14 Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Henri Fayol – Cha đẻ của lý thuyết quản lý hiện đại
Bất kỳ tổ chức nào muốn hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra đều cần có sự quản lý tốt. 14 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp kinh điển được viết bởi Henri Fayol – người được coi là “cha đẻ của lý thuyết quản lý hiện đại”, đã đưa ra một nhận thức mới về khái niệm quản lý. Ông đã chỉ ra một lý thuyết chung có thể áp dụng cho mọi cấp quản lý và mọi bộ phận.
14 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Henri Fayol
Về nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Henri Fayol (1841-1925)
Lý thuyết quản trị của Henri Fayol trong tiếng Anh được gọi là Henri Fayol’s Management Theory. Lý thuyết quản trị doanh nghiệp của Henri Fayol là một mô hình đơn giản về cách quản lý tương tác với nhân sự. Lý thuyết quản lý của Fayol có thể áp dụng được ở bất kỳ doanh nghiệp nào.
Ngày nay, cộng đồng doanh nghiệp coi lý thuyết quản lý của Fayol là một hướng dẫn phù hợp để quản trị doanh nghiệp hiệu quả.
14 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp
14 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Henri Fayol
1. Chuyên môn hóa/Phân công hóa lao động
Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Henri Fayol chỉ ra rằng, nếu một nhân viên được giao một nhiệm vụ cụ thể và phù hợp với chuyên môn, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn. Điều này trái ngược với văn hóa đa nhiệm khi một nhân viên được giao rất nhiều nhiệm vụ và phải làm cùng một lúc. Để thực hiện nguyên tắc này một cách hiệu quả, hãy nhìn vào bộ kỹ năng hiện tại của mỗi nhân viên và giao cho họ một nhiệm vụ mà họ có chuyên môn tốt nhất. Điều này sẽ thúc đẩy tối đa năng suất của người lao động.
2. Lãnh đạo đi kèm trách nhiệm tương ứng
Một người lãnh đạo luôn có quyền hạn và trách nhiệm riêng phù hợp với cương vị của họ. Khi trách nhiệm được giao cho cá nhân tương ứng, để làm tròn trách nhiệm thì các nhà lãnh đạo này cần được cấp thẩm quyền hợp lý, bao gồm quyền yêu cầu những người có liên quan cùng tham gia. Theo Henri Fayol: Quyền và trách nhiệm là hai mặt của một “đồng xu”, cần có sự cân bằng giữa quyền hạn và trách nhiệm. Sau cùng, chính họ cũng phải chịu trách nhiệm với mọi quyết định của mình, nhất là khi để xảy ra các sai phạm.
Đọc thêm: Tìm hiểu về phần mềm ERP – Cánh tay phải đắc lực của nhà lãnh đạo
3. Kỷ luật
Trong các tổ chức luôn luôn phải tồn tại kỷ luật. Sự đồng thuận giữa công ty và nhân viên sẽ được thể hiện qua sự tuân thủ. Ở mỗi công ty, sẽ có những quy định và phương pháp áp dụng khác nhau, kỷ luật tốt sẽ tạo ra một môi trường hiệu quả. “Sự đồng thuận giữa công ty và nhân viên về bản chất được thể hiện qua sự tuân thủ, tính áp dụng, hành vi thể hiện sự tôn trọng.”
4. Thống nhất trong chỉ đạo
Từ lâu, các phương châm quản lý đều cho rằng nhân viên chỉ nên nghe lệnh từ 1 lãnh đạo duy nhất. Ngày nay, với hàng loạt phương pháp và mô hình quản trị doanh nghiệp quản lý kiểu ma trận đan xen nhau, nhiều khi cùng một công việc nhân viên sẽ phải báo cáo với 2 hoặc nhiều hơn cấp lãnh đạo hay bên khách hàng. Vấn đề đặt ra ở đây là, các lãnh đạo có thể sẽ đưa ra những yêu cầu trái ngược nhau, và người nhân viên sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Theo Fayol, một nhân viên chỉ nên nhận lệnh từ một người quản lý. Nếu một nhân viên làm việc dưới hai hoặc nhiều người quản lý, sẽ gây ra sự phá vỡ cơ cấu quản lý và khiến nhân viên kiệt sức.
5. Thống nhất về đường lối
Các nhóm, các phòng ban, các cá nhân, có thể làm các công việc khác nhau, nhưng cần có sự thống nhất về mục tiêu chung và được định hướng bởi một người đứng đầu. Các công việc, dự án nhỏ thống nhất trong một kế hoạch lớn và phối hợp nhịp nhàng với nhau.
6. Lợi ích chung cần đặt lên trên hết
Fayol cho rằng lợi ích của một nhân viên hay một nhóm không được đặt cao hơn lợi ích chung của tổ chức. Điều này cũng có nghĩa, nếu quan điểm của bạn đi ngược với số đông, bạn cũng phải chấp nhận sự thống nhất và hành động theo vì đây là việc chung.
7. Thù lao
Nếu là nhà quản lý, hãy đảm bảo bạn có thể trả thù lao xứng đáng cho công sức mà nhân viên đã bỏ ra (sau khi đã tính toán đến cả cơ cấu chi phí và lợi nhuận/thặng dư cần có). Sự hài lòng của nhân viên mới tạo được sự tích cực khi làm việc.
8. Tập trung hóa
Đây là nguyên tắc thiết yếu của mọi tổ chức và là hệ quả tất yếu của quá trình cơ cấu. Ngay cả ở trong những tổ chức có cấu trúc phẳng và quyền lực phân hóa (decentralization), quyền hành nói chung vẫn tập trung vào tay một số người.
9. Nguyên tắc thứ bậc
Cấp bậc giữa lãnh đạo và nhân viên sẽ được phân thứ bậc dựa trên công việc được phân công trong tổ chức. Nhân viên cần phải thực hiện chính xác nghĩa vụ, quyền lợi của mình.
10. Trật tự
Một tổ chức có trật tự sẽ phát triển ổn định. Chính vì vậy một tổ chức dù đông hay ít người, cũng phải có quy định và được phân cấp. Hiểu một cách đơn giản, mọi tổ chức nên để cho mỗi nhân viên có chỗ đứng riêng, có bổn phận phù hợp với tổ chức, luôn cảm thấy tự tin và an toàn trong môi trường công ty. Mọi nguyên tắc, luật lệ, hướng dẫn và hành động cần được thể hiện một cách dễ hiểu. Một tổ chức có trật tự sẽ phát triển ổn định chứ không hỗn loạn, khó kiểm soát.
11. Công bằng
Làm quản lý cần phải công bằng với tất cả nhân viên. Hãy đánh giá chất lượng công việc và lắng nghe các ý kiến của họ thật khách quan, dựa vào giá trị thực chứ không phải dựa trên các mối quan hệ, địa vị hay thành tích.
12. Tính ổn định trong thời gian đảm nhận vị trí
Nếu nhà quản lý không mô tả công việc rõ ràng, không giao việc cụ thể, hay đặt nhân viên vào những vị trí không thích hợp sẽ làm cho nhân viên cảm thấy khó khăn và không thích ứng với công việc. Hãy cho họ thời gian làm quen công việc và tạo cho họ môi trường làm việc tốt, để họ muốn cống hiến lâu dài.
13. Khuyến khích sự sáng tạo
Hãy để cho nhân viên có cơ hội được bộc lộ năng lực của mình cũng như bày tỏ được những sáng kiến cá nhân. Khi những ý kiến của họ được tôn trọng, họ sẽ có động lực để cống hiến cho doanh nghiệp. Các tổ chức nên lắng nghe mối quan tâm của nhân viên, khuyến khích họ phát triển và thực hiện các kế hoạch cải tiến.
14. Tinh thần đồng đội
Nguyên tắc số 14 của Fayol là Esprit de Corps có nghĩa là “Tinh thần đồng đội”. Fayol nhấn mạnh rằng, việc xây dựng và duy trì sự tinh thần tập thể là rất quan trọng. Ngoài sự ăn ý trong khi phối hợp làm việc, họ còn tương trợ lẫn nhau hoàn thành công việc được giao. Tinh thần đồng đội là nguồn sức mạnh to lớn trong một tổ chức. Những nhân viên hạnh phúc và có động lực sẽ làm việc năng suất và hiệu quả hơn.
Đọc thêm: Chức năng quản trị doanh nghiệp
Tầm quan trọng của 14 nguyên tắc quản trị là gì?
Henri Fayol là một trong những người đầu tiên nêu bật sự khác biệt giữa kỹ năng quản lý và trình độ chuyên môn (yếu tố kỹ thuật). Ông nhấn mạnh ý tưởng rằng, “quản lý” là một ngành cần được nghiên cứu, giảng dạy và phát triển. Hãy tưởng tượng, một đội mà tất cả mọi người đều có trình độ chuyên môn tốt nhưng không có định hướng, sẽ không tạo ra bất kỳ kết quả hiệu quả nào.
Một người có trình độ chuyên môn tốt, không phải lúc nào cũng là một nhà quản lý giỏi. Bạn cũng sẽ cần một số kỹ năng phi kỹ thuật để lập kế hoạch, dự báo, ra quyết định, quản lý quy trình, quản lý tổ chức, điều phối và kiểm soát. Tất cả những kỹ năng này đều được dạy trong 14 nguyên tắc quản lý để giúp các nhà quản lý hiểu cách điều hành một tổ chức một cách hiệu quả.
14 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Henri Fayol có còn phù hợp với ngày nay?
Mặc dù, 14 nguyên tắc quản lý của Henri Fayol đã có hơn 100 năm tuổi, nhưng đến nay, nó vẫn được chấp nhận rộng rãi và được sử dụng làm kim chỉ nam cho các nhà quản lý trên toàn thế giới. Trong thời điểm hiện tại, các nhà quản lý đang hướng tới một phong cách quản lý mới hơn dựa trên giao tiếp hai chiều, hợp tác hơn với nhân viên. Nhân viên được phép đóng góp nhiều hơn vào cách hoàn thành nhiệm vụ và thậm chí được phép đưa ra quyết định thay mặt cho ban quản lý. Động thái này là kết quả của sự thích nghi và sửa đổi các phong cách quản lý theo thời gian.
Đọc thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp tối ưu nhất cho doanh nghiệp
Kết
Tư tưởng chủ yếu của Fayol là thành công của quản lý không chỉ nhờ những phẩm chất, năng lực của các nhà quản lý, mà còn nhờ các nguyên tắc chỉ đạo hành động. Với các nhà quản lý cấp cao phải có khả năng bao quát, còn đối với cấp dưới thì khả năng chuyên môn là quan trọng nhất. Để nhận được tư vấn về ứng dụng công nghệ vào quản trị doanh nghiệp bởi chuyên gia 16 năm kinh nghiệm của ITG, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 092.6886.855