Kiểm soát chất lượng (QC) là gì? Phương pháp giúp kiểm soát chất lượng hiệu quả
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc đảm bảo chất lượng sản phẩm trở thành yếu tố then chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Kiểm soát chất lượng (QC) không chỉ giúp duy trì uy tín thương hiệu mà còn tăng cường sự hài lòng của khách hàng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn QC là gì, vai trò của kiểm soát chất lượng và các phương pháp thực hiện hiệu quả.
Kiểm soát chất lượng là gì?
Kiểm soát chất lượng (tiếng Anh: Quality Control hay viết tắt QC) là quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất như: Con người, máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp…, nhằm đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng được đề ra.

Kiểm soát chất lượng hiệu quả giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra
Mục tiêu chính của kiểm soát chất lượng là ngăn ngừa lỗi, nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra, từ đó duy trì uy tín của doanh nghiệp và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
Công tác kiểm soát chất lượng cần được thực hiện xuyên suốt quá trình sản xuất, từ việc kiểm tra nguyên liệu đầu vào, lấy mẫu từ dây chuyền sản xuất cho đến kiểm tra sản phẩm hoàn thiện. Việc kiểm soát chất lượng tại từng công đoạn sản xuất giúp doanh nghiệp xác định chính xác vị trí xảy ra lỗi và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời, ngăn chặn các vấn đề tương tự trong tương lai.
Trong hệ thống quản lý chất lượng, hai khái niệm QA và QC thường xuyên được đề cập đến. Tuy nhiên, chức năng và nhiệm vụ của cả hai thường bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt, bạn có thể xem thêm tại bài viết: QA và QC là gì? QA và QC đóng vai trò như thế nào trong sản xuất
Vai trò của kiểm soát chất lượng trong doanh nghiệp
Thực hiện tốt kiểm soát chất lượng giúp doanh nghiệp:

Kiểm soát chất lượng hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều
Nâng cao chất lượng sản phẩm
QC xem xét chất lượng của tất cả các yếu tố liên quan đến sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất đến sản phẩm hoàn thiện. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đảm bảo tất cả sản phẩm xuất xưởng đều tuân thủ các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các ngành hàng yêu cầu độ chính xác cao như: Điện tử, cơ khí chế tạo, đúc nhựa…
Tăng cường uy tín thương hiệu
Sản phẩm chất lượng cao giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin với khách hàng, nhờ đó duy trì được lượng khách hàng thường xuyên, thậm chí mở rộng thêm nhiều nguồn khách hàng mới. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tạo lợi thế cạnh tranh và củng cố chỗ đứng trên thị trường; đồng thời tạo tiền đề vững chắc để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Giảm chi phí
Thông qua kiểm soát chất lượng, doanh nghiệp có thể phát hiện và khắc phục sớm các lỗi trong quá trình sản xuất, từ đó giảm thiểu chi phí sửa chữa, làm lại sản phẩm, cũng như chi phí thu hồi sản phẩm từ thị trường. Ngoài ra, việc tối ưu hóa sử dụng nguyên vật liệu cũng giúp giảm lãng phí và tăng hiệu quả sản xuất
Tuân thủ quy định
QC đảm bảo sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định pháp luật. Điều này giúp doanh nghiệp tránh các vấn đề pháp lý và phạt tiền, đồng thời thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh.
5 yếu tố cần kiểm soát để đảm bảo chất lượng
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra đáp ứng mong đợi của khách hàng và các tiêu chí chất lượng được đặt ra, doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ các yếu tố sau:

Có 5 yếu tố chính cần kiểm soát để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra đạt yêu cầu
- Nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu kém chất lượng sẽ dẫn đến sản phẩm lỗi, không đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, việc lựa chọn và kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào cần được thực hiện kỹ lưỡng. Doanh nghiệp nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín, kiểm tra kỹ nguyên liệu thô đầu vào và xây dựng quy trình bảo quản hợp lý, tránh gây hư hỏng.
- Thiết bị và công nghệ: Sử dụng thiết bị và công nghệ phù hợp, hiện đại giúp doanh nghiệp đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả và sản phẩm đạt chất lượng cao.
- Con người: Con người là yếu tố then chốt, quyết định chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp nên tổ chức các buổi đào tạo thường xuyên để nâng cao tay nghề và kỹ năng của đội ngũ lao động. Đây là việc làm cần thiết để kiểm soát chất lượng hiệu quả.
- Phương pháp và quá trình: Áp dụng các quy trình sản xuất, phương pháp thao tác chuẩn hóa giúp giảm thiểu sai sót và đảm bảo tính nhất quán trong chất lượng sản phẩm.
- Môi trường làm việc: Xây dựng môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ và được kiểm soát tốt góp phần nâng cao hiệu suất làm việc và chất lượng sản phẩm.
Các phương pháp kiểm soát chất lượng phổ biến
Để thực hiện kiểm soát chất lượng hiệu quả, các doanh nghiệp thường áp dụng các phương pháp sau:

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát chất lượng tiêu biểu
- Kiểm soát quy trình bằng thống kê (SPC): Đây là phương pháp giám sát và kiểm soát chất lượng của một quy trình hoặc phương pháp sản xuất bằng cách sử dụng các công cụ và kỹ thuật thống kê đo lường, giúp xác định và giải quyết các vấn đề trước khi sản phẩm rời khỏi nhà máy.
- Six Sigma: Phương pháp quản lý chất lượng dựa trên dữ liệu, hướng đến việc loại bỏ các khuyết tật trong bất kỳ quy trình nào nhằm đảm bảo mức mức chất lượng đạt được gần như hoàn hảo, với tỷ lệ sai sót chỉ 3,4 lỗi trên một triệu cơ hội.
- 5S: Mô hình quản lý chất lượng toàn diện dựa trên 5 tiêu chí (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng), giúp doanh nghiệp tăng năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Kaizen: Phương pháp cải tiến liên tục, nhằm cải thiện quá trình sản xuất và tăng cường chất lượng sản phẩm.
- Total Productive Maintenance (TPM): Phương pháp quản lý và duy trì thiết bị và hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp, tập trung vào sự tham gia của tất cả các nhân viên, để tăng cường năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm thiểu lãng phí trong sản xuất.
Bên cạnh các phương pháp kể trên, doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống 7 công cụ quản lý chất lượng cơ bản (7 QC Tools), hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9001 hay các phương pháp phân tích và giải quyết vấn đề như: 5 Whys, phân tích FMEA (Failure Mode and Effects Analysis)… để thực hành kiểm soát chất lượng trong doanh nghiệp.
Giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến chất lượng trong nhà máy với Ebook “7 QC Tools - Thực hành ứng dụng trong quản lý chất lượng và chuyển đổi số doanh nghiệp”
Xác định các lỗ hổng trong hoạt động quản lý chất lượng
Cải thiện hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm và quy trình.
Ngoài ra, việc ứng dụng phần mềm quản lý chất lượng cũng là giải pháp được nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn để nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng trong sản xuất. Trong đó, nổi bật có thể kể đến phần mềm quản lý chất lượng (QMS) nằm trong hệ sinh thái nhà máy thông minh 3S iFACTORY của ITG Technology. Phần mềm có khả năng thu thập dữ liệu thông qua thiết bị IoT, số hóa hoạt động QC từ đầu vào đến đầu ra, giúp doanh nghiệp dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản xuất. Đặc biệt, giải pháp còn tích hợp bộ công cụ 7 QC Tools, hỗ trợ người quản lý chủ động kiểm soát chất lượng trước khi xảy ra sự cố.
Với giải pháp QMS đến từ ITG, doanh nghiệp sản xuất có thể:
- Số hóa quản lý chất lượng IQC – PQC – OQC
- Khoanh vùng NG trên từng công đoạn
- Tích hợp 7 QC Tools phân tích lỗi và phòng ngừa
- Truy xuất nguồn gốc theo 5M1E
Tìm hiểu giải pháp 3S iFACTORY
Quy trình thực hiện kiểm soát chất lượng hiệu quả
Dưới đây là các bước thực hiện kiểm soát chất lượng trong doanh nghiệp:
Bước 1 – Xác định tiêu chuẩn chất lượng
Đặt ra các tiêu chuẩn rõ ràng và cụ thể cho sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng và quy định pháp luật.
Ví dụ, đối với sản phẩm may mặc, tiêu chuẩn đánh giá có thể bao gồm chất liệu vải, đường may, kích thước, màu sắc, độ bền… Hoặc doanh nghiệp cũng có thể tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001 để áp dụng vào quy trình kiểm soát chất lượng của mình.
Bước 2 – Đào tạo nhân viên
Nhân viên là người trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất và kiểm soát chất lượng. Do đó, doanh nghiệp cần tổ chức các buổi đào tạo để đảm bảo nhân viên hiểu rõ và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra.
Nội dung đào tạo cần cung cấp đầy đủ kiến thức về tiêu chuẩn chất lượng, quy trình sản xuất, kỹ năng sử dụng các công cụ kiểm tra và tinh thần trách nhiệm cần có trong công việc. Việc đào tạo cũng cần được thực hiện thường xuyên và liên tục để cập nhật kiến thức và kỹ năng cho nhân viên.
Bước 3 – Giám sát quy trình sản xuất
Sử dụng các công cụ và kỹ thuật để theo dõi và kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình sản xuất. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện sớm các sai sót và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Bước 4 – Kiểm tra và thử nghiệm
Thực hiện các kiểm tra và thử nghiệm định kỳ để đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng. Ví dụ, đối với sản phẩm điện tử, có thể thực hiện các thử nghiệm về độ bền, độ tin cậy, và khả năng hoạt động trong các điều kiện khác nhau. Kết quả kiểm tra và thử nghiệm cần được ghi chép và lưu trữ cẩn thận để phục vụ cho việc phân tích và cải tiến.
Bước 5 – Cải tiến
Doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống cải tiến liên tục, trong đó các cải tiến được thực hiện một cách thường xuyên và có hệ thống. Việc cải tiến cần dựa trên dữ liệu và phân tích, không chỉ dựa trên cảm tính.
Xem thêm: 3 Bước trong Quy trình kiểm soát chất lượng IQC – PQC – OQC
Có thể thấy, kiểm soát chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công và bền vững của doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng các phương pháp QC hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tăng cường uy tín thương hiệu và sự hài lòng của khách hàng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn QC là gì, các phương pháp và cách áp dụng QC hiệu quả.