Trực quan hóa và tự động hóa lập lịch sản xuất
Trực quan hóa và tự động hóa lập lịch sản xuất là một trong những chức năng nổi bật của giải pháp điều hành và thực thi sản xuất. Tính năng này được tích hợp giữa bộ phận kinh doanh với khu vực sản xuất, đảm bảo tổng hợp dữ liệu đầy đủ cũng như giúp thích ứng nhanh chóng mọi tình huống trong nhà máy… nhằm xác định lịch trình sản xuất hiệu quả, chính xác.
Những thách thức với lập lịch sản xuất trong môi trường công nghiệp
Với sự phát triển của ngành công nghiệp, các chuyên gia liên tục phát triển các mô hình, phương pháp và giải pháp lập kế hoạch nhằm đáp ứng được yêu cầu khắt khe của ngành.
Tuy nhiên, trong bối cảnh sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh ngày càng gia tăng, làm sao để đưa công nghệ vào nhà máy (đặc biệt khi hạ tầng máy móc, thiết bị của doanh nghiệp Việt còn chưa phát triển) được coi là bài toán lớn. Ngoài ra những khó khăn như không biết cách sử dụng và khó bảo trì do tính phức tạp… đã tạo nên những rào cản hạn chế sự phân phối rộng rãi hơn của các phần mềm thực thi và điều hành sản xuất.
Nhưng với sự sẵn có ngày càng tăng của dữ liệu và mức độ tự động hóa của máy móc cũng như sự quyết tâm trong chuyển đổi số mỗi nhà máy, việc lập lịch sản xuất không còn là nút thắt đối với mỗi doanh nghiệp. Các khái niệm như Internet-of-Things, sản xuất thông minh, Dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, phần mềm MES cũng như việc đẩy mạnh khả năng tối ưu hóa trên toàn bộ nền sản xuất của thế giới đã trực tiếp làm tăng áp lực phải sử dụng các giải pháp hỗ trợ kết nối hóa và trực quan hóa trong nhà máy.
Trong mỗi nhà máy, giải pháp lập lịch sản xuất cần đảm bảo việc kết nối chặt chẽ với môi trường sản xuất – ví dụ: với hệ thống điều khiển phân tán (DCS), hệ thống thực thi sản xuất (MES) hoặc hệ thống quản lý sản xuất hợp tác (CPM) – để tự động thu thập các thông tin trong toàn nhà máy và xử lý dữ liệu cần thiết cho việc lập lịch trình. Tiếp đó, giải pháp hỗ trợ triển khai lịch sản xuất cần kết nối với hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (phần mềm ERP) nhằm phục vụ công tác quản trị tại khối văn phòng.
Tại sao hệ thống quản lý sản xuất lại được coi là trái tim của nhà máy thông minh? và được rất nhiều doanh nghiệp sản xuất đã áp dụng và rất thành công.
Thông tin mà doanh nghiệp cần lưu ý để có thể lập lịch vận hành sản xuất bao gồm thiết bị, vật liệu, nhân sự, công thức sản xuất, mục tiêu sản xuất và thời gian giao hàng… Những dữ liệu này nên được xác định bởi kiến trúc công nghệ ISA-95 (của Hiệp hội Tự động hóa Quốc tế) để có thể đáp ứng tiêu chuẩn chung của ngành công nghiệp. Thông qua cấu trúc dữ liệu phản hồi hoạt động, lịch sản xuất được thiết kế thông qua thuật toán XML, mang lại sự linh hoạt trong việc tích hợp chức năng lập lịch và đảm bảo công việc của nhà máy luôn diễn ra đúng quy trình.
Kiến thức tổng quan và 15 thông tin cực hữu ích về quản lý sản xuất mà nhà quản lý không nên bỏ qua
Lợi ích khi triển khai phần mềm hỗ trợ lập lịch sản xuất
Trong thời đại kỷ nguyên số, dữ liệu chính là nguồn tài nguyên của các doanh nghiệp, đồng thời là mấu chốt của hành trình chuyển đổi cách thức vận hành, hoạt động sản xuất và đổi mới sáng tạo.
Triển khai phần mềm hỗ trợ lập lịch sản xuất, doanh nghiệp có thể cải tiến quy trình vận hành theo hướng tự động hóa và quản trị theo hướng số hóa, nhằm tối ưu hóa bộ máy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Một số lợi ích nổi bật khác từ việc tự động hóa lập lịch sản xuất, bao gồm:
- An toàn: Một lịch trình sản xuất chính xác và hiệu quả giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về các hoạt động trong tương lai hoặc lường trước các thay đổi phức tạp. Từ đó nhà máy có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nâng cao khả năng đáp ứng và an toàn hơn khi có sự cố bất ngờ.
- Gia tăng lợi nhuận: Giải pháp lập lịch sản xuất giúp doanh nghiệp đáp ứng được bài toán: điều hành sản xuất có hiệu quả trong bối cảnh độ phức tạp ngày càng tăng của quy trình sản xuất. Từ đây doanh nghiệp sẽ gia tăng lợi nhuận khi có thể giảm chi phí sản xuất và tinh gọn quy trình quản trị.
- Hiệu quả sản xuất: Linh động, chính xác cũng như nhanh chóng trong việc thiết lập kế hoạch sản xuất.
- Quyết định hiệu quả hơn: Hệ thống quản trị tự động hỗ trợ việc ra quyết định nhanh hơn và đáng tin cậy hơn của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Quy trình quản lý sản xuất “hiệu quả” dành cho 6 ngành trọng điểm “vật liệu xây dựng, dược phẩm, bao bì & in ấn, cơ khí chế tạo, điện tử, nhựa “.
Phần mềm quản lý sản xuất 3S MES – Hỗ trợ tự động lập lịch sản xuất
ITG là một trong những đơn vị tiên phong nghiên cứu phát triển giải pháp quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam theo chuẩn quốc tế. Trong số các doanh nghiệp cung cấp giải pháp CNTT, sản phẩm 3S MES của ITG là một trong những lựa chọn hàng đầu khi đây là đơn vị Việt tiêu biểu, có kinh nghiệm lên tới 15 năm, với các giải pháp công nghệ tiên tiến… có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước triển khai MES một cách hiệu quả và bài bản. Thực tế, ITG là đơn vị triển khai thành công cho nhiều đối tác trong Top VNR500, từng bước chinh phục những doanh nghiệp khó tính bằng chất lượng sản phẩm và khả năng tư vấn.
Phần mềm quản trị sản xuất điều kiện không thể thiếu với doanh nghiệp sản xuất
Giải pháp 3S MES bao gồm 6 modules lõi đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mọi nhà sản xuất. Tự động hóa lập lịch sản xuất là tính năng thuộc module sản xuất, với các vai trò sau:
Lên kế hoạch đồng thời
Dữ liệu từ các thiết bị IoT được đẩy trực tiếp lên ERP và MES. Kết hợp các dữ liệu này với nhau, hệ thống ERP thiết lập kế hoạch sản xuất một cách đồng bộ, còn MES giúp thiết lập lịch sản xuất cho từng máy. Nhờ vậy, hoạt động sản xuất sẽ diễn ra liền mạch và hiệu quả hơn, đồng thời tạo ra kế hoạch nhanh chóng hơn để nhà máy có thể đáp ứng thời gian giao hàng theo yêu cầu.
Tối ưu hóa toàn bộ
MES sẽ phối hợp giữa các bộ phận của nhà máy và tối ưu hóa các nhu cầu trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng sản xuất đạt hiệu quả cao, luôn bắt kịp với nhu cầu thực tế.
Độ tùy biến cao
Đặc tính này hỗ trợ người dùng thiết lập các tính năng để sử dụng phần mềm với hiệu quả và độ thuận tiện tốt nhất. Ngoài ra, các các trường dữ liệu và thuộc tính cho các trường dữ liệu đều có thể tùy chỉnh theo mục đích và mô hình hệ thống của từng khách hàng riêng biệt.
>> Bạn cần đọc thêm: Tự động hóa là gì? trong nhà máy thông minh được thực hiện như thế nào?
Nếu như doanh nghiệp của bạn có mong muốn được tư vấn sâu hơn về giải pháp MES, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp qua số hotline: 092.6886.855