FMEA là gì? Cách thực hiện phân tích các dạng lỗi và ảnh hưởng
Công cụ FMEA đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi và hứa hẹn mang lại nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp bởi khả năng nhận diện và phòng ngừa rủi ro. Vậy, FMEA là gì? Cách mà FMEA phân tích các dạng lỗi? Tất cả sẽ được ITG giải đáp trong bài viết dưới đây.
FMEA là gì?
FMEA (viết tắt của Failure Mode and Effects Analysis) được hiểu là phân tích dạng lỗi và các ảnh hưởng đến thành phẩm hoặc đầu ra của quy trình. Cụ thể:
- Failure (Sự sai hỏng): Sự sai hỏng trong FMEA được nhấn mạnh là những lỗi tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai chứ ko phải những lỗi đã xảy ra.
- Mode (Cách thức): Mang ý nghĩa là phương thức, nguyên nhân gây ra sai hỏng. Cần phân biệt Failure Mode (cơ chế, nguyên nhân) với Defect (thiên về phân loại phế phẩm)
- Effect ( Ảnh hưởng, tác động): Mang ý nghĩa là Ảnh hưởng của những lỗi sai này là gì? Hậu quả như thế nào? Tác động ra sao tới đầu ra (thành phẩm) của quá trình
- Analysis (Phân tích): Mang ý nghĩa là phân tích nguyên nhân lỗi sai, từ đó đưa ra cách thức cải tiến phù hợp
Đây là một công cụ quản lý chất lượng toàn diện dùng để phát hiện ra các lỗi tiềm ẩn có thể tồn tại trong quá trình thiết kế sản phẩm hoặc quy trình sản xuất. Mục tiêu là loại bỏ các dạng hư hỏng và giảm thiểu những rủi ro.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý, FMEA không phải giải pháp thay thế quy trình quản trị sản xuất của nhà máy. Thay vào đó, FMEA giúp nâng cao kỹ thuật nhờ việc đưa ra cấu trúc cho một tiêu chuẩn chức năng chéo dùng để đánh giá, kiểm tra sản phẩm hoặc quy trình.
Phân loại FMEA trong sản xuất
FMEA Thiết kế
FMEA Thiết kế chú trọng đến việc tối ưu hóa độ khả tín của sản phẩm. Từ đó bảo đảm rằng tất cả những lỗi tiềm ẩn và nguyên nhân hình thành đã được nhận định và nghiên cứu. Để đánh giá một cách khách quan công tác thiết kế sản phẩm, doanh nghiệp sẽ cần nghiên cứu thông số sản phẩm sau:
- Thuộc tính vật liệu;
- Hình dáng bên ngoài;
- Dung sai;
- Giao diện;
- Tương tác hệ thống;
- Hồ sơ người dùng;
- …
FMEA Quy trình
FMEA Quy trình chủ yếu chú trọng đến việc cải thiện năng suất từ các phương tiện sản xuất (máy móc, công cụ, dây chuyền sản xuất,…) và các chuỗi cách thức doanh nghiệp đang ứng dụng. Để nhận định những cách thức sinh ra sai sót tiềm tàng cho sản phẩm và quy trình sản xuất, doanh nghiệp sẽ cần nghiên cứu các chỉ tiêu sau:
- Yếu tố con người;
- Phương pháp đang ứng dụng;
- Vật liệu;
- Máy móc;
- Hệ thống đo lường;
- Yếu tố hiệu suất;
- …
Tại sao phải thực hiện phân tích các dạng lỗi và ảnh hưởng FMEA là gì
Trong ngành sản xuất, việc phát hiện càng sớm hàng lỗi NG thì ảnh hưởng mà nó gây ra sẽ càng nhỏ. Ngược lại, khi lỗi NG được phát hiện quá muộn thì tác động chắc chắn sẽ vô cùng lớn, từ việc kéo theo chi phí sản xuất gia tăng, cho tới các khoản bồi thường khổng lồ do không đảm bảo cam kết chất lượng, nghiệm trọng hơn là uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
Trong khi đó, FMEA là một trong số các công cụ không những cho phép phát hiện lỗi mà còn giúp ngăn ngừa một cách cơ bản các tác động của hư hỏng. Việc phát hiện ra lỗi sớm trong quá trình sản xuất bằng cách sử dụng công cụ FMEA mang lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp:
- Xác định các điểm, khu vực thực sự cần được cải tiến trong sản phẩm/quá trình. Điều này, giúp công ty giảm thời gian và chi phí phải bỏ ra.
- Theo dõi các sai lỗi tiềm tàng trong quá trình thiết kế
- Phòng ngừa và ngăn chặn các thất bại có thể xảy ra trong sản phẩm và các quá trình hoạt động của tổ chức
- Cải thiện các chức năng trong sản phẩm
Khi nào doanh nghiệp cần thực hiện phân tích FMEA
- Khi doanh nghiệp có sự thay đổi hệ thống hiện tại để thiết kế sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ mới;
- Khi có mong muốn cải tiến hệ thống, thiết kế, sản phẩm hay quá trình cho phù hợp với các điều kiện hiện môi trường hiện tại;
- Khi có sự than phiền về hệ thống từ phía nhân viên, khách hàng, người sử dụng;
- Doanh nghiệp phát ra các hàng hóa NG trong sản xuất;
Cách thực hiện phân tích FMEA là gì?
Bước 1: Chuẩn bị trước khi thực hiện FMEA
Trước khi tiến hành làm FMFA, mọi yêu cầu kỹ thuật cho sản phẩm, quy trình và phạm vi của FMFA phải được thu thập, xem xét một cách kỹ lưỡng. Điều này nhằm đảm bảo doanh nghiệp có đầy đủ thông tin cần thiết cho quá trình thực hiện FMEA. Các tài liệu bao gồm:
- Các giả định về thiết kế và / hoặc quy trình;
- Hóa đơn sơ bộ của vật liệu / thành phần;
- Nguyên nhân tiềm ẩn từ các giao diện;
- Nguyên nhân tiềm ẩn từ việc lựa chọn thiết kế;
- Nguyên nhân tiềm ẩn từ tiếng ồn và môi trường;
- Các phương pháp kiểm tra và thử nghiệm trước đây được sử dụng trên các sản phẩm tương tự…
Bước 2: Xếp hạng mức độ nghiêm trọng
Khâu quản lý chất lượng này bao gồm việc làm sáng tỏ các chức năng, chế độ lỗi, ảnh hưởng của lỗi và xếp hạng mức độ nghiêm trọng. Các dữ liệu doanh nghiệp cần quan tâm, gồm:
- Thông số kỹ thuật của một thiết kế
- Quy định của chính phủ
- Yêu cầu chương trình cụ thể
- Đặc điểm của sản phẩm cần phân tích
- Kết quả quy trình mong muốn
- Giải pháp doanh nghiệp dự kiến thực hiện
Bước 3: Xác định nguyên nhân tiềm ẩn
Nguyên nhân các lỗi trong quá khứ sẽ được doanh nghiệp xem xét một cách cẩn trọng cùng với các thông tin:
- Các biện pháp kiểm soát phòng ngừa hiện tại
- Xếp hạng mức độ xuất hiện cho từng lỗi
- Giải pháp đã đặt ra để xử lý các lỗi kể trên
- Việc tái lỗi có xuất hiện thường xuyên không?
Bước 4: Liệt kê tất cả các kiểu sai lỗi có thể có trong mỗi chức năng
Kiểu sai lỗi là những tình huống xảy ra trên sản phẩm hoặc trong các quá trình, mà chúng không phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng cũng như nội bộ công ty, làm cho sản phẩm hay quá trình không đáp ứng được các yêu cầu. Trong giai đoạn này, các thành viên trong nhóm FMEA sẽ cùng tìm ra các sai lỗi tiềm ẩn trong mỗi khâu của tổ chức.
Bước 5: Phân công hành động
Doanh nghiệp sẽ xếp hạng mức độ nghiêm trọng, mức độ xuất hiện và mức độ phát hiện cho mỗi kết hợp lỗi / tác động tiềm ẩn, nguyên nhân và kiểm soát. Sau đó tiến hành chỉ định Hành động cho nhân viên thích hợp cũng như ngày đến hạn của hành động.
Bước 6: Đánh giá khả năng phát hiện ra sai lỗi
FMEA được kết thúc khi các biện pháp đối phó đã được thực hiện và thành công trong việc giảm thiểu rủi ro. Nếu FMEA không phát hiện ra rủi ro, nó được coi là yếu kém và hoạt động quản lý chất lượng mà doanh nghiệp đang thực hiện không có giá trị gia tăng. Việc đánh giá được thực hiện độc lập giữa các thành viên.
Bước 7: Xếp hạng hệ số rủi ro RPN và kết thúc chu trình
Sau khi xác nhận hoàn thành bước thứ 6, Giám đốc dự án hay các trưởng nhóm thực hiện FMEA sẽ xác định Mức độ nghiêm trọng, Mức độ xuất hiện hoặc Mức độ phát hiện và so sánh với RPN đã sửa đổi và cải tiến tương đối đối với thiết kế hoặc quy trình đã được ghi nhận trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức.
Mối quan hệ của FMEA với việc giải quyết vấn đề
Các lỗi phát hiện được trong quy trình FMEA chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho doanh nghiệp nếu như không kịp thời điều chỉnh. Nguyên nhân các lỗi được phát hiện từ quy trình FMEA tương đương với nguyên nhân gốc rễ tiềm ẩn mà doanh nghiệp buộc phải thừa nhận để có thể Giải quyết vấn đề.
Bên cạnh đó, dữ liệu thu thập được từ việc giải quyết vấn đề sẽ được đưa vào quy trình FMEA để lập kế hoạch trong tương lai cho tổ chức. Điều này cho phép FMEA xem xét các hư hỏng thực tế, có khả năng phân loại chế độ và nguyên nhân hỏng hóc, từ đó cũng giúp việc giải quyết vấn đề hoạt động hiệu quả và hoàn thiện hơn.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đưa ra sẽ giúp bạn có thể hiểu khái niệm FMEA là gì? Hãy theo dõi trang web ITG để được cập nhật những thông tin công nghệ hữu ích cho sản xuất.