bài Viết

Chi phí triển khai hệ thống RFID và cách tính ROI giải pháp RFID

28/03/2022

Chi phí triển khai hệ thống RFID là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào đều quan tâm trước khi quyết định đầu tư giải pháp RFID – vốn được coi là công nghệ dẫn đầu trong lĩnh vực nhận dạng tự động. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cơ cấu chi phí cần có của một hệ thống RFID bao gồm: Chi phí phần cứng, chi phí phần mềm, chi phí thẻ RFID và chi phí dịch vụ liên quan.

chi phí phần cứng giải pháp RFID

Chi phí triển khai hệ thống RFID

1. Chi phí phần cứng

Tùy vào ứng dụng cụ thể từ phía người dùng mà cơ cấu chính xác của phần cứng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, một hệ thống RFID sẽ thường có ba phần cứng chính: Đầu đọc/cổng RFID cố định, đầu đọc RFID cầm tay hoặc di động và máy in RFID.

a. Chi phí đầu đọc RFID

Đầu đọc RFID cố định hay đầu đọc cầm tay được sử dụng nhằm mục đích ghi lại các đối tượng được gắn thẻ đi ngang qua chúng, do đó, chúng thường được cố định trên các ô cửa, đường băng tải hoặc tại các vị trí là nơi sản phẩm thường có xu hướng di chuyển qua.

Một đầu đọc RFID điển hình thường là loại được gắn trên tường hoặc trên trần nhà và thường hỗ trợ 4 đến 8 ăng ten. Cổng thông tin đứng tự do được sử dụng như một giải pháp để tiết kiệm về cả mặt thời gian triển khai lẫn chi phí để kết hợp các bộ phận của đầu đọc cố định thành một hợp thể thống nhất. Thông thường, một đầu đọc RFID có giá dao động từ 2.000 đến 4.000 USD.

Đầu đọc RFID cố định thường được phát triển như máy tính cầm tay hoàn chỉnh với bàn phím, màn hình, kết nối Wifi và đầu đọc RFID tích hợp. Giá ước tính của thiết bị này trên thị trường nằm trong khoảng 2.500 đến 5.000 USD.

Ngoài ra, hiện nay, các thiết bị đầu đọc này cũng còn một thiết kế đơn giản hơn: chỉ bao gồm đầu đọc, không sử dụng màn hình và bàn phím và được kết nối với máy chủ thông qua Bluetooth thay vì Wifi, vì thế mà giá của nó cũng thấp hơn, chỉ từ 1.000 đến 2.000 USD.

Hãy dựa vào mục đích sử dụng và ngân sách của bạn để lựa chọn loại đầu đọc phù hợp. Bên cạnh đó, chi phí cho bộ sạc và một số các chi phí bổ sung khác cũng cần được cân nhắc.

b. Chi phí máy in RFID

Nếu bạn đang sử dụng các thẻ bền thì việc lắp đặt máy in RFID là không cần thiết bởi loại thẻ này đã được tích hợp mã hóa trước tự động hoặc cũng có thể được mã hóa thủ công. Trong trường hợp cần sử dụng thêm máy in RFID, bạn sẽ cần chi trả từ 3.000 đến 5.000 USD cho một máy in loại công nghiệp.

Có nhiều cách khác nhau để phân biệt các loại máy in RFID. Đọc bài viết chi tiết về các loại máy in RFID để xem doanh nghiệp mình phù hợp với loại máy nào.

triển khai hệ thống RFID

Đọc thêm: Tính toán tỉ suất hiệu quả đầu tư (ROI) cho giải pháp MES

2. Chi phí phần mềm

Phần mềm là bộ phận chiếm phần lớn chi phí triển khai một hệ thống RFID. Trung bình, một phần mềm kết nối với hệ thống RFID thường có giá dao động từ 5.000 đến 15.000 USD. Chi phí này phụ thuộc vào tính năng cũng như độ phức tạp và tích hợp cho nhu cầu sử dụng của người dùng. Điều này khiến cho việc xác định ROI không hề dễ dàng. Tuy nhiên, dưới đây là một số yếu tố có thể giúp bạn tính toán chính xác hơn chỉ số này.

Thứ nhất, hãy xác định phạm vi của hệ thống RFID mà bạn muốn triển khai. Bạn có thể kỳ vọng con số lên tới 100.000 USD đối với một hệ thống RFID mà phạm vi ứng dụng của nó là toàn bộ doanh nghiệp với nhiều điểm đọc và các thành phần phức tạp, như khả năng giao tiếp và tương tác với các phần mềm quản trị khác như ERP, MES hay hệ thống quản lý kho hàng WMS.

Yếu tố thứ hai cần được xem xét là nhu cầu sử dụng của hệ thống. RFID được triển khai như một giải pháp điểm hay nền tảng đối với doanh nghiệp của bạn? Đối với những dự án có quy mô nhỏ, thì một hệ thống RFID có quy mô vừa phải và tập trung vào một nhiệm vụ là một sự đầu tư hợp lý. Tuy nhiên, nếu phần mềm RFID được xây dựng nhằm tích hợp với nhiều ứng dụng kinh doanh khác, chia sẻ chung một cơ sở dữ liệu và phần mềm điều khiển và đi cùng sự phát triển của doanh nghiệp thì quy mô của nó phải đảm bảo đủ lớn.

Yếu tố cuối cùng và cũng được coi là quan trọng nhất, là xác định được hệ thống RFID sẽ được xây dựng sẵn hay có thể tùy chỉnh trong quá trình sử dụng. Các phần mềm được xây dựng từ trước thường ít tốn kém chi phí đầu tư ban đầu cho doanh nghiệp, nhưng lại tiềm ẩn một khoản chi phí lớn để nâng cấp, thay đổi hệ thống sau này. Ngược lại, đối với hệ thống RFID tùy chỉnh, doanh nghiệp dù ban đầu có thể phải dành một khoản đầu tư khá lớn so với hệ thống được dựng sẵn, nhưng đổi lại, đem đến sự linh động cho doanh nghiệp trong việc thay thế, sửa chữa.

Để khai thác tối đa ưu điểm và giảm thiểu hạn chế của hai cách tiếp cận trong xây dựng hệ thống RFID này, các doanh nghiệp hiện nay thường có xu hướng kết hợp chúng, với tỷ lệ khoảng 80% được xây dựng trước và 20% các yếu tố có thể được cá nhân hóa sau này nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo những yêu cầu về thay đổi cần thiết trong tương lai.

3. Chi phí thẻ RFID

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thẻ RFID (RFID Tags) với đa dạng về hình dạng, vật liệu xây dựng và kích thước. Do vi mạch nội bộ của hầu hết các thẻ RFID là như nhau, nên giá của thiết bị này chủ yếu phụ thuộc vào cách mà thẻ này sẽ được dán vào mục cần được theo dõi. Cụ thể, thẻ RFID có hai cách phân loại chính: Thẻ bền và thẻ có nhãn bóc và dán.

Thẻ RFID có nhãn bóc và dán được ưa chuộng sử dụng tại các bề mặt phẳng, sạch và không làm từ kim loại. Ta thường thấy loại thẻ này trong các dây chuyền có sử dụng hộp đựng đồ làm bằng bìa carton hoặc bằng giấy. Chi phí để mua một thẻ RFID có nhãn bóc và dán phụ thuộc vào kích thước và số lượng đặt hàng và thường nằm trong khoảng 0.15 đến 0.4 USD cho một thẻ.

Trên các bề mặt kim loại hay các vật dụng cần bảo vệ chip như các thiết bị điện tử thì loại thẻ RFID bền được ứng dụng rộng rãi hơn. Do khả năng sử dụng được cho các vật liệu đóng gói chuyên biệt mà thẻ bền có giá thành cao hơn hẳn so với thẻ có nhãn bóc và dán. Giá bán lẻ cho loại thẻ này là từ 1 đến 5 USD.

Tìm hiểu kỹ hơn về thẻ RFID và cấu tạo RFID Tags tại đây

4. Chi phí dịch vụ liên quan

Loại chi phí này bao gồm các khoản chi cho việc khảo sát địa điểm chính thức để đánh giá cơ sở và xác định vị trí phù hợp của đầu đọc và ăng ten, chi phí xác định loại thẻ RFID và vị trí gắn thẻ lý tưởng nhất, hay các dịch vụ hỗ trợ cài đặt và triển khai hệ thống đúng. Các chi phí cho những dịch vụ kể trên sẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của hệ thống RFID doanh nghiệp nhưng thông thường, chúng sẽ rơi vào khoảng từ 200 đến 300 USD mỗi ngày.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần dự trù cho các khoản chi phí phát sinh khác như chi phí quản lý dự án, bảo hành, bảo trì hệ thống,v.v.

Đọc thêm: Công nghệ RFID là gì? Đặc điểm – Cấu tạo – Ứng dụng RFID

Tính ROI triển khai hệ thống RFID

Để xác định ROI (tỉ suất hoàn vốn đầu tư) trước khi triển khai công nghệ RFID, bạn cần bắt đầu bằng cách xem xét khả năng tiết kiệm lao động nhờ hệ thống này. Công nghệ RFID có thể cung cấp cho bạn khả năng sử dụng nhân viên của mình hiệu quả hơn trong các hoạt động thực hiện kiểm kê thủ công hoặc đếm chu kỳ. Nó cũng giúp tăng tốc độ và thời gian của các hoạt động về kho khác như vận chuyển, nhận hàng, đóng gói hoặc lưu kho. Triển khai RFID cũng còn cho phép doanh nghiệp giảm thời gian tìm kiếm các mặt hàng hoặc hàng tồn kho bị thất lạc.

Đối với nhiều nhà quản lý kho hàng và chuỗi cung ứng, lợi tức đầu tư lớn nhất là việc tiết kiệm từ việc giảm lao động, cũng như đảm bảo rằng các lô hàng được xác minh tính chính xác trước khi xuất kho để giảm thiểu tối đa việc gửi nhầm hàng.Hệ thống RFID được lắp đặt đúng cách có khả năng đạt được mức độ chính xác của hàng tồn kho ở lên tới 99%. Có mức độ chính xác, khả năng hiển thị và trách nhiệm giải trình giúp doanh nghiệp dễ dàng nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động.

Khả năng hiển thị nội dung tăng cũng là đòn bẩy cho những cải tiến về quy trình. Hệ thống RFID có thể cung cấp khả năng hiển thị về quy trình sản xuất và làm nổi bật các điểm nghẽn và các điểm phức tạp, kém hiệu quả trong chuỗi. Đồng thời, nó còn là công cụ giúp doanh nghiệp xác định những lĩnh vực cần cải thiện.

Ngoài yếu tố về giảm chi phí, các nhà quản lý thường sẽ đánh giá ROI của hệ thống RFID theo nhiều cách khác nhau. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, cải thiện độ chính xác của lô hàng hoặc khả năng nâng cao thương hiệu trong mắt khách hàng bằng cách sử dụng các công nghệ hiện đại cũng là một trong số đó.

Việc tăng cường tính minh bạch trong thời gian thực với các đơn đặt hàng của khách hàng chính là trọng tâm của dịch vụ khách hàng tốt. Họ kỳ vọng thông tin chính xác, cập nhật và nhanh chóng, cũng như được giải quyết vấn đề dịch vụ của mình một cách thấu đáo. Để khách hàng có những trải nghiệm thất vọng về những dịch vụ này, doanh nghiệp có thể sẽ phải trả giá.

Xem thêm 3 ứng dụng RFID trong logistics và chuỗi cung ứng

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng