5 tiêu chí lựa chọn hệ thống MES phù hợp cho doanh nghiệp

09/10/2024 4.704

Xác định rõ các tiêu chí lựa chọn hệ thống MES sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra giải pháp phù hợp cho việc quản lý và giám sát sản xuất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 5 tiêu chí quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt khi lựa chọn hệ thống điều hành sản xuất MES.

1. Khả năng mở rộng của MES

Khi quy mô sản xuất tăng, nhu cầu quản lý và điều hành dưới nhà máy sẽ trở nên phức tạp hơn. Điều này yêu cầu hệ thống MES cần có khả năng tùy biến và mở rộng tốt để giúp doanh nghiệp ứng phó linh hoạt với các thay đổi trong quy trình sản xuất mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung.

Khả năng mở rộng là một trong những tiêu chí lựa chọn hệ thống MES đầu tiên doanh nghiệp cần quan tâm

Khả năng mở rộng là một trong những tiêu chí lựa chọn hệ thống MES đầu tiên doanh nghiệp cần quan tâm

Thay vì xây dựng một hệ thống mới hoàn toàn, việc tận dụng các module sẵn có của MES không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn rút ngắn thời gian triển khai. Khả năng mở rộng của MES được thể hiện ở nhiều khía cạnh:

  • Dễ dàng tích hợp với các thiết bị và hệ thống mới.
  • Cấu trúc module linh hoạt, dễ dàng tùy biến và mở rộng.
  • Hoạt động ổn định ngay cả khi khối lượng dữ liệu, số lượng thiết bị và phạm vi công việc tăng lên.
  • Hệ thống có thể linh hoạt với các thay đổi trong môi trường sản xuất.

Doanh nghiệp cần trao đổi rõ ràng về khả năng mở rộng khi doanh nghiệp quyết định triển khai hệ thống về điều hành sản xuất.

Đọc thêm: MES tuỳ chỉnh và MES đóng gói: Doanh nghiệp nên chọn loại nào?

2. Giao diện thông minh, phù hợp nhu cầu di chuyển linh hoạt của nhà quản trị

Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, hệ thống MES không chỉ cần có khả năng xử lý dữ liệu mạnh mẽ mà còn phải linh hoạt, dễ sử dụng.

Giao diện thông minh, có thể hoạt động tốt trên các thiết bị di động là một điểm cộng với hệ thống MES

Giao diện thông minh, có thể hoạt động tốt trên các thiết bị di động là một điểm cộng với hệ thống MES

Một giao diện thông minh, trực quan, có thể hoạt động trên nhiều thiết bị sẽ giúp người làm quản lý sản xuất:

  • Giám sát hoạt động sản xuất mọi lúc, mọi nơi: Theo dõi quá trình sản xuất và cập nhật dữ liệu sản xuất liên tục ngay cả khi không có mặt tại hiện trường.
  • Tăng cường hiệu quả làm việc: Với khả năng truy cập thông tin mọi lúc mọi nơi, người quản lý có thể giải quyết vấn đề phát sinh một cách kịp thời, giảm thiểu tối đa thời gian ngừng máy và tăng năng suất.
  • Đưa ra quyết định sáng suốt: Dễ dàng phân tích, đánh giá và đưa ra những quyết định chiến lược phù hợp dựa trên dữ liệu thực tế thu thập được, từ đó tối ưu hóa quá trình sản xuất.

Đó là lý do vì sao doanh nghiệp khi triển khai MES nên ưu tiên lựa chọn những hệ thống có giao diện thông minh và có thể hoạt động trên nhiều thiết bị.

Đọc thêm: Cách phần mềm điều hành sản xuất MES giúp trực quan hóa dữ liệu sản xuất

3. Bảo mật hệ thống là tiêu chí lựa chọn hệ thống MES không thể bỏ qua

Dữ liệu là tài nguyên quan trọng của doanh nghiệp. Do đó, khi lựa chọn phần mềm MES, doanh nghiệp cần chú trọng tới khả năng bảo mật của hệ thống.

Bảo mật dữ liệu trong MES là vấn đề mỗi nhà máy cần lưu ý

Bảo mật dữ liệu trong MES là vấn đề mỗi nhà máy cần lưu ý

Một hệ thống MES có khả năng bảo mật tốt cần đảm bảo có thể quản lý tất cả các hoạt động sản xuất theo một chu trình khép kín, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng, đều được quản lý chặt chẽ trong một hệ thống thống nhất. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro thất thoát, sai sót và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.

Bên cạnh đó, phần mềm nên có chức năng phân quyền người dùng cũng như lưu lại lịch sử truy cập hệ thống và hoạt động sửa chữa các thông số để ngăn chặn việc rò rỉ thông tin không mong muốn và xác định trách nhiệm khi sự cố xảy ra.

Đọc thêm: Hệ thống điều hành sản xuất là gì? Sự khác biệt giữa MES và ERP

4. Chính sách hỗ trợ từ nhà cung cấp

Mức độ và cam kết hỗ trợ của nhà cung cấp là một trong những tiêu chí lựa chọn hệ thống MES mà doanh nghiệp cần cân nhắc. Các chính sách hỗ trợ cần được đảm bảo trong và sau quá trình thực hiện dự án, bởi sẽ rất khó khăn nếu đến khi vận hành chính thức lại xảy ra các sai sót.

Chính sách hỗ trợ của nhà cung cấp là rất quan trọng khi lựa chọn hệ thống MES

Chính sách hỗ trợ của nhà cung cấp là rất quan trọng khi lựa chọn hệ thống MES

Một nhà cung cấp phần mềm quản lý doanh nghiệp tốt phải có ít nhất 4 chính sách hỗ trợ là:

  • Chính sách tư vấn: Nhà cung cấp giải pháp MES chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm sẽ biết quy trình nào là tốt nhất cho doanh nghiệp và tư vấn quy trình quản lý phù hợp nhất. Dù phía doanh nghiệp đã có quy trình quản lý hay chưa thì việc tìm được nhà cung cấp có khả năng tư vấn quy trình tốt cũng rất quan trọng.
  • Chính sách hỗ trợ triển khai MES: Dịch vụ hỗ trợ khách hàng là vô cùng quan trọng. Trong quá trình triển khai sẽ có nhiều vấn đề phát sinh như lỗi phần mềm, hiểu sai quy trình, khách không hiểu cách dùng,… Do đó, dịch vụ hỗ trợ online hay offline đều là cần thiết.
  • Chính sách đào tạo trước khi vận hành: MES là một phần mềm tân tiến, rất khó để vận hành nếu chưa được hiểu rõ. Vì vậy, nhà cung cấp cần đảm bảo có chương trình hỗ trợ đào tạo, huấn luyện từ cơ bản đến chuyên sâu cho các nhân viên trong doanh nghiệp về cách sử dụng hệ thống MES.
  • Chính sách bảo hành MES: Dịch vụ hỗ trợ khách hàng sau khi dự án kết thúc là vô cùng quan trọng. Đôi khi sẽ có những trục trặc xảy ra, và khi đó nhà cung cấp phải có trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng.

Đọc thêm: Các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp hệ thống MES trong sản xuất

5. Cân nhắc yếu tố chi phí

Vấn đề dễ thấy khi doanh nghiệp triển khai giải pháp công nghệ tiên tiến đó là chi phí cần bỏ ra quá lớn. Một số chi phí có thể nhắc tới đó là khoản đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối dữ liệu hay phí duy trì hệ thống.

  • Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng: Để tạo ra một nền tảng cho phép các thiết bị giao tiếp tự do, doanh nghiệp cần tạo ra một cấu trúc kết nối có tính bền vững. Đó là một khoản chi phí lớn khiến cho các doanh nghiệp còn rụt rè khi áp dụng hệ thống điều hành sản xuất vào quá trình sản xuất và quản lí của mình.
  • Chi phí kết nối dữ liệu: MES dựa vào khả năng kết nối dữ liệu phủ trên diện rộng nhằm giám sát và kiểm soát các hệ thống sản xuất và luồng dữ liệu phức tạp tại nhà máy. Do đó vật tư sử dụng nhằm đảm bảo khả năng kết nối là rất lớn. Không chỉ vậy, lỗi phần mềm, sự cố máy chủ, độ trễ mạng và các thách thức về cơ sở hạ tầng cũng có thể làm tăng chi phí liên quan gấp 10 lần. Do đó chi phí kết nối rất khó để dự đoán và sẽ tăng lên nhanh chóng.
  • Chi phí duy trì hệ thống: Sai sót hay khó khăn khi sử dụng luôn xảy ra, nhất là khi doanh nghiệp không có một kế hoạch rõ ràng ở giai đoạn đầu khi phát triển sản phẩm, điều đó khiến cho kỹ thuật viên phải xuất hiện thường xuyên và trực tiếp sửa chữa, đây chính là một khoản phí thường trực và vô cùng đắt đỏ.

Đọc thêm: Tính toán tỉ suất hiệu quả đầu tư (ROI) cho giải pháp MES

Tầm quan trọng của mô hình MES trong việc xây dựng mô hình sản xuất thông minh là điều không còn tranh cãi. Tuy nhiên, để triển khai phần mềm MES có hiệu quả cần một kế hoạch chỉn chu và bài bản. Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải có một tầm nhìn chiến lược dài hạn cũng như các bộ tiêu chí lựa chọn hệ thống MES phù hợp. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần tư vấn sâu hơn về MES, hãy liên hệ với chuyên gia của ITG qua số hotline tư vấn giải pháp: 0982.6886.855

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng