bài Viết

Cycle time và những phương pháp tối ưu chu kỳ sản xuất hiệu quả

21/12/2022

Trong một thị trường lấy khách hàng làm trung tâm như hiện nay, doanh nghiệp nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và mang lại trải nghiệm tốt, doanh nghiệp đó sẽ có thể đứng vững và tiến bước một cách mạnh mẽ. Chu kỳ sản xuất (Cycle time) là một trong những yếu tố quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cần tối ưu để phát triển cũng như đem lại những giá trị tốt hơn dành cho khách hàng. 

Cycle time là gì?

Cycle Time (dịch là Chu kỳ sản xuất) là một thuật ngữ được dùng chủ yếu để đo lường hoạt động vận hành sản xuất. Đây là khoảng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm dịch vụ, thông thường tính từ lúc bắt đầu sản xuất cho tới lúc hoàn thiện giao hàng. Cycle time có ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động lập kế hoạch mua hàng, bán hàng, tính toán chi phí tài chính và lập ngân sách sản xuất. Chỉ số này được sử dụng phổ biến khi thực hiện quản lý và điều hành trên hệ thống ERPphần mềm MES

cycle time là gì

Các loại hình Cycle time

  • Operator Cycle time: Là khoảng thời gian cần thiết để một nhân viên hoàn thành một chu kì công việc bao gồm có việc di chuyển, kiểm tra, hoạt động…
  • Machine Cycle time: Là khoảng thời gian kể từ khi máy móc bắt đầu thực hiện quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cho đến khi chúng trở về trạng thái  ban đầu sau khi hoàn tất cả quá trình tạo ra sản phẩm.

Cách tính chu kỳ sản xuất

Cycle time là một chỉ số thiết yếu trong việc tính toán OEE (Hiệu suất thiết bị tổng thể). Do đó, tính được Cycle time là bước đầu tiên để đo lường chính xác mức độ hiệu quả của một hoạt động sản xuất.

Công thức tính Cycle time

Cycle time (Chu kỳ sản xuất) = Thời gian ròng để sản xuất ra tổng số lượng sản phẩm / Tổng số lượng sản phẩm

Tuy nhiên, khi tính toán Cycle time, cần lưu ý rằng: “Thời gian sản xuất ròng” không được tính đến bất kỳ thời gian nghỉ hoặc thời gian chờ nào ảnh hưởng đến quy trình sản xuất. Con số này đo lường nghiêm ngặt thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ hoặc sản xuất sản phẩm, trừ đi thời gian thừa và thời gian ngừng hoạt động.

Ví dụ về tính Cycle time

Tính toán Cycle time có ý nghĩa quan trọng trong việc cài đặt dây chuyền sản xuất để xác định giá cho một mặt hàng riêng lẻ.

Giả sử, một doanh nghiệp sản xuất áo phông cần biết chi phí làm ra một sản phẩm, thì họ cần tính toán doanh nghiệp mình có thể sản xuất tổng cộng bao nhiêu áo phông trong một khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp này, mô hình định giá sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm có chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu và lợi nhuận.

Trong đó, công nhân đang làm ca 10 tiếng với 30 phút nghỉ giải lao (tức 0.5 giờ). Mỗi ngày, công nhân sản xuất được 50 chiếc áo. Do đó:

  • Tổng thời gian sản xuất ròng = 10 – 0.5=9.5 giờ
  • Cycle time (chu kỳ sản xuất) = 9.5 giờ / 50 áo = 0.19 giờ/áo (tức 11.4 phút/áo)

Như vậy, công nhân chỉ cần mất hơn 11 phút để sản xuất một chiếc áo thun. Doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ số này để hạch toán chi phí lao động và cộng chúng vào tổng chi phí sản phẩm.

Phân biệt Cycle time và Lead time

phân biệt lead time và cycle time

Để phân biệt Cycle time và Lead time, chúng ta có thể nhớ đơn giản:

  • Chu kỳ sản xuất (Cycle time) là một thành phần của thời gian sản xuất (Lead time). Cycle time đề cập đến khoảng thời gian thực tế để hoàn thành một đơn vị công việc/một đơn vị sản phẩm từ lúc bắt đầu sản xuất cho tới khi kết thúc quá trình vận chuyển hàng hóa tới tay khách hàng.
  • Còn Lead time là khoảng thời gian bắt đầu một quy trình từ lúc có đơn đặt hàng đến khi kết thúc giao hàng.
  • Khi chu kỳ sản xuất (Cycle time) và thời gian sản xuất (Lead time) được cải thiện, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về thời gian và chất lượng sản phẩm cũng sẽ được nâng cao với bất kể nguồn lực cơ sở vật chất nào mà doanh nghiệp đang sở hữu.

Lợi ích của việc giảm Cycle time  trong sản xuất

1. Tặng cạnh tranh

Trong thị trường công nghệ cao và với vô vàn thiết bị tiên tiến, khả năng sản xuất sản phẩm nhanh hơn đối thủ cạnh tranh có thể trở thành một lợi thế lớn. Những công ty có thể tối ưu chu kỳ sản xuất sẽ có thời gian để định hướng giúp công ty sản xuất tối ưu và hiệu quả hơn.

2. Định hướng phân phối và cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp

Hầu hết các nhà sản xuất bán cho các đại lý và nhà phân phối, sau đó, những đối tượng này lần lượt bán cho người tiêu dùng. Chu kỳ sản xuất ngắn hơn là một yếu tố bán hàng hiệu quả dành cho các công ty đang tìm cách làm hài lòng các nhà phân phối của họ. Khả năng sản xuất theo thời gian biểu chặt chẽ hơn giúp cải thiện mối quan hệ và sức hấp dẫn đối với nhà phân phối, do đó tăng thị phần và độ tin cậy của công ty.

3. Tăng năng suất

Giảm Cycle time trong sản xuất là mấu chốt trong việc tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn. Khi có nhiều thời gian để sản xuất hơn, lực lượng lao động, quy trình lắp ráp và đóng gói sẽ được hoạt động nhanh và hiệu quả hơn. 

4. Cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng

Với thời gian đưa sản phẩm ra thị trường ngắn hơn, doanh nghiệp sẽ đáp ứng được đúng và kịp thời nhu cầu của khách hàng. Từ đó, chu kỳ sản xuất được tối ưu, doanh nghiệp có thể cải thiện mối quan hệ với nhà sản xuất cũng nhưthỏa mãn sự hài lòng của khách hàng.

5. Đạt lợi nhuận cao hơn

Khi thời gian diễn ra một quy trình sản xuất giảm, nhiều sản phẩm được tạo ra trong thời gian ngắn hơn, làm tăng tỷ suất lợi nhuận. Cùng với quy trình sản xuất ngắn, hàng hóa tồn kho và nguồn lao động sẽ được tối ưu một cách linh hoạt, từ đó chi phí lao động, và lưu trữ hàng tồn kho thấp hơn. 

Đọc thêm: IOT công nghiệp được ứng dụng thế nào trong sản xuất

Các phương pháp tối ưu Cycle time một cách hiệu quả

cách giảm cycle time

Để có thể giảm Cycle time, trước tiên nhà sản xuất phải đảm bảo rằng mọi quy trình đều ổn định. Nếu chu kỳ sản xuất thay đổi nhiều từ hoạt động sản xuất này sang hoạt động sản xuất khác, thì hệ thống sẽ hỗn loạn và không thể đoán trước. Điều đó làm cho việc thu thập dữ liệu chính xác hoặc áp dụng kiểm soát logic và có hệ thống là không thể. 

Những phương pháp tối ưu Cycle time hiệu quả có thể đề cập tới bao gồm:

1. Tối ưu hóa hệ thống máy móc 

Để tối ưu hóa hệ thống máy móc, doanh nghiệp cần tập trung vào việc giảm thời gian chờ đợi hoặc vận chuyển không cần thiết giữa các quy trình hoạt động. 

2. Giảm thời gian dừng hoạt động của máy móc  

Trong quy trình sản xuất luôn tồn tại một khoảng thời gian lãng phí để chuyển đổi giữa các hoạt động. Để tối ưu năng suất làm việc, doanh nghiệp cần giảm thiểu nhiều nhất những khoảng thời gian chết này trong quy trình vận hành của nhà máy.

3. Tự động hóa  

Hiện nay, có rất nhiều giải pháp có thể thực hiện các công việc thông thường mà trước đây cần đến sức lao động của con người. Bên cạnh việc giảm bớt gánh nặng thể chất cho những người lao động thủ công, tự động hóa hoàn toàn ổn định và có thể dự đoán quá trình hay nguyên vật liệu cho quy trình sản xuất, vì vậy nó giúp ích khi tính toán thời gian của chu kỳ sản xuất. 

4. Thuê những lao động giàu kinh nghiệm

Một ưu điểm của việc sử dụng thiết bị tự động hoặc rô-bốt là giải phóng những lao động lành nghề để làm những gì họ giỏi nhất, giải quyết các vấn đề phát sinh và liên tục tìm ra những cải tiến mới trong quy trình sản xuất.

Để giảm chu kỳ sản xuất, doanh nghiệp cần phân tích cẩn thận từng bước trong quy trình sản xuất và các yếu tố đầu vào. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một giải pháp tăng hiệu quả và tối ưu quy trình sản xuất, hãy liên hệ ngay Hotline: 092.6886.855 để được tư vấn bởi chuyên gia của chúng tôi.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng