (hay còn gọi là ERP) là phần mềm tích hợp đa phân hệ, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc vận hành tổng thể các quy trình cốt lõi, và giảm thiểu gánh nặng cho nhân viên trong các nghiệp vụ hàng ngày.
Theo thống kê từ Technology Evaluation, ba lợi ích hàng đầu mà các doanh nghiệp cho biết họ thu được từ hệ thống ERP là giảm thời gian xử lý, tăng cường sự hợp tác và hệ thống dữ liệu tập trung. ERP được coi là cánh tay đắc lực dành cho ban lãnh đạo trong hoạch định chiến lược, hiện thực hóa tầm nhìn nhờ việc quản lý hiệu quả. Đối với nhân sự, phần mềm ERP sẽ giúp thúc đẩy sự cộng tác nhóm, giảm thiểu các công việc thủ công.
ITG Technology là đơn vị tiên phong tại Việt Nam xây dựng phần mềm ERP. Gần 20 năm có mặt trên thị trường, ITG đã và đang đồng hành cùng hơn 1.200 doanh nghiệp trong khảo sát, tư vấn và triển khai hệ thống ERP. Hệ thống 3S ERP do ITG phát triển là một giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp, hỗ trợ các nhà lãnh đạo có thể hoạch định và điều hành toàn bộ các nguồn lực của doanh nghiệp (Hàng hóa – Tài sản – Tài chính – Nhân sự) và trợ giúp tất cả các bộ phận của doanh nghiệp thao tác nghiệp vụ, chia sẻ thông tin, liên kết một cách hiệu quả thông qua quy trình xử lý công việc đã được quy chuẩn khi thiết kế phần mềm.
Ưu điểm của phần mềm 3S ERP là thiết kế giải pháp chuyên sâu theo các ngành dọc nên khả năng triển khai thành công rất cao. Các ngành dọc ITG đặc biệt có thế mạnh bao gồm:
- Giải pháp ERP cho ngành Dược phẩm
- Giải pháp ERP chuyên sâu cho ngành Bao Bì
- Giải pháp ERP chuyên sâu cho ngành Cơ khí – Chế tạo
- Giải pháp ERP chuyên sâu cho ngành bán lẻ
- Giải pháp ERP chuyên sâu cho ngành phân phối
- Giải pháp ERP chuyên sâu cho ngành điện tử
- Giải pháp ERP chuyên sâu cho ngành đúc nhựa
- Giải pháp ERP chuyên sâu cho ngành nội thất
Một điểm cộng nữa của hệ thống 3S ERP là được triển khai thành công tại nhiều doanh nghiệp lớn như: Traphaco CNC, K&G (chủ sở hữu thương hiệu Aristino), Goldsun, APP, Việt Mỹ đồng Nai, Nam Dược… và các doanh nghiệp FDI có 100% vốn đầu tư nước ngoài như: Asahi Kasei, Kansai Paint, Rhythm.
Số hóa quy trình & Thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp bạn với 3S ERP
- Dễ dàng tích hợp với các hệ thống phần mềm khác
- Hơn 1000 doanh nghiệp tin dùng. Đã triển khai thành công cho nhiều DN sản xuất lớn, FDI Nhật Bản, Hàn Quốc
- Đội ngũ chuyên gia hàng đầu tư vấn 1:1 từ chiến lược đến thực thi
Cơ chế quản lý doanh nghiệp
Cơ chế quản trị doanh nghiệp “Corporate Governance” là một hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát toàn bộ doanh nghiệp.
Quản trị doanh nghiệp cũng bao hàm mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ doanh nghiệp như các cổ đông, ban giám đốc điều hành, hội đồng quản trị mà còn những bên có lợi ích liên quan bên ngoài doanh nghiệp: cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác kinh doanh và cả môi trường, cộng đồng, xã hội.
Những vấn đề tồn tại trong quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
Kỹ năng trong hoạch định chiến lược phát triển
Rất nhiều doanh nghiệp thường gặp vấn đề trong việc hoạch định chiến lược bao gồm:
- Chưa đánh giá được, điểm mạnh, điểm yếu, năng lực nội tại, nguồn lực văn hóa của doanh nghiệp để có hướng đi phù hợp
- Thiếu sự thống nhất, đồng lòng, chia sẻ giữa ban lãnh đạo trong công ty và các bộ phận nòng cốt
- Chưa có kế hoạch phân tích thị trường, xác định đối thủ và các chiến lược, sản phẩm của đối thủ.
- Chưa tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp về nguồn lực, khách hàng so với thị trường chung
Thiếu các kỹ năng về quản trị doanh nghiệp
Khả năng dẫn dắt chưa tốt sẽ dẫn đến hoạt động của doanh nghiệp không hiệu quả. Lãnh đạo giao việc cho nhân viên không thực sự hiểu rõ về công việc. Rất nhiều doanh nghiệp không kiểm tra hoạt động của nhân viên, từ đó không đưa được các đánh giá về công việc của nhân viên.
Kết
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nâng cao hiệu quả quản trị bằng việc thiết lập mục tiêu, định hướng rõ ràng, liên tục cập nhật những kiến thức và công nghệ mới. Ứng dụng phần mềm ERP cũng là 1 giải pháp đắc lực cho lãnh đạo doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Panorama Consulting: Việc triển khai ERP đã dẫn đến cải tiến quy trình kinh doanh cho 95% doanh nghiệp. Để được tư vấn về ứng dụng phần mềm ERP, vui lòng liên hệ chuyên gia tư vấn của chúng tôi qua số hotline: 092.6886.855