bài Viết

RPA là gì? Ứng dụng của RPA trong sản xuất

23/05/2024

RPA không còn là một thuật ngữ xa lạ mà ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản xuất. Tự động hoá quy trình bằng robot không chỉ giúp các nhà máy nâng cao năng suất, độ chính xác mà còn tối ưu hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực bằng cách giảm thiểu thời gian đứng máy, cho phép công nhân tại xưởng tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng hơn. Vậy chính xác công nghệ RPA là gì? Vì sao RPA lại được đánh giá là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp?

RPA là gì?

RPA (Robotic Process Automation) là giải pháp công nghệ toàn diện giúp tự động hoá quy trình bằng robot phần mềm (bot). Những bot này được lập trình để tự động xử lý các tác vụ cụ thể, có khối lượng lớn và tính chất lặp đi lặp lại, từ đó tăng tốc quá trình vận hành.

Công nghệ RPA thường được tích hợp với Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence) và Học máy (ML – Machine Learning) để tối ưu quy trình tự động hoá.

RPA (Robotic Process Automation)

RPA (tiếng anh là Robotic Process Automation) là công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot

RPA có thể thực hiện các công việc từ đơn giản như bốc xếp hàng hóa, nhập dữ liệu từ một hệ thống vào một hệ thống khác, đến phức tạp hơn như kiểm tra chất lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất.

Chẳng hạn, đối với quy trình kiểm tra chất lượng trong doanh nghiệp chuyên sản xuất linh kiện điện tử. Thông thường, công việc này được thực hiện bởi các kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm. Mặc dù vậy, việc rà soát, đánh giá chất lượng của từng chi tiết linh kiện thủ công cũng tiêu tốn rất nhiều thời gian. Trong khi đó, nếu sử dụng RPA để kiểm soát chất lượng, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí nhân công hơn. Cụ thể, công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot có thể tự động quét và phân tích các sản phẩm trên dây chuyền sản xuất.

Khi phát hiện ra các sản phẩm không đạt chất lượng, bot sẽ tự động gửi thông tin đến nhân viên quản lý chất lượng và gửi một báo cáo về các lỗi cụ thể. Việc này sẽ giúp tăng cường hiệu suất và giải thiểu các sai sót trong quá trình đánh giá chất lượng.

Xem thêm: Các công nghệ sản xuất thông minh mới nhất năm 2024

Ứng dụng RPA trong công nghiệp

Trong ngành sản xuất, sự chính xác, hiệu suất và tối ưu hóa quy trình là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường RPA đã trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp doanh nghiệp sản xuất giải quyết nhiều “bài toán khó”:

RPA (Robotic Process Automation)

Công nghệ RPA được ứng dụng trong nhiều hoạt động sản xuất khác nhau

Tự động hóa quy trình sản xuất

Công nghệ RPA được sử dụng trong các nhà máy để tự động hoá các quy trình sản xuất từ đơn giản đến phức tạp như: Nhặt hàng hóa trên dây chuyền sản xuất, phân loại hàng NG, phun sơn, hàn chi tiết, nhập dữ liệu tự động vào hệ thống,… từ đó gia tăng tốc độ và sản lượng sản xuất, đồng thời giảm sai sót do con người trong quá trình vận hành.

Quản lý tồn kho

Các bot RPA có thể được lập trình để tự động kiểm tra, tính toán và cập nhật thông tin tồn kho lên hệ thống quản lý theo thời gian thực. Điều này giúp giảm thiểu tối đa lỗi sai trong quá trình nhập liệu của nhân viên kho, đồng thời đảm bảo thông tin tồn kho luôn được cập nhật chính xác.

Quản lý tiến độ sản xuất

RPA còn có thể được sử dụng để tự động theo dõi và cập nhật tiến độ sản xuất từ các hệ thống quản lý sản xuất và hệ thống tự động. Các bot RPA sẽ tự động tạo báo cáo về tiến độ sản xuất và gửi thông tin cập nhật đến các bộ phận liên quan, giúp tăng cường tính đồng nhất và tính xác thực trong quy trình sản xuất.

Công nghệ RPA giúp kiểm định chất lượng sản phẩm

Robotic Process Automation còn có thể nhận diện các lỗi sai trong quá trình sản xuất, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nâng cao độ chính xác trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm. Bằng cách này, các bot có thể ngay lập tức phát hiện lỗi và báo cáo về các sản phẩm không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã được quy định mà không cần sự giám sát hoặc can thiệp của người công nhân. Việc này sẽ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra và tuân thủ các quy định an toàn trong sản xuất.

Xem thêm: Quản lý sản xuất là gì?

3 loại công nghệ RPA chính hiện nay

Hiện nay, RPA được phân thành 3 loại chính. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và chi phí triển khai, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn loại RPA phù hợp để đảm bảo hiệu quả đầu tư tối ưu nhất.

RPA (Robotic Process Automation)

Tự động hóa quy trình bẳng robot có 3 loại chính

RPA có giám sát (Attended RPA)

Đây là loại RPA bot hoạt động dưới sự kiểm soát và giám sát của con người. Bot được lập trình để hỗ trợ nhân viên trong các nhiệm vụ hàng ngày, thường là các tác vụ lặp lại hàng ngày và dễ dàng tự động hóa.

RPA không giám sát (Unattended RPA)

Đây là loại RPA hoạt động độc lập không cần sự can thiệp của con người. Bot được thiết lập để thực hiện các thao tác tự động không cần giám sát và không tốn thời gian như nhập liệu, tạo báo cáo tồn kho.

RPA có nhận thức (Cognitive RPA)

Đây là một loại RPA kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ học máy (Machine Learning) để có thể xử lý các tác vụ phức tạp và không cố định trước. Bot này có khả năng tự học và điều chỉnh từ những kinh nghiệm và phân tích dữ liệu qua thời gian dựa vào những bối cảnh cụ thể. Dù vậy, đây là loại bot khá kén chọn để có thể tích hợp vào quy trình chuẩn của doanh nghiệp.

Xem thêm: 4M trong sản xuất là gì và các phương pháp cải tiến 4M

RPA đang trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong ngành sản xuất, giúp tăng cường hiệu suất, giảm thiểu lỗi và tối ưu hóa quy trình. Với khả năng tự động hóa các quy trình lặp lại và phức tạp, RPA hứa hẹn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất.

Trên đây, ITG Technology đã giải thích về công nghệ tự động hoá quy trình bằng robot. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp giải đáp phần nào các thắc mắc cũng như cung cấp các thông tin hữu ích cho doanh nghiệp về RPA.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng