bài Viết

So sánh RFID – Bar Code – QR Code – NFC

16/03/2022

Công nghệ nhận dạng đang phát triển rất nhanh chóng, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất. Với sự ra đời của IIoT, dữ liệu được thu thập, lưu trữ, phân tích và xử lý để có thể trở nên hữu ích cho người sử dụng, mà cụ thể ở đây là các nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ. Một câu hỏi được đặt ra là: Công nghệ nào giúp nhận dạng và thu thập dữ liệu một cách nhanh chóng? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời so sánh RFID – Bar Code – QR Code – NFC. Đây là 4 công nghệ nhận dạng ứng dụng IIoT phổ biến nhất hiện nay. Chúng có đặc điểm gì? Sự giống – khác nhau? Và khả năng ứng dụng của mỗi loại.

So sánh RFID - Bar Code - QR Code - NFC

RFID

RFID luôn được coi là một trong những công nghệ cốt lõi trong IIoT. Không giống như mã một chiều và mã QR, RFID không phải là ánh sáng nhìn thấy mà là trường điện từ. Do đó, nó có những ưu điểm về khả năng thâm nhập trường điện từ và tính phi tuyến tính. Ví dụ, một máy quét siêu thị chỉ có thể quét sử dụng một mã vạch tại một thời điểm, trong khi đầu đọc RFID có thể xác định đồng thời tất cả các thẻ RFID trong kho hàng.

Tùy thuộc vào công nghệ được sử dụng, phạm vi hiệu quả của RFID có thể từ vài cm đến 1 km. Do đó, giải pháp này đem lại những vượt trội về khoảng cách truyền thông, dung lượng, tính tự động hóa, độ khó sao chép và khả năng chịu đựng môi trường so với mã một hoặc hai chiều.

RFID đòi hỏi một chi phí về công nghệ và thời gian triển khai với một quy mô đủ lớn để thấy được hiệu quả. Tác động của tín hiệu thẻ RFID phát ra cũng giảm độ chính xác khi đi qua những vật liệu là chất lỏng hay kim loại.

Ưu điểm:

  • Có thể đọc thẻ RFID ở khoảng cách lớn (lên đến gần 100 m)
  • Không cần đường ngắm khi quét thẻ RFID
  • Có thể đọc nhiều thẻ một lúc với tốc độ nhanh
  • Thẻ RFID có thể đọc hoặc ghi với độ bảo mật cao bằng cách mã hóa thẻ.
  • Thẻ RFID có độ bền cao và có thể tái sử dụng nhiều lần

Hạn chế:

  • Giá thành cao
  • Tín hiệu truyền kém khi qua kim loại hoặc chất lỏng
  • Có hiện tượng xung đột đầu đọc khi hai tín hiệu trùng nhau ở gần nhau và thẻ không thể phản hồi cả 2
  • Xung đột thẻ có thể xảy ra khi nhiều thẻ trong cùng 1 khu vực phản hồi cùng 1 lúc
  • RFID có 2 chip riêng biệt (chỉ đọc và đọc/ghi) không thể đọc được bởi cùng 1 máy.

Thẻ RFID (RFID Tags) ảnh hưởng rất lớn đến phạm vi đọc cách giao tiếp với đầu đọc. Xem thêm bài viết sau đây để cùng tìm hiểu về phân loại các thẻ RFID

Bar Code

Bar code – Mã vạch là một tập hợp các thanh, khoảng trắng và các ký tự tương ứng được sắp xếp liền kề nhau một cách đều đặn. Nó được sử dụng để mã hóa các thông tin liên quan đến sản phẩm, giúp doanh nghiệp theo dõi hàng hóa và kiểm soát hàng tồn kho. Đứng ở góc độ người tiêu dùng, mã vạch cũng là công cụ giúp họ kiểm tra hàng hóa trước khi mua/sử dụng.

Để đọc được loại mã này, cần có sự hỗ trợ của các thiết bị đọc cụ thể như máy quét. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng điện thoại thông minh để kiểm tra mã vạch được ghi trên sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng.

Bar code có từ những năm 1940 và hiện nay vẫn còn được nhiều nhà sản xuất sử dụng bởi những ưu điểm vượt trội về tốc độ đầu vào, độ chính xác cao, cũng như đòi hỏi về chi phí không quá lớn.

Tuy nhiên, lượng dữ liệu mà mã vạch có thể lưu trữ là cực kỳ nhỏ so với các phương thức khác. Đồng thời, cũng có những hạn chế nhất định mà người dùng buộc phải tuân thủ để quét được mã: Mã cần được quét theo đường thẳng, khoảng cách giữa máy quét và mã phải đủ gần và mã không thể đọc được nếu bị làm nóng. Mã vạch cũng thường dễ bị giả mạo hoặc sao chép.

Ưu điểm:

  • Nhỏ, nhẹ và dễ sử dụng
  • Ít tốn kém
  • Mã vạch hoạt động với cùng độ chính xác trên các vật liệu khác nhau mà chúng được đặt
  • Là công nghệ phổ biến ở chỗ chúng là tiêu chuẩn cho các sản phẩm bán lẻ, các cửa hàng sở hữu đầu đọc mã vạch có thể xử lý mã vạch ở bất cứ đâu
  • Hiện nay mã vạch được tìm thấy ở hầu hết các mặt hàng.

Hạn chế:

  • Máy đọc mã vạch cần đường ngắm trực tiếp đến mã vạch mới đọc được
  • Khoảng cách đọc khá gần
  • Mã vạch được quét riêng lẻ và có độ bảo mật kém
  • Dễ bị hư hỏng, khi bị hư hỏng thì không đọc được mã vạch

QR Code

QR code là một phiên bản cải tiến của mã vạch một chiều. Mã một chiều chỉ có thông tin theo chiều ngang, trong khi mã QR có hai chiều: thông tin ngang và dọc. Nhờ đó, mã QR cho phép lưu trữ dữ liệu về sản phẩm lớn hơn và cũng có khả năng chịu lỗi cao hơn. Mã QR có thể lưu trữ nhiều ký tự hơn 200 lần so với mã vạch thông thường. Chúng thân thiện với người dùng và sử dụng rất đơn giản. Nó cũng giữ lại các đặc điểm về chi phí thấp và tính nhanh chóng trong nhận dạng mã từ giải pháp tiền thân của nó. Bạn sẽ không xa lạ gì đối với QR code khi ghé thăm các cửa hàng tiện lợi, khu mua sắm hay trung tâm thương mại.

Tuy nhiên, mã QR vẫn có những khuyết điểm. Do đặc tính chi phí thấp nên khả năng bị làm giả, sao chép khá cao. Ngoài ra, việc đọc mã QR chịu nhiều ảnh hưởng vào các yếu tố như tốc độ mạng, môi trường ánh sáng, bảo mật, khả năng chịu lỗi và nhận dạng. Do vậy, so về tính hiệu quả, giải pháp này chưa thể đáp ứng tốt trong các khu vực công nghiệp.

Hiện nay, quản lý kho bằng QR code/ Barcode là phương pháp quản lý kho hàng thông minh, hiện đại giúp doanh nghiệp khắc phục những điểm yếu trong quản lý kho theo cách truyền thống. Theo dõi chi tiết cách ứng dụng phương pháp này tại đây

NFC

Giao tiếp trường gần (Near Field Communication – NFC) được phát triển từ RFID và tương thích với hầu hết các tiêu chuẩn liên quan đến RFID tần số cao. Tuy nhiên, giải pháp này được thiết kế để phục vụ cho mục đích sử dụng ở khoảng cách gần nhằm ngăn chặn nguy cơ bị lấy cắp hoặc giả mạo thông tin khi RFID được bật từ xa.

Một điểm vượt trội của NFC so với RFID là bên cạnh hỗ trợ đọc và phân tích thông tin, NFC còn hỗ trợ tương tác với độ bảo mật cao. Chính vì thế, hiện nay, hầu hết các điện thoại di động cao cấp đều được trang bị NFC vì giao thức NFC cung cấp khả năng thanh toán không tiếp xúc bảo mật và nhanh chóng.

Tuy nhiên, như đã đề cập, NFC chỉ có thể sử dụng ở khoảng cách gần, và hầu hết là phục vụ cho nhu cầu cá nhân của người tiêu dùng, ví dụ như thanh toán. Do đó, đây không thực sự là một giải pháp lý tưởng về cả khả năng hoạt động cũng như chi phí đối với các nhà sản xuất trong việc quản lý và kiểm tra hàng hóa số lượng lớn.

Bảng so sánh RFID – Bar Code – QR Code – NFC

Bar CodeQR CodeRFIDNFC
Loại Code1 Chiều2 Chiều3 Chiều3 Chiều
Khả năng quét đồng loạtKhôngKhông·CóCó·
Tốc độ đọcChậmTrung bình (tùy vào đầu đọc)NhanhNhanh
Dung lượng dữ liệuTới 20 ký tựTới 7000 ký tự (2953 bytes)Tới 4,000,000 ký tự (8000 bytes)Tới 1.6 MB
Theo dõi thời gian thựcCó·Có·Có·
Khoảng cách quét10 lần so với kích thước Bar Code10 lần so với kích thước QR CodeThẻ LF và HF: Tới 90 cm

Thẻ UHF: tới 300-600 cm

4cm
Giao tiếp hai chiềuKhôngKhôngKhông
Mức độ phổ biếnRất caoRất caoCaoTrung bình
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng