bài Viết

Bí mật quản trị tinh gọn tại Toyota: giảm 50% sai sót và 20% thời gian sản xuất

15/05/2020

Toyota là hãng ô tô đa quốc gia hàng đầu thế giới và là công ty lớn thứ 6 trên thế giới tính theo doanh thu. Sự thành công đó được tạo nên bởi nhiều yếu tố nhưng không thể không nhắc đến triết lý quản trị tinh gọn giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Đọc thêm: Vận hành giải pháp tinh gọn liệu có lỗi thời trong thời đại 4.0?

Triết lý quản trị tinh gọn:

Quản trị tinh gọn là phương pháp cải tiến có hệ thống, liên tục và tập trung vào việc tạo thêm giá trị cho khách hàng cùng lúc với việc loại bỏ các lãng phí (wastes) trong quá trình sản xuất/ cung cấp dịch vụ của một tổ chức, từ đó giúp cắt giảm chi phí (đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận), tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực, rút ngắn thời gian chu trình sản xuất/ cung cấp dịch vụ, đồng thời tăng khả năng đáp ứng một cách linh hoạt các yêu cầu không ngừng biến động và ngày càng khắt khe của khách hàng. Cùng tìm hiểu bí quyết quản trị tinh gọn Toyota Production System (TPS) mà Toyota xây dựng để trở thành hãng sản xuất hàng đầu thế giới với mô hình được áp dụng ở nhiều lĩnh vực.

Bắt nguồn từ Just-in-time manufacturing…

Triết lý sản xuất tinh gọn mà Toyota xây dựng bắt nguồn từ hệ thống “Just-in-time manufacturing” (sản xuất vừa – đúng – lúc). Sau nhiều lần cải tiến đã phát triển thành Toyota Production Systems (TPS).

TPS được tạo ra bởi 2 trụ cột chính là: jidoka và just-in-time. Trong đó jidoka là phương pháp nhằm nhanh chóng xác định và sửa chữa bất kỳ vấn đề nào có thể dẫn đến sản xuất lỗi. Còn just-in-time là phương pháp chỉ thực hiện hoạt động cần thiết, khi cần thiết, với số lượng cần thiết nhằm hạn chế việc sản xuất quá mức đề ra hoặc không đúng tiến trình yêu cầu. Jidoka và Just-in-time hỗ trợ nhau, tạo ra dòng nguyên liệu liên tục trong suốt quá trình sản xuất, chuẩn hóa các quy trình và loại bỏ lãng phí.

quản trị tinh gọn

TPS được tạo ra bởi 2 trụ cột chính là: jidoka và just-in-time

Hệ thống này tập trung vào việc sản xuất một dòng sản phẩm liên tục (one-piece-flow). Rút ngắn thời gian sản xuất bằng việc loại bỏ lãng phí có trong từng công đoạn của quy trình sản xuất để đạt chất lượng tốt nhất mà chi phí là thấp nhất, cùng với mức an toàn và tinh thần làm việc cao của tất cả mọi người.

Có thể nói nguyên tắc cơ bản nhất của TPS là nguyên tắc chống lại sự lãng phí toàn diện trong toàn bộ quá trình nghiên cứu thiết kế và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời kết hợp với việc liên tục cải tiến phương pháp làm việc để ngày càng dẫn đến chất lượng và hiệu quả cao hơn trong lĩnh vực quản lý kinh doanh và sản xuất sản phẩm. Những nguyên tắc quản trị tinh gọn này đã làm nên lợi thế cạnh tranh đặc thù cho Toyota và tạo nền móng vững chắc cho giai đoạn phát triển lớn hơn trong lịch sử của họ, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới làm thay đổi thế giới sản xuất ô-tô sau này.

Đọc thêm: Tiết kiệm 70% thời gian lập kế hoạch sản xuất nhờ bí quyết này

Bí mật quản trị tại Toyota: giảm 50% sai sót và 20% thời gian sản xuất

Mục tiêu chính của TPS là đảm bảo rằng quy trình quản trị tinh gọn mà không bị căng thẳng hoặc “Muri” (quá tải) tránh tạo ra “Muda” (lãng phí). Có tám loại lãng phí được đề cập trong TPS, bao gồm: lãng phí do sản xuất dư thừa, do thời gian chờ đợi, do tồn kho, vận chuyển, quy trình, vận hành và nguồn nhân lực.

quản trị tinh gọn

8 loại lãng phí được đề cập trong bí quyết quản trị TPS

Trong dây chuyền sản xuất ô tô của Toyota, để thực hiện các đơn hàng càng nhanh càng tốt, cần tuân thủ những điều sau:

– Khi một đơn đặt hàng được nhận, hướng dẫn sản xuất phải được ban hành cho đầu dây chuyền sản xuất càng sớm càng tốt.

– Dây chuyền lắp ráp phải được dự trữ với số lượng cần thiết đối với tất cả các bộ phận để có thể lắp ráp bất kỳ loại xe nào.

– Quá trình lắp ráp phải lấy các bộ phận được sử dụng với cùng số lượng bộ phận từ quy trình trước đó.

– Quy trình trước phải được dự trữ với số ít các bộ phận và chỉ tạo ra số lượng cần thiết cho quy trình tiếp theo. Nghĩa là sản xuất phải cân đối với tiêu thụ.

Các nguyên tắc về Kaizen, giải quyết nguyên nhân gốc rễ (5-why’s), quy trình kiểm soát chất lượng,… cũng được áp dụng để dừng hoạt động khi dây chuyền có lỗi, tìm nguyên nhân và tránh ảnh hưởng đến dây chuyền sau cũng như toàn bộ hệ thống.

Hệ thống TPS của Toyota đã loại bỏ triệt để những lãng phí làm gia tăng chi phí mà không đem lại bất kỳ giá trị gia tăng nào. Giống như việc các kệ hàng tại siêu thị được lấp đầy với đúng số lượng khách đã lấy, Toyota luôn cố gắng đảm bảo mức hàng tồn kho tối thiểu, đủ để thay thế số lượng bị rút đi.

quản trị tinh gọn

Toyota đã giảm tới 50% sai sót và 20% thời gian trong quản trị

Nếu dây chuyền của công ty có thể lắp ráp bộ phận nào đó trong 10 phút, họ sẽ tìm cách để giảm thời gian xuống còn 5 phút, sau đó sẽ chỉ còn 2 phút. Điều này đã giúp Toyota tạo ra những chiếc xe hơi chất lượng cao với chi phí thấp và tốc độ nhanh nhất. Kết quả là Toyota đã giảm tới 50% sai sót và 20% thời gian xây dựng.

Đọc thêm: Điểm danh 7 loại lãng phí trong sản xuất

Mô hình ngôi nhà chất lượng với các nguyên tắc của TPS

  • Nguyên tắc 1: Quyết định của thành viên Toyota phải dựa trên triết lý dài hạn, ngay cả khi cần phải tiêu tốn tài chính ngắn hạn.
  • Nguyên tắc 2: Tạo nên dòng xử lý liên tục để giải quyết các vấn đề
  • Nguyên tắc 3: Sử dụng “hệ thống Kéo”(Pull system) để tránh việc sản xuất thừa
  • Nguyên tắc 4: Cân bằng khối lượng công việc (Heijunka)
  • Nguyên tắc 5: Xây dựng văn hóa mua sắm chuẩn để giải quyết vấn đề, đạt được chất lượng tốt ngay lần đầu.
  • Nguyên tắc 6: Chuẩn hóa các công việc là nền tảng cho việc cải tiến liên tục và trao quyền cho nhân viên
  • Nguyên tắc 7: Sử dụng điều khiển có hiển thị để không có lỗi nào bị che dấu
  • Nguyên tắc 8: Chỉ sử dụng công nghệ đã được kiểm tra kỹ càng và tin cậy để phục vụ con người và quy trình
  • Nguyên tắc 9: Phát triển các nhà lãnh đạo hiểu rõ công việc, toàn tâm với triết lý của công ty và có thể hướng dẫn cho nhân viên.
  • Nguyên tắc 10: Phát triển những con người tài ba đi theo triết lý của doanh nghiệp
  • Nguyên tắc 11: Mở rộng mạng lưới đối tác và nhà cung cấp, cùng hỗ trợ cải tiến
  • Nguyên tắc 12: Xem xét và ra quyết định dựa trên dữ liệu được kiểm chứng
  • Nguyên tắc 13: Thực hiện lấy ý kiến và cân nhắc mọi khả năng có thể xảy ra; thực hiện nó một cách nhanh chóng
  • Nguyên tắc 14: Trở thành một tổ chức không ngừng học hỏi thông qua sự suy nghĩ không ngừng (Hansei) và sự cải tiến liên tục (Kaizen)

Sự vươn lên không ngừng của hãng sản xuất ô tô Nhật Bản chính là thành quả đạt được của Toyota từ khi áp dụng TPS. Toyota cũng không ngại chia sẻ bí quyết quản trị tinh gọn với các nhà cung cấp phụ tùng từ những năm 1990. Nhiều doanh nghiệp áp dụng đều đã chứng kiến sự tăng trưởng lợi nhuận sau đó, ngay cả trong thời kỳ suy thoái.

Toyota thậm chí đã “tặng” hệ thống của mình cho các tổ chức từ thiện, biến nó thành một dịch vụ công cộng. Ngày 29 tháng 6 năm 2011, Toyota công bố chương trình quốc gia quyên tặng chuyên môn TPS của mình cho các tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu cải thiện hoạt động, mở rộng phạm vi và tăng sức ảnh hưởng.

Nhiều người không khỏi thắc mắc vì sao Toyota lại sẵn lòng chia sẻ bí quyết thành công. Tuy nhiên, công ty biết rằng hệ thống này không hề dễ sao chép và luôn cải tiến liên tục, ngay cả với dây chuyền sản xuất của chính mình.

Để hiểu thêm bí quyết trong quản trị doanh nghiệp, kinh nghiệm vận hành hiệu quả hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn: 092.6886.855

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng