Truy xuất nguồn gốc là gì ? Công nghệ ứng dụng để truy xuất nguồn gốc
Truy xuất nguồn gốc được coi là “chìa khóa” khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Đối với xuất khẩu, truy xuất về nguồn gốc là điều tất yếu giúp doanh nghiệp chinh phục thị trường quốc tế vốn yêu cầu khắt khe về xuất xứ và chất lượng hàng hóa. Vậy, truy xuất nguồn gốc là gì? Lý do tại sao truy xuất nguồn gốc lại quan trọng trong tất cả các ngành công nghiệp. Làm thế nào để xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc chuẩn trong doanh nghiệp? Những công nghệ nào được ứng dụng phổ biến trong truy xuất nguồn gốc hiện nay?
I.Truy xuất nguồn gốc là gì?
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế – ISO định nghĩa về truy xuất nguồn gốc (Traceability) là khả năng xác định và theo dõi lịch sử của sản phẩm thông qua dữ liệu nhận dạng được ghi lại.
Theo đó, truy xuất nguồn gốc chính là khả năng theo dõi tất cả các quá trình sản xuất sản phẩm từ mua nguyên liệu thô đến quy trình sản xuất, tiêu thụ và phân phối ra thị trường để làm rõ “sản phẩm được sản xuất bởi ai và ở đâu.”
Thực tế, ở các quốc gia và khu vực phát triển như Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada,…, truy xuất về nguồn nguồn gốc được áp dụng như một quy định bắt buộc phải có để sản phẩm được lưu thông trên thị trường. Tại Việt Nam, truy xuất nguồn gốc mới được quan tâm trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi chính phủ có chủ trương thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc trên các mặt hàng nông sản để thúc đẩy xuất khẩu.
Truy xuất nguồn gốc gồm hai bước thiết yếu:
- Bước 1. Theo dõi: Tạo nhật ký lưu trữ thông tin chi tiết về sản phẩm từ công đoạn đầu của sản xuất đến phân phối.
- Bước 2. Truy xuất: Sử dụng nhật ký lưu trữ thông tin để truy xuất thông tin hàng hóa. Truy xuất cung cấp một bức tranh minh bạch về lịch sử của sản phẩm từ nguồn gốc của sản phẩm.
II. Tầm quan trọng và hiệu quả của truy xuất nguồn gốc
Tại sao truy xuất nguồn gốc lại quan trọng?
Từ góc độ nhà sản xuất, truy xuất về nguồn gốc sản phẩm là cách để minh bạch thông tin, là bước đầu tạo dựng niềm tin từ khách hàng về chất lượng của sản phẩm.
Phía người tiêu dùng, truy xuất nguồn gốc được coi là quyền lợi, đòi hỏi thiết yếu được biết thông tin chi tiết về nguồn gốc, xuất xứ và công đoạn sản xuất của sản phẩm họ đã mua của doanh nghiệp.
Đối với những ngành công nghiệp sản xuất mang tính toàn cầu. Các nhà cung cấp của Mỹ sử dụng các nhà máy ở Ấn Độ, nguồn nguyên liệu thô từ Trung Quốc. Do đó, chuỗi cung ứng cho một sản phẩm có thể cực kỳ phức tạp. Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng là một trong những yêu cầu bắt buộc với các công ty trong môi trường toàn cầu.
Nghiên cứu của tổ chức toàn cầu IDC dự đoán đến cuối năm 2021, 60% chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu sẽ đầu tư vào công nghệ để cải thiện khả năng hiển thị quy trình trong chuỗi cung ứng của họ. Khi các chuỗi cung ứng này ngày càng trở nên kết nối, truy xuất nguồn gốc chính là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong chuỗi.
Lợi ích của truy xuất nguồn gốc đối với doanh nghiệp
- Phân tích nguyên nhân gốc rễ sản phẩm lỗi: Người dùng có thể theo dõi đường đi của sản phẩm bị lỗi, nhờ đó có phương pháp giải quyết vấn đề nhanh hơn và hiệu quả hơn.
- Đáp ứng các nhiệm vụ tuân thủ: Đối với các cơ quan chức năng, truy xuất nguồn gốc được sử dụng như một công cụ hữu ích, phục vụ cho hoạt động quản lý chất lượng hàng hóa doanh nghiệp.
- Giảm thiểu việc thu hồi trên thị trường: Nếu nguyên nhân là do nhận được lô hàng kém chất lượng từ nhà cung cấp, thì chỉ những sản phẩm được sản xuất cùng lô đó mới cần được thu hồi.
- Tăng niềm tin của người tiêu dùng: Truy xuất thông tin về nguồn gốc mang lại cho khách hàng niềm tin rằng những gì họ đang mua là an toàn và có nguồn gốc rõ ràng.
- Chống lại việc làm giả sản phẩm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu: Nhờ việc sử dụng mã QR code đã được tích hợp thông tin dán lên sản phẩm để khách hàng có thể truy xuất về nguồn gốc sản phẩm.
III. Phân loại truy xuất nguồn gốc
Truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng – Chain Traceability
Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà cung ứng, nhà sản xuất, mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ, kho hàng và trung tâm phân phối. Để tăng hiệu quả truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch trong toàn bộ chuỗi cung ứng, tất cả các đối tác cần phải có sự phối hợp chặt chẽ. Dữ liệu của sản phẩm xác định trong toàn bộ chuỗi cung ứng phải bao gồm các thông tin sau:
- Sản xuất ở đâu?
- Ai/ bộ phận nào sản xuất?
- Sản xuất khi nào?
- Quy trình sản xuất?
- Quy trình phân phối?
Truy xuất về nguồn gốc trong chuỗi mang lại lợi thế là dù có ở bất kì giai đoạn nào của sản xuất, cũng có thể tra được thông tin trước đó hoặc sau đó (Truy vết tiến hoặc lùi). Các nhà sản xuất có thể theo dõi các sản phẩm của họ liệu đã được phân phối trong khi các công ty phân phối và người dùng cuối cũng có thể biết được các sản phẩm trong tay họ đến từ đâu.
Điều này đem lại lợi ích hai chiều: Các nhà sản xuất có công cụ để điều tra nguyên nhân và thu hồi sản phẩm dễ dàng hơn khi xảy ra sự cố không mong muốn với sản phẩm của mình. Mặc khác, người tiêu dùng cũng có thể căn cứ vào các thông tin về nguồn gốc và quy trình sản xuất để đánh giá và lựa chọn các sản phẩm có độ tin cậy cao.
Truy xuất nguồn gốc nội bộ – Internal Traceability
Truy xuất nguồn gốc nội bộ có nghĩa là giám sát sự di chuyển của các bộ phận / sản phẩm trong một khu vực cụ thể (không phải trong toàn bộ chuỗi cung ứng, chẳng hạn như một công ty hoặc nhà máy).
Ví dụ, một nhà máy lắp ráp động cơ mua các bộ phận của động cơ như trục cam và piston từ các nhà cung cấp và lắp ráp chúng. Việc quản lý lịch sử kết quả kiểm tra các động cơ và quy trình lắp ráp sản xuất các bộ phận này của nhà máy cũng có thể được coi là truy xuất nguồn gốc nội bộ.
Truy xuất nguồn gốc ngược: Tracing back
Nguyên nhân lỗi hỏng của sản phẩm được xác định bằng cách truy ngược từ sản phẩm đang được bày bán trên kệ hàng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối.
Truy xuất nguồn gốc xuôi: Traceability forward
Truy xuất nguồn gốc xuôi là hành động để theo dõi một sản phẩm đưa ra thị trường được xác định bằng cách theo dõi dòng thời gian. Ví dụ, khi phát hiện khuyết tật ở một bộ phận cụ thể, các sản phẩm có chứa bộ phận đó có thể được xác định để thu hồi chúng một cách chính xác.
IV. Các cấp độ truy xuất nguồn gốc là gì
Quá trình phát triển của truy xuất nguồn gốc gắn liền với từng cuộc cách mạng công nghiệp. Và cho đến ngày nay, ở giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0, khái niệm Traceability không chỉ là theo dõi sản phẩm và thành phần trong chuỗi cung ứng mà còn tối ưu hóa năng suất, chất lượng và danh tiếng thương hiệu trong hoạt động sản xuất bằng cách ràng buộc sản phẩm để xử lý các thông số quan trọng. Có bốn cấp độ truy xuất nguồn gốc:
- Traceability 1.0 – Truy xuất nguồn gốc sản phẩm (Product Visibility)
- Traceability 2.0 – Truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng (Supply Chain Visibility)
- Traceability 3.0 – Truy xuất nguồn gốc nguyên vật liệu và thành phần sản phẩm (Material & Line Item Visibility)
- Traceability 4.0 – Truy xuất nguồn gốc quy trình (Process Visibility)
Để tìm hiểu sâu hơn về 4 cấp độ trong truy xuất nguồn gốc. Bạn có thể tham khảo nội dung tại bài viết Traceability 4.0 và các cấp độ truy xuất nguồn gốc
VI. Truy xuất nguồn gốc trong một số ngành đặc biệt
Truy xuất nguồn gốc điện tử
Mỗi thiết bị điện tử thành phẩm mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày như điện thoại thông minh, laptop, máy in…có thể được lắp ráp từ hàng chục đến hàng nghìn bảng mạch, linh kiện khác nhau. Khi một trong những linh kiện bị lỗi kéo theo tình trạng thu hồi các sản phẩm hàng loạt. Điển hình có thể kể tới việc thu hồi hàng loạt sản phẩm tivi của LG vì lỗi bo mạch điện tử, hay Iphone 8 của hãng Apple lỗi trên bo mạch khiến điện thoại tự khởi động lại,… gây tổn thất nặng nề.
Đối với ngành điện tử việc truy xuất về nguồn gốc phục vụ các mục đích như:
- Giảm thiểu phạm vi và quy mô thu hồi sản phẩm
- Theo dõi chính xác hoạt động sản xuất bằng cách nắm bắt toàn bộ dữ liệu của quá trình lắp ráp PCB và các công đoạn kiểm tra
- Loại bỏ các lỗi về lắp nhầm, lắp sai trước khi chuyển sang công đoạn kế tiếp
- Quản lý cấp nguyên vật liệu trên từng công đoạn theo thời gian thực, giúp lập kế hoạch và tối ưu hàng tồn kho
- Tuân thủ các tiêu chuẩn về truy xuất về nguồn gốc
Tìm hiểu thêm về: Các cấp độ trong và giải pháp công nghệ được ứng dụng để truy xuất nguồn gốc cho ngành điện tử.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm
Đối với ngành thực phẩm, truy xuất về nguồn gốc không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là thông điệp về chất lượng sản phẩm mà nhà cung cấp muốn gửi tới khách hàng.
Còn về phía khách hàng, thông thường, người tiêu dùng rất bị động với thông tin mơ hồ từ nhà sản xuất. Chẳng hạn, khi chọn mua sữa cho con, người mẹ sẽ hoang mang không biết sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu như thế nào, quá trình sản xuất ra sao, có chắc chắn đảm bảo an toàn cho con hay không? Các câu hỏi ấy trước kia không dễ tìm lời giải đáp. Nhưng với công nghệ truy xuất nguồn gốc, mẹ có thể dễ dàng “truy” lại cho đến tận “gốc gác” ban đầu, từ nguồn gốc nguyên liệu, cách thu hoạch, bảo quản, công thức dinh dưỡng, quy trình quản lý chất lượng sản xuất thành phẩm và kiểm định chất lượng, chỉ bằng vài thao tác đơn giản.
Đối với ngành thực phẩm việc truy xuất về nguồn gốc phục vụ các mục đích như:
- Minh bạch thông tin của một sản phẩm thông qua các giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối;
- Người tiêu dùng yên tâm có cơ sở thông tin để lựa chọn hàng hóa chính hãng
- Cơ quan quản lý nhà nước, trong quá trình quản lý và kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Tại sao ngành thực phẩm cần phải truy xuất nguồn gốc, công nghệ nào được ứng dụng? Đón đọc bài viết: Truy xuất nguồn gốc trong ngành thực phẩm.
Truy xuất nguồn gốc dược phẩm
Thuốc giả chiếm khoảng 75 tỷ USD doanh thu toàn cầu hàng năm. Nó có thể gây ra vô số vấn đề như các biện pháp đối phó tốn kém, mất doanh thu cho các nhà sản xuất thuốc hợp pháp và đặc biệt nhất là rủi ro về sức khỏe.
Việc truy xuất nguồn gốc ứng dụng trong ngành dược phẩm phục vụ các mục đích:
- Kiểm soát sự an toàn của các nguyên vật liệu
- Theo dõi quy trình sản xuất của sản phẩm.
- Giúp việc thu hồi sản phẩm dễ dàng hơn đối với các loại thuốc hết hạn sử dụng hoặc có nhãn hiệu sai
- Tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng.
Đón đọc bài viết: Truy xuất nguồn gốc trong ngành dược phẩm để tìm hiểu chi tiết về quy trình truy xuất về nguồn gốc ngành dược. Truy xuất nguồn gốc là gì
Truy xuất nguồn gốc ngành khuôn mẫu nhựa
Việc truy xuất nguồn gốc ứng dụng trong ngành khuôn mẫu nhựa phục vụ các mục đích:
- Nhận dạng chính xác bộ khuôn (trông bề ngoài hàng loạt những sản phẩm giống nhau). Sử dụng đúng khuôn mẫu cho đúng quy trình sản xuất
- Theo dõi sản xuất, bao gồm ngày sản xuất, số lô, đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm;
- Bảo dưỡng sản phẩm, theo dõi vị trí và truy xuất dữ liệu;
- Xoay vòng sử dụng hiệu quả mẫu mã khuôn khác nhau
Tham khảo bí quyết truy xuất nguồn gốc được các công ty sản xuất nhựa lựa chọn TẠI ĐÂY
V. Công nghệ truy xuất nguồn gốc
Các công nghệ sản xuất 4.0 có thể biến mục tiêu tự động hóa truy xuất nguồn gốc trở thành hiện thực. Thật vậy, nhờ ứng dụng công nghệ, có thể tự động giám sát sản phẩm dọc theo dây chuyền sản xuất và ghi lại tất cả dữ liệu liên quan. Tuy nhiên việc truy xuất nguồn gốc của mỗi đơn vị lại phụ thuộc vào sự trưởng thành công nghệ tại doanh nghiệp họ.
Theo khảo sát của tổ chức toàn cầu IDC trên 613 nhà sản xuất cho thấy: Khả năng truy xuất nguồn gốc đi kèm với sự trưởng thành công nghệ của mỗi một doanh nghiệp. Cụ thể, những doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao sẽ có khả năng truy xuất nguồn gốc tốt hơn.
Khảo sát chuỗi cung ứng toàn thế giới tháng 4 năm 2020. Nguồn: IDC
Một số công nghệ được áp dụng để truy xuất nguồn gốc bao gồm:
RFID
RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng qua tần số vô tuyến. RFID được cấu tạo bởi hai thành phần chính là thiết bị đọc RFID và các reader (đầu đọc) hoặc sensor (cảm biến) để truy vấn các thẻ. Thiết bị đọc được gắn anten để thu và phát sóng điện từ, trong khi đó thiết bị phát mã RFID được gắn với vật cần nhận dạng. Mỗi thiết bị RFID tag chứa một mã số nhất định và không trùng nhau. RFID có thể được tích hợp bên dưới nhãn sản phẩm. Khả năng lưu trữ và cập nhật thông tin ở từng công đoạn của thẻ RFID cho phép ghi lại toàn bộ vòng đời sản phẩm một cách tự động, từ đó giúp nhà quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Blockchain
Blockchain là hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép chúng ta lưu trữ và truyền tải các khối thông tin (block). Những dữ liệu đó được liên kết chặt chẽ với nhau nhờ vào việc mã hóa. Hơn nữa, các khối thông tin hoạt động độc lập và có thể mở rộng theo thời gian. Chỉ những người tham gia vào hệ thống mới có thể quản lý chúng. Tuy nhiên, chúng ta không thể thay đổi một khối thông tin sau khi chúng được ghi vào hệ thống, mà chỉ có thể bổ sung thêm nếu được sự đồng thuận từ mọi người. Khối thông tin ở đây sẽ bao gồm các quy trình sản xuất ở các công đoạn được ghi lại.
Truy xuất quy trình với ứng dụng blockchain
Hệ thống 3S MES
Theo IDC: Có thể dễ dàng truy cập thông tin chính xác, theo thời gian thực là “chìa khóa” để truy xuất nguồn gốc. Với khả năng kết nối với các thiết bị IoT, hệ thống điều hành và thực thi sản xuất 3S MES mang đến khả năng theo dõi, quản lý hoạt động sản xuất theo thời gian thực, cung cấp thông tin giúp những người ra quyết định trong nhà máy hiểu được tình trạng hiện thời của nhà máy nhằm tối ưu và cải tiến hoạt động sản xuất.
Một số tính năng quan trọng giúp 3S MES hỗ trợ doanh nghiệp trong truy xuất về nguồn gốc sản phẩm:
- Ghi nhận thông tin liền mạch trong suốt vòng đời phát triển của sản phẩm: Phần mềm 3S MES cho phép ghi nhận toàn bộ thông tin sản xuất của một sản phẩm (nhà cung cấp, quy trình sản xuất ( máy sản xuất, nhân công, thời gian sản xuất, nguyên vật liệu sản xuất, Lo/ Lot…), nhà phân phối) .
- Số hóa quy trình sản xuất bằng cách mã QR code: Tất cả thông tin trong từng quy trình sản xuất được ghi nhận và số hóa thành các mã QR code.
- Quét mã QR code trên sản phẩm để truy xuất nguồn gốc: Khi cần truy xuất nguồn gốc sản phẩm, doanh nghiệp chỉ cần quét mã QR code, thông tin chi tiết về sản phẩm sẽ được hiển thị.
Lợi ích của ứng dụng 3S MES trong truy xuất nguồn gốc:
- Dễ dàng truy xuất nguồn gốc quy trình sản xuất sản phẩm với độ chính xác cao
- Phân tích nguyên nhân gốc rễ dẫn đến lỗi hỏng sản phẩm
- Hỗ trợ trong việc quản lý, điều hành, báo cáo truy xuất nội bộ nguồn gốc chất lượng hàng hóa, tiết kiệm tối đa chi phí quản lý
- Hỗ trợ cải tiến liên tục quy trình sản xuất
- Lập bản đồ chuỗi giá trị trong bản thân doanh nghiệp hoặc/và trong chuỗi cung ứng
- Tăng trách nghiệm và sự tham gia của tất cả các bộ phận tham gia vào quy trình sản xuất
- Giúp doanh nghiệp đạt được các chỉ tiêu chất lượng của ngành
Với hơn 16 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và cung cấp giải pháp phần mềm cho các doanh nghiệp sản xuất. ITG Technology thấu hiểu sâu sắc quy trình cần thiết để truy xuất nguồn gốc cho từng ngành. Chúng tôi đã triển khai các giải pháp ứng dụng 3S MES để truy xuất nguồn gốc tại các doanh nghiệp là vendor cấp 1 của Honda và Samsung như: Goshi Thăng Long, Goldsun…và nhiều doanh nghiệp lớn thuộc top VNR500 như: Traphaco, Sunhouse, Nam Dược, Daphaco…
Trong mỗi dự án triển khai phần mềm ITG không chỉ đóng vai trò là đơn vị phát triển phần mềm mà còn là một nhà tư vấn chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Ngoài những công nghệ rất phổ biến trong truy xuất nguồn gốc như: phần mềm MES, công nghệ Blockchain, RFID. Bạn có thể tham khảo thêm công nghệ Sensor, Robotics trong truy xuất nguồn gốc tại bài viết: Công nghệ 4.0 ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc là gì
Kết
Ngay từ bây giờ bạn có thể liên hệ với độ ngũ tư vấn tư vấn viên của ITG Technology để được tư vấn và demo chức năng trên phần mềm 3S MES hỗ trợ truy xuất nguồn gốc và quản lý toàn diện hoạt động sản xuất: 092.6886.855 truy xuất nguồn gốc là gì