bài Viết

3 Bước trong Quy trình kiểm soát chất lượng IQC – PQC – OQC

25/01/2022

Nâng cao chất lượng giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh, giảm tối đa rủi ro và hạn chế được nhiều chi phí không đáng có. Tuy nhiên, để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, việc xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng toàn diện với các khâu IQC – PQC – OQC là nhiệm vụ không thể bỏ qua.

quy trinh kiem soat chat luong - 3 Bước trong Quy trình kiểm soát chất lượng IQC - PQC - OQC

Bước 1: IQC – kiểm soát chất lượng đầu vào

IQC là gì?

IQC được viết tắt từ Input Quality Control, được hiểu là kiểm soát chất lượng đầu vào. Đây là tiền đề quan trọng trước khi mỗi doanh nghiệp bước vào quy trình sản xuất. Bởi, nếu không chú trọng tới việc kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào ngay từ đầu, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những rủi ro chất lượng sản phẩm bán ra rất lớn. Khi đó, chắc chắn sẽ gây tổn hại đến lợi nhuận, và cả danh tiếng của doanh nghiệp.

Quy trình IQC

  • Khâu 1: Kiểm tra nguyên liệu, vật tư, hàng hóa nhập vào

Hoạt động kiểm tra chất lượng nguyên liệu, vật tư, hàng hóa sẽ được thực hiện ngay trước khi nhập kho. Theo đó, toàn bộ kết quả sẽ được ghi nhận, thống kê sẽ được báo cáo chi tiết cho bộ phận quản lý của doanh nghiệp. Việc lập báo cáo đánh giá chất lượng nguyên liệu đầu vào vừa phục vụ công tác lưu trữ thông tin, vừa cho phép ban quản lý có thể kịp thời phát hiện những lô nguyên liệu, vật tư không đáp ứng yêu cầu chất lượng. Từ đó đưa ra các phương án xử lý kịp thời.

  • Khâu 2: Theo dõi tình hình sử dụng và chất lượng của nguyên liệu, vật tư trong suốt quá trình lưu kho

Việc kiểm tra nguyên liệu, vật tư cần được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo luôn đạt chất lượng theo yêu cầu. Bởi có thể, trong quá trình lưu kho, hàng hóa sẽ bị lỗi/hỏng. Do vậy công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng cần thực hiện liên tục nhằm có thể phát hiện sai sót một cách sớm nhất.

Doanh nghiệp cũng cần lưu ý, trong quy trình IQC, nghiệp vụ nhân viên sẽ không chỉ dừng ở kiểm tra chất lượng hàng hóa. Mà còn phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra lỗi/hỏng của vật tư, nguyên liệu. Từ đó sớm có những phương án xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất sau này.

  • Khâu 3: Làm việc, đánh giá nhà cung cấp

Dựa trên báo cáo về chất lượng, nhân viên bộ phận QC sẽ làm việc với phía nhà cung cấp để tiếp nhận, trao đổi thông tin cũng như xử lý các vấn đề phát sinh. Nếu như sản phẩm thường xuyên không đạt chất lượng, bộ phận QC cần có những thay đổi trong tìm kiếm nhà cung cấp.

Bước 2: PQC – Kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất

PQC là gì?

PQC (Process Quality Control) được hiểu là kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất. Mục tiêu của PQC là kiểm soát quy trình sản xuất theo những tiêu chuẩn về chất lượng mà doanh nghiệp đã đề ra. Bên cạnh đó, công tác PQC có sự liên kết chặt chẽ với IQC và OQC.

Quy trình PQC

  • Khâu 1: Xây dựng quy trình đánh giá chất lượng

Theo đó, bộ phận PQC có nhiệm vụ xây dựng quy trình đánh giá chất lượng nhằm định hướng toàn bộ nhà máy tuân thủ những tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp. Các hoạt động này bao gồm xây dựng cẩm nang chất lượng, lập kế hoạch về chất lượng, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, và xây dựng quy trình đảm bảo chất lượng…

Mọi nhân viên cần tuân thủ chặt chẽ quy trình trên, bên cạnh đó, liên tục cải tiến để phù hợp với những tiêu chuẩn mới.

  • Khâu 2: Kiểm tra các công đoạn sản xuất

Đây là bước mà nhân viên cần kiểm tra các công đoạn sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm được gia công đúng quy định, yêu cầu đã đặt ra. Việc kiểm tra một cách thường xuyên các công đoạn sản xuất sẽ giúp bộ phận PQC có thể đảm bảo sản phẩm luôn được gia công đúng quy trình và đạt yêu cầu mà mình đề ra.

  • Khâu 3: Kiểm tra và phản hồi lại IQC khi phát hiện nguyên liệu, vật tư không đạt chất lượng

Cũng từ việc kiểm tra liên tục quy trình sản xuất trên, nhà máy có thể dễ dàng phát hiện các nguyên liệu, vật tư không đảm bảo chất lượng. Từ đó, phản hồi cho bộ phận IQC và điều chỉnh quy trình sản xuất cho phù hợp.

  • Khâu 4: Phân loại các bán thành phẩm chưa đạt yêu cầu và yêu cầu người chịu trách nhiệm chỉnh sửa.

Bên cạnh đánh giá chất lượng tổng quan của nguyên liệu, vật tư… bộ phận PQC sẽ phân loại những chi tiết, bộ phận, bán thành phẩm chưa đạt yêu cầu. Từ đó yêu cầu các cá nhân/bộ phận liên quan điều chỉnh, khắc phục theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Bước 3: OQC – Kiểm soát chất lượng đầu ra

OQC là gì?

OQC là viết tắt của Output Quality Control có nghĩa là kiểm soát chất lượng đầu ra. Theo đó, bộ phận OQC sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng của thành phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ. Đồng thời, cũng là khâu cuối cùng xác định sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng hay không. Từ đó cung cấp cho khách hàng các hàng hóa đạt chất lượng cao nhất.

Quy trình OQC

  • Khâu 1: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thành phẩm

Bộ phận OQC sẽ cần xác định tiêu chuẩn chất lượng cho từng sản phẩm thông qua việc đặt câu hỏi: Sản phẩm/dịch vụ mình cung cấp cần đạt những tiêu chí gì? Doanh nghiệp cũng cần lưu ý, khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cần tuân thủ quy trình ISO cũng như những mục tiêu mà đơn vị mình đang thực hiện.

  • Khâu 2: Kiểm soát chất lượng thành phẩm

Từ quy trình trên, đội ngũ nhân viên OQC sẽ trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng thành phẩm trên toàn bộ chuyền sản xuất. Đối với các thành phẩm lỗi, sai sót trong phần kỹ thuật, cần được thu thập và xác định nguyên nhân lỗi/hỏng. Và sau đó sẽ chuyển yêu cầu sửa chữa cho PQC.

  • Khâu 3: Xử lý yêu cầu, khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm Các công việc khác

Bộ phận OQC có nhiệm vụ giải quyết những yêu cầu, khiếu nại của khách hàng về chất lượng của sản phẩm sau khi đã xuất xưởng. Từ đây, OQC sẽ tìm ra các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm để kịp thời đề xuất phương án xử lý khiếu nại, yêu cầu của khách một cách nhanh chóng, hiệu quả. Bên cạnh đó, báo cáo lại cho bộ phận QC để doanh nghiệp có những điều chỉnh phù hợp, tránh việc tái diễn các vấn đề trên.

Bạn có biết: Chất lượng chính là yếu tố quyết định sự sống còn của một thương hiệu. Do đó để đảm bảo được chất lượng luôn được giữ vững và cải tiến thì khâu quản lý chất lượng đặc biệt quan trọng. Bài viết: 101 điều cần biết về quản lý chất lượng sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người làm quản lý để cải tiến chất lượng một cách hiệu quả.

Kết

Quy trình kiểm soát chất lượng theo ba bước IQC – PQC – OQC cho phép mỗi nhà máy có thể quản lý chất lượng một cách toàn diện mà không bỏ sót bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra. Nếu như doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn trong việc quản trị sản xuất nói chung và quản lý chất lượng nói riêng, doanh nghiệp hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua số hotline: 092.6886.855.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng