Tính toán tỉ suất hiệu quả đầu tư (ROI) cho giải pháp MES
Chỉ số hoàn vốn (ROI) được xem là một trong những phương thức phổ biến và hiệu quả nhất để đánh giá mức độ thành công và giá trị mà một dự án đầu tư công nghệ – trong đó có giải pháp MES mang lại.
Tổng quan về ROI trong dự án triển khai MES
Chỉ số hoàn vốn (Return on Investment – ROI) là chỉ số đánh giá mức độ hoàn vốn đầu tư của một dự án, được tính toán dựa trên số tiền hoàn vốn cụ thể và có liên quan đến chi phí đầu tư. Tính toán ROI giúp các doanh nghiệp xác định được những giá trị mà dự án đầu tư của họ trực tiếp mang lại. Đây là một công cụ hữu ích để đánh giá các quyết định kinh doanh trong quá khứ và dự đoán cho những quyết định tương lai.
Việc áp dụng chỉ số ROI giúp doanh nghiệp có thể hoàn toàn đánh giá được mức mức độ thành công và giá trị mang lại khi đầu tư triển khai một dự án IT – trong đó có hệ thống MES. Việc đo lường hiệu quả phần mềm MES sẽ phụ thuộc vào kết quả đem lại của giải pháp kể trên, chủ yếu là hiệu suất. Khi xét đến ROI, doanh nghiệp sẽ được giải đáp những thắc mắc sau:
- Doanh nghiệp đã tiết kiệm bao nhiêu thời gian?
- Năng lực sản xuất của nhà máy đã cải thiện như thế nào?
- Các giao tiếp không cần thiết trong hệ thống có được loại bỏ?
- Nhà quản trị có nhìn thấy và giải quyết được các tắc nghẽn tiềm ẩn đang làm chậm quy trình sản xuất của doanh nghiệp?
Những yếu tố ảnh hưởng MES khi tính toán ROI
1. Lợi ích đem lại của MES
1.1. Cải thiện tốc độ và giảm thiểu chi phí khi đổi mới quy trình và ra mắt sản phẩm
Điều này được xây dựng thông qua:
- Thu thập dữ liệu một cách linh hoạt và tức thời;
- Thực thi các quy trình cần thiết một cách chính xác theo thiết lập của doanh nghiệp;
- Việc tăng doanh thu có thể xuất phát từ khả năng tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng vì giải pháp mới giúp quy trình tư vấn và chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn;
- Cắt giảm hoàn toàn chi phí bằng việc loại bỏ được các xử lý báo cáo thủ công;
- Việc giảm chi phí đạt được khi phần mềm hiện đại hỗ trợ quản lý nhân sự dễ dàng hơn, cắt giảm được nhân sự và công đoạn thừa thãi;
- Chứng minh doanh nghiệp hiện đại, thích ứng nhanh, liên tục mong muốn cải thiện không ngừng để cam kết mang đến chất lượng tốt nhất cho khách hàng
1.2. Cải tiến năng suất gắn với nâng cao khối lượng sản xuất, giảm chi phí, mức WIP
- Gia tăng khối lượng sản xuất thông qua tăng mức tự động hóa trong nhà máy; Cho phép lập kế hoạch sản xuất với mức độ chính xác cao; Đảm bảo nhà máy vận hành thông qua kiểm soát trạng thái theo thời gian thực và nâng cao khả năng hiển thị; Cho phép cảnh báo khi có bất thường xảy ra như hỏng hóc thiết bị, hàng tồn kho quá thấp…
- Tiết kiệm chi phí và giảm sai sót từ việc quản lý không giấy tờ cũng như nâng cao khả năng phân tích dữ liệu sản xuất…
- Quản lý tốt lượng hàng dở dang thông qua việc kiểm soát hàng tồn kho theo thời gian thực. Tối ưu khu vực quản lý trở nên gọn gàng và hiệu quả…
1.3. Gia tăng chất lượng thành phẩm trong nhà máy
- Hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm trong sản xuất của MES được bắt đầu từ Nguyên vật liệu đầu vào (IQC) đến kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp (PQC) cuối cùng là kiểm soát chất lượng đầu ra (OQC).
- Giám sát các chỉ tiêu chất lượng cần kiểm tra một cách trực quan và realtime;
- Chức năng cảnh báo các sản phẩm lỗi/hỏng phát sinh trên các công đoạn sản xuất;
- Gia tăng giá trị hài lòng với khách hàng nhờ vào việc đảm bảo hàng hóa phục vụ việc giao hàng
1.4. Cho phép nhà máy tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn trong sản xuất
- MES tuân thủ và thực thi theo quy trình chuẩn quốc tế được xây dựng bởi các nhà cung cấp;
- Cho phép theo dõi điện tử và truy vết nguồn gốc;
- Số hóa các giấy tờ, sổ sách theo dõi;
- Thực thi theo tiêu chuẩn GMP;
- Hỗ trợ hồ sơ điện tử;
2. Chi phí đầu tư giải pháp MES
Về mặt đầu tư của ROI, chi phí của một phần mềm cũng khá rõ ràng và có thể kiểm soát được. Thông thường bao gồm những loại sau:
- Chi phí phần mềm: Thông thường, khoản chi phí cho phần mềm sẽ không thay đổi so với báo giá. Tuy nhiên khi triển khai, tùy theo thực tế triển khai hay nhu cầu doanh nghiệp như mở rộng tính năng hoặc tăng số lượng nhân viên sử dụng sẽ khiến khoản phí này gia tăng.
- Phần cứng: Nếu phần mềm được triển khai tại nhà máy, phần lớn chi phí phần cứng đến từ việc mua các máy chủ và thiết bị hỗ trợ. Mặt khác, nếu triển khai hệ thống phiên bản đám mây, chi phí phần cứng sẽ ở mức tối thiểu.
- Triển khai kỹ thuật: Các khoản bao gồm tư vấn, khảo sát, lập kế hoạch và tiến hành thiết kế phần mềm, cài đặt phần mềm, định cấu hình hệ thống, đào tạo và bàn giao.
- Đào tạo người dùng: Với các giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến, nhân viên cần thời gian để được đào tạo cách sử dụng. Thông thường, các nhà cung cấp sẽ có dịch vụ đào tạo bổ sung theo yêu cầu của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sử dụng sao cho hiệu quả.
- Các khoản khác: Khoản chi phí này bao gồm phí bảo trì dự án hàng năm, nâng cấp hay mở rộng quy mô dự án…
Kết quả cuối cùng
Sau khi đã xác định tổng chi phí đầu tư và lợi nhuận sinh ra khi triển khai giải pháp MES, doanh nghiệp có thể tính được ROI theo công thức sau:
ROI = ( Lợi nhuận từ đầu tư – Chi phí đầu tư) / Chi phí đầu tư * 100 |
Với những lợi ích vượt trội mà MES đem lại, các doanh nghiệp có thể tự tin rằng chỉ số ROI sẽ là con số dương và đạt giá trị cao. Tuy nhiên, để làm được điều này, doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một nhà cung cấp uy tín. Bên cạnh các vấn đề về chất lượng sản phẩm và chi phí, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến việc tư vấn, chăm sóc, bảo trì và nâng cấp hệ thống của nhà cung cấp. Để được tư vấn đâu là nhà cung cấp giải pháp MES hàng đầu hiện nay, doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 092.6886.855
Đọc thêm: Các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp hệ thống MES trong sản xuất