bài Viết

Áp dụng Nguyên tắc LIFO, FIFO, FEFO trong sắp xếp, quản lý kho như thế nào để đạt hiệu quả nhất?

05/01/2022

Quản lý kho là vấn đề nhức nhối đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Để quản lý kho hiệu quả, trước tiên bạn cần nắm bắt các nguyên tắc quản lý, sắp xếp kho bãi cơ bản. Tùy theo tính chất hàng hóa mà hàng hóa doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp quản lý kho khác nhau như: FEFO, FIFO, LIFO,…

Trường hợp nào nên ứng dụng FIFO, trường hợp nào nên ứng dụng LIFO hoặc khi nào nào nên ứng dụng FEFO. Bài viết dưới đây, ITG sẽ cung cấp những bí quyết không thể bỏ qua để có thẻ áp dụng nguyên tắc trên trong hoạt động quản lý kho đạt hiệu quả cao nhất.

Nguyên tắc FIFO

1.1. Nguyên tắc FIFO là gì?

FIFO là từ viết tắt của cụm First In First Out, có nghĩa là nhập trước, xuất trước. Hiểu đơn giản, sản phẩm được lưu kho trước sẽ được ưu tiên vận chuyển ra trước.

Với đặc thù này, FIFO sẽ được ứng dụng cho các loại hàng hóa dễ hư hỏng như thực phẩm hay các sản phẩm có vòng đời thấp như thời trang, hoặc các sản phẩm có thể nhanh chóng trở nên lỗi thời như công nghệ. Với những mặt hàng trên, nếu doanh nghiệp của bạn lưu kho quá lâu, chắc chắn sẽ gây ra các khoản thua lỗ vì hàng hóa hết hạn hay trở nên lỗi mốt.

NGUYÊN TẮC FIFO

Cách thức ứng dụng nguyên tắc FIFO

Nằm lòng bí quyết quản lý kho hàng thông minh, hiệu quả, tránh thất thoát cho doanh nghiệp.

1.2. Ưu và nhược điểm của FIFO trong sắp xếp kho

Về ưu điểm:

  • Do hàng hóa sẽ được lưu kho trong thời gian ngắn, do đó, chi phí tồn kho trên mỗi sản phẩm sẽ giảm. Lẽ tất nhiên, điều này giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Với đặc thù luân chuyển hàng hóa liên tục, doanh nghiệp có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt hơn, tránh việc hàng hóa được sản xuất từ rất lâu nhưng thời điểm hiện nay mới xuất kho. Khi có lỗi phát sinh, khó có thể truy xuất nguồn gốc.

Về nhược điểm:

  • Đây là nguyên tắc đòi hỏi cần chú trọng vào không gian lưu trữ kho lớn với nhiều thiết bị chuyên dụng. Bởi lẽ, các sản phẩm đã lưu lâu nhất trong kho cần được sắp xếp tại những vị trí dễ tiếp các công cụ xử lý.
  • Doanh nghiệp bạn phải có hệ thống phần mềm theo dõi hàng tồn kho một cách kỹ càng để tránh bỏ sót hàng hóa sản xuất trước đó.

1.3. Nguyên tắc sắp xếp hàng hóa theo nguyên tắc FIFO

Với sự luân chuyển liên tục của hình thức “Nhập trước – xuất trước”, hàng hóa lưu trữ hàng hoá cũng cần được sắp xếp theo chiều ưu tiên từ cửa kho tiến dần vào trong, tầng dưới trước tầng trên sau để đáp ứng được yêu cầu có thể bốc dỡ hàng hóa thường xuyên.

Doanh nghiệp có thể lưu ý triển khai các kệ pallet một cách gọn gàng và khoa học. Bên cạnh đó, cần triển khai các giải pháp công nghệ như xe tự hành AGV, xe nâng để hỗ trợ việc quản trị kho dễ dàng hơn.

Một điều quan trọng khác đó là để việc xuất kho được chính xác hơn, mỗi kệ hàng, thậm chí các lô hàng đều phải được ghi thẻ kho với thông tin chi tiết. Đặc biệt là ngày sản xuất và nhập kho, nhằm thuận tiện cho việc xuất kho hàng hóa.

2. Nguyên tắc LIFO

2.1. Nguyên tắc LIFO là gì?

LIFO là từ viết tắt của Last in First Out, nghĩa là nhập sau xuất trước. Theo đó, các mặt hàng nào mới nhập về sau sẽ là những hàng hóa đầu tiên được xuất đi. Cụ thể, khi áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp sẽ nhập hàng hóa vào các kho gần nhất. Khi có phiếu yêu cầu xuất kho, những hàng mới nhập sẽ được xuất kho đầu tiên thay vì ưu tiên sử dụng những hàng hóa cũ.

NGUYÊN TẮCLIFO

Cách thức ứng dụng nguyên tắc LIFO

2.2. Ưu và nhược điểm của LIFO

Ưu điểm:

  • Việc ứng dụng LIFO trong quản lý kho, doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh các khoản phí theo tỷ giá hiện tại. Theo đó, khi chi phí sản xuất hiện nay tăng lên, doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá thành sản phẩm cao hơn (trong khi giá sản xuất trước đây là thấp hơn). Điều này giúp các đơn vị gia tăng doanh thu, chi phí và lợi nhuận của mình, kể cả khi hàng hóa đã được sản xuất từ rất lâu.
  • LIFO cho phép doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh giá cả ngay cả khi thị trường xảy ra nhiều biến động. Điều này cho phép hàng hóa ít bị suy giảm giá trị.
  • Ưu điểm hàng đầu của nguyên tắc LIFO đó là giảm tính phức tạp trong việc quản lý kho vận. Bởi lẽ, khi nhập hàng hóa vào kho, các lô hàng mới sẽ được đặt trên hoặc phía trước các lô hàng cũ cất vào trong kho. Việc lấy những mặt hàng mới nhất như này sẽ giúp lấy hàng hóa dễ dàng hơn mà không cần một diện tích lưu kho quá rộng.

Về nhược điểm:

  • Trong bối cảnh thị trường bình ổn trở lại, chi phí sản xuất giảm xuống, đồng nghĩa giá bán sẽ giảm. Việc lưu trữ hàng hóa có mức phí sản xuất (cao hơn) từ thời gian trước sẽ làm giảm lợi nhuận, thậm chí là lỗ vốn.
  • Đây là nguyên tắc chỉ có thể áp dụng cho một số ngành sản phẩm nhất định mà giá trị hàng hóa sẽ không bị suy giảm theo thời gian ví dụ như vật liệu xây dựng,…

5 kỹ năng quản lý kho hàng mà thủ kho không thể bỏ lỡ để trở thành một người quản lý chuyên nghiệp.

2.3. Nguyên tắc sắp xếp hàng hóa theo LIFO

Ứng dụng phương pháp LIFO, doanh nghiệp sẽ không cần lo lắng quá nhiều. Bởi lẽ, hàng hóa mới được sản xuất sẽ được xếp phía bên trên hay phía trước các hàng hóa lưu trữ trước đó.

Tuy nhiên, do đặc thù lưu trữ lâu dài, doanh nghiệp cần phải sắp xếp đội ngũ kiểm tra định kỳ hàng hóa tồn kho. Điều này cho phép các đơn vị nắm chính xác lượng hàng hóa tồn kho cũng như tránh việc thất thoát hàng hóa.

Một gợi ý cho các doanh nghiệp khi có ý định áp dụng nguyên tắc sắp xếp hàng hóa trong kho LIFO đó là sử dụng các kệ hàng hóa để trưng bày. Điều này giúp đảm bảo không gian lưu trữ kho khoa học và hiệu quả.

3. Nguyên tắc FEFO

3.1. Nguyên tắc FEFO là gì?

FEFO là từ viết tắt của First Expired First Out, nghĩa là hết hạn trước ra trước. Theo đó, doanh nghiệp sẽ ưu tiên xuất các sản phẩm có ngày hết hạn sớm hơn. Trong đó, thời hạn sử dụng sản phẩm sẽ được tính từ lúc bắt đầu sản xuất đến thời hạn in trên bao bì thành phẩm.

nguyên tắc fefo

3.2. Ưu và nhược điểm của FEFO trong sắp xếp kho

Về ưu điểm:

  • Cũng giống như nguyên tắc FIFO, FEFO cho phép giảm chi phí tồn kho trên mỗi sản phẩm. Bởi hàng hoá không sẽ không cần lưu trữ trong kho quá lâu.
  • Điều này giúp doanh nghiệp tránh khỏi các tình trạng khó kiểm soát hàng tồn kho (số lượng và chất lượng); gây lãng phí và thất thoát tài sản cũng như làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp.

Về nhược điểm:

  • Cũng tương tự nguyên tắc FIFO, FEFO đòi hỏi một không gian kho khoa học, có dung lượng lưu trữ lớn và nhiều thiết bị chuyên dụng. Điều này đòi hỏi mỗi đơn vị phải bỏ ra một khoản kinh phí lớn cho việc đầu tư hạ tầng.
  • Nguyên tắc FEFO sẽ ưu tiên xuất hàng hóa có hạn sử dụng gần nhất. Do vậy, quản lý khu vực kho không chỉ nắm bắt được số lượng hàng tồn kho mà còn phải theo dõi một cách chính xác thời hạn lưu trữ sản phẩm. Đây là một áp lực rất lớn, đặc biệt đối với các công ty còn áp dụng phương thức thủ công trong quản lý kho.

3.3. Nguyên tắc sắp xếp hàng hóa theo FEFO

Nguyên tắc sắp xếp hàng hóa FEFO khá tương đồng với phương pháp quản lý FIFO. Nhân viên kho cần sắp xếp hàng hóa dựa trên hạn sử dụng của sản phẩm. Những sản phẩm có hạn sử dụng ít hơn sẽ được lưu trữ ở phía trước… còn những sản phẩm có thời hạn lưu trữ dài hơn sẽ được đẩy lùi về phía sau.

Tip nhỏ dành cho doanh nghiệp: Cần áp dụng các hình thức khuyến mại hay bán hàng chiết khấu để có thể đẩy nhanh lượng hàng tồn kho có hạn sử dụng ngắn.

Kiến thức về quản lý kho

Kết luận

Trên đây là những nguyên tắc sắp xếp hàng hóa được chúng tôi tổng hợp từ những đơn vị sản xuất hàng đầu trên cả nước. Để được hỗ trợ thêm về kiến thức quản trị kho, tư vấn về phần mềm quản lý kho, doanh nghiệp hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi qua số hotline: 092.6886.855

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng