UPH là gì? Công thức tính UPH trong sản xuất
Chỉ số UPH đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường hiệu suất dây chuyền, tối ưu năng suất tại nhà máy. Vậy UPH là gì? Tính UPH trong sản xuất như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết!
UPH là gì?
UPH (viết tắt của Units Per Hour) tức “Đơn vị cho mỗi giờ”, là chỉ số đánh giá hiệu quả sản xuất, biểu thị số lượng sản phẩm (đơn vị) được sản xuất trong một giờ. Đây là một trong những chỉ số quan trọng trong sản xuất công nghiệp, giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động của dây chuyền sản xuất, máy móc, công nhân.
Nắm bắt và tối ưu chỉ số UPH giúp các nhà quản lý ra quyết định chính xác hơn trong việc: Cân đối nguồn lực sản xuất, tối ưu hóa dây chuyền, đánh giá hiệu suất lao động, dự đoán sản lượng và lập kế hoạch sản xuất.

UPH là chỉ số đo lường số lượng sản phẩm được sản xuất trong một giờ
Công thức tính UPH trong sản xuất
Công thức tính UPH trong sản xuất như sau:
UPH = Tổng số sản phẩm sản xuất/Tổng thời gian sản xuât (giờ)
Trong đó:
- Tổng số sản phẩm sản xuất: Là số lượng sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn trong một khoảng thời gian cụ thể.
- Tổng thời gian sản xuất (giờ): Là tổng thời gian thực tế sản xuất.
Ví dụ, một nhà máy sản xuất ra 800 sản phẩm trong 8 giờ, chỉ số UPH sẽ được tính như sau: UPH = 800/4 = 200 (sản phẩm/giờ). Như vậy, trung bình mỗi giờ, dây chuyền sản xuất được 200 sản phẩm.
Để đảm bảo chỉ số UPH phản ánh chính xác số lượng sản phẩm được hoàn thành trong một giờ, thời gian sản xuất cần được tính toán cẩn thận, bao gồm cả thời gian thiết lập, thời bảo trì và tạm dừng sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần lưu ý các yếu tố khác như: Thiết bị ngưng hoạt động, đầu ra sản phẩm lỗi hay rủi ro trong quá trình sản xuất để tính toán UPH sát với thực tế nhất.
Vai trò của UPH trong sản xuất
Chỉ số UPH trong sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc:

4 Lợi ích chính của UPH trong sản xuất
- Đánh giá hiệu suất sản xuất: UPH phản ánh trực tiếp năng suất sản xuất trong một khoảng thời gian cụ thể. Dựa vào chỉ số UPH, nhà quản lý có thể nắm bắt tức thời tình hình sản xuất theo ca/giờ/ngày; từ đó, đánh giá hiệu quả làm việc của từng dây chuyền, từng bộ phận, từng công nhân.
- Phản ánh chi phí sản xuất: UPH là cơ sở để các nhà quản lý tính toán chi phí sản xuất. Chỉ số UPH càng cao, thời gian sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm càng thấp, đồng nghĩa với chi phí sản xuất trên mỗi sản phẩm giảm xuống. Ngược lại, UPH thấp nghĩa là đang có sự trì trệ trong hoạt động sản xuất làm ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp.
- Tối ưu hóa quy trình: Thông qua chỉ số Units Per Hour, doanh nghiệp có thể phát hiện sớm những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất (Máy móc hoạt động kém hiệu quả, năng suất lao động thấp, cung ứng nguyên liệu chậm trễ…) để đưa ra giải pháp cải thiện hiệu quả, giúp tối ưu quy trình sản xuất.
- Hỗ trợ tối ưu hóa quy trình và lập kế hoạch: Chỉ số UPH trong sản xuất còn là cơ sở để doanh nghiệp dự báo sản lượng theo thời gian, lập kế hoạch sản xuất phù hợp với đơn hàng, điều chỉnh bố trí máy móc và nhân sự, đồng thời tối ưu năng suất mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Units Per Hour
UPH trong sản xuất chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau, cả về mặt kỹ thuật, con người lẫn quy trình quản lý. Dưới đây là những yếu tố chính:
Tình trạng và hiệu suất máy móc
Máy móc là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của nhà máy. Nếu thiết bị hoạt động kém, hỏng hóc thường xuyên xảy ra hoặc dây chuyền thiếu tính tự động hóa, phụ thuộc nhiều vào thao tác thủ công, sẽ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, khiến chỉ số UPH giảm đáng kể.
Tay nghề của công nhân
Trong quá trình sản xuất, việc công nhân thực hiện sai thao tác sai kỹ thuật hoặc sai sót khi vận hành là một trong những nguyên nhân chính làm giảm số lượng sản phẩm hoàn thành trong một giờ. Ngược lại, nếu sở hữu đội ngũ lao động lành nghề, thao tác nhanh chóng, chính xác, doanh nghiệp có thể nâng cao UPH đáng kể, rút ngắn thời gian sản xuất.

Năng lực của đội ngũ công nhân ảnh hưởng lớn đến chỉ số UPH
Quy trình tổ chức sản xuất
Việc bố trí dây chuyền, luồng nguyên vật liệu, logic vận hành… đều tác động đến tốc độ sản xuất. Nếu quy trình thiếu đồng bộ, thường xuyên xảy ra tắc nghẽn giữa các công đoạn, thời gian chờ đợi sẽ tăng lên, làm giảm hiệu quả sản xuất tổng thể.
Khả năng quản lý nguyên vật liệu
Nguyên liệu đầu vào kém chất lượng khiến sản phẩm đầu ra không đạt yêu cầu, doanh nghiệp buộc phải tiến hành sản xuất lại hoặc loại bỏ. Điều này khiến tổng số sản phẩm đạt yêu cầu trong một giờ giảm xuống. Bên cạnh đó, sự chậm trễ trong cung ứng vật tư cũng khiến dây chuyền sản xuất không thể vận hành liên tục, ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số UPH.
Xem thêm: Giải pháp quản lý nguyên vật liệu hiệu quả cho doanh nghiệp
Thời gian setup và chuyển đổi dây chuyền
Mỗi lần thay đổi mã hàng, công đoạn hoặc sản phẩm sản xuất thường đi kèm với thời gian setup thiết bị, thử nghiệm, điều chỉnh thông số. Nếu thời gian chuyển đổi quá dài hoặc thực hiện không hiệu quả, chỉ số UPH trong sản xuất sẽ giảm mạnh trong giai đoạn chuyển tiếp.
Những thách thức khi cải thiện UPH trong sản xuất
Việc nâng cao UPH trong sản xuất có thể đi kèm với một số thách thức sau:
Mâu thuẫn giữa năng suất và chất lượng
Khi doanh nghiệp chỉ tập trung vào tăng năng suất mà bỏ qua yếu tố chất lượng, tỷ lệ hàng lỗi sẽ tăng cao. Lúc này, việc sản xuất lại hoặc loại bỏ hàng lỗi sẽ khiến chi phí sản xuất tăng và lợi nhuận giảm, ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Khó kiểm soát dữ liệu thủ công
Với các nhà máy chưa ứng dụng công nghệ số, việc thu thập dữ liệu UPH trong sản xuất thường được thực hiện thủ công nên dễ xảy ra sai sót, thiếu đồng nhất hoặc chậm trễ. Điều này khiến việc phân tích và ra quyết định của nhà quản lý gặp nhiều khó khăn.
Thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận
Để cải thiện UPH hiệu quả, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận như: Sản xuất, kỹ thuật, bảo trì, quản lý chất lượng, và cung ứng vật tư. Nếu thiếu sự liên kết, mọi nỗ lực cải tiến dễ bị phá vỡ hoặc không đạt hiệu quả như kỳ vọng.
Kháng cự thay đổi từ nhân sự
Khi áp dụng quy trình mới, thay đổi cách vận hành hoặc đưa công nghệ vào sản xuất, không ít công nhân cảm thấy lo lắng, kháng cự hoặc không tuân thủ đầy đủ, làm chậm tiến độ cải thiện UPH.
Cách cải thiện UPH trong nhà máy sản xuất
Để nâng cao chỉ số UPH trong nhà máy, doanh nghiệp có thể áp dụng một số cách như sau:

Một số phương pháp nâng cao chỉ số UPH trong nhà máy sản xuất
Kiểm soát chất lượng chặt chẽ
Càng nhiều sản phẩm đầu ra đạt chất lượng, doanh nghiệp càng có thời gian tập trung sản xuất sản phẩm mới thay vì tốn thời gian cho việc sửa chữa hoặc sản xuất thay thế. Nhờ đó, số lượng sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian nhất định tăng lên, nâng cao chỉ số UPH.
Có thể thấy rằng, để cải thiện UPH trong sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như phần mềm quản lý chất lượng (QMS) để nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng toàn diện từ đầu vào đến đầu ra và khoanh vùng lỗi nhanh chóng.
Chẳng hạn, phần mềm quản lý chất lượng QMS của ITG Technology có thể giúp doanh nghiệp số hóa hoạt động IQC-PQC-OQC toàn diện và hỗ trợ khoanh vùng NG trên từng công đoạn, từ đó xác định nguyên nhân gốc rễ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất để có phương án khắc phục kịp thời. Ngoài ra, phần mềm còn hỗ trợ doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc theo 5M1E nhanh chóng, phục vụ cho công tác quản lý chất lượng.
Ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất
Sử dụng phần mềm quản lý sản xuất là một phương án hiệu quả giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu suất, cải thiện chỉ số UPH.
Phần mềm quản lý sản xuất có thể theo dõi và quản lý toàn bộ quy trình sản xuất trong nhà máy theo thời gian thực (real-time), hỗ trợ các nhà quản trị phân bổ nguồn lực tối ưu. Đồng thời, phần mềm còn tự động hóa nhiều tác vụ thủ công, giúp doanh nghiệp giảm thiểu sai sót, giảm thời gian chờ đợi và tăng cường năng suất lao động, từ đó trực tiếp cải thiện số lượng sản phẩm hoàn thành trên một đơn vị thời gian.
Nếu doanh nghiệp đang tìm hiểu về các phần mềm quản lý sản xuất hiệu quả trên thị trường, có thể tham khảo giải pháp 3S MES của ITG. Phần mềm cho phép các nhà quản trị theo dõi, kiểm soát và vận hành sản xuất dưới nhà máy theo thời gian thực, giúp doanh nghiệp:
- Quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất (BOP)
- Quản lý lệnh sản xuất và work order
- Lập lịch sản xuất dựa trên các thuật toán sắp xếp ưu tiên
- Quản lý sản xuất chi tiết theo từng công đoạn
Với sự trợ giúp của 3S MES, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu suất và cải thiện chỉ số UPH trong sản xuất hiệu quả.
Tối ưu quy trình sản xuất
Để cải thiện UPH, doanh nghiệp cần đi sâu vào phân tích từng giai đoạn của quy trình sản xuất, từ nguyên liệu đến thành phẩm, nhằm xác định các nút thắt làm chậm tiến độ. Khi các quy trình rườm rà, thủ tục phức tạp và những giai đoạn trung gian không cần thiết được loại bỏ, hiệu suất sản xuất của doanh nghiệp sẽ được nâng cao đáng kể. Do đó, việc đánh giá và cải tiến quy trình sản xuất cần được thực hiện thường xuyên để đạt được hiệu quả cao nhất.
Đào tạo nâng cao tay nghề công nhân
Doanh nghiệp nên tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu để nâng cao kỹ thuật thao tác, kỹ năng vận hành thiết bị và hiểu biết về quy trình cho công nhân viên dưới nhà xưởng, giúp họ làm việc nhanh và chính xác hơn.
Bên cạnh việc nâng cao tay nghề, lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần chú trọng cải thiện môi trường làm việc, xây dựng chế độ khen thưởng và đãi ngộ hợp lý để thúc đẩy hiệu quả làm việc của các cá nhân và tập thể trong tổ chức.
Như vậy, bài viết này đã chia sẻ chi tiết đến bạn đọc ý nghĩa của UPH là gì, tầm quan trọng của chỉ số này và cách cải thiện. Có thể thấy rằng, chỉ số UPH trong sản xuất đóng vai trò rất quan trọng, phản ánh chính xác hiệu suất và khả năng đáp ứng đơn hàng của doanh nghiệp. Để cải thiện UPH, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp được gợi ý ở trên hoặc liên hệ đến chúng tôi theo hotline 092.6886.855 để được hỗ trợ.