bài Viết

Vì sao doanh nghiệp cần triển khai hệ thống MES trong sản xuất

29/08/2020

Sản xuất thông minh được định nghĩa là mô hình sản xuất thời đại mới, nó bắt nguồn từ sự bùng nổ của công nghệ thông tin và các sáng kiến cải tiến sản xuất. Để có thể xây dựng thành công mô hình trên, doanh nghiệp cần bắt đầu triển khai từ thành phần cốt lõi, đó là hệ thống MES.

Hệ thống MES là gì?

MES được viết tắt từ Manufacturing Execution System là một hệ thống thông tin kết nối, giám sát và kiểm soát các hệ thống sản xuất và luồng dữ liệu phức tạp tại nhà máy. Mục tiêu chính của MES là đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất và cải thiện sản lượng sản xuất.

MES là chìa khóa cho tiến trình xây dựng nền sản xuất thông minh, nơi các nhà máy trở thành trung tâm đổi mới có lợi nhuận. Trong mô hình này, MES trở thành yếu tố kết nối giữa việc điều hành sản xuất với hệ thống doanh nghiệp thông qua các giải pháp công nghệ bao gồm: IIoT, ERP, CRM, HRM,… nhằm tạo ra và cung cấp quy trình quản lý sản xuất hoàn hảo trong các nhà máy.

hệ thống mes

MES là chìa khóa cho tiến trình xây dựng nền sản xuất thông minh

Đọc thêm: Triển khai nhà máy thông minh cho doanh nghiệp Việt: Không bây giờ thì bao giờ?

Các phân hệ cốt lõi trong hệ thống điều hành sản xuất MES

Hệ thống MES là yếu tố kết nối giữa hoạt động sản xuất tại nhà máy với bộ phận quản lý. Bằng cách này mỗi doanh nghiệp có thể cập nhật hoạt động sản xuất tức thời thay vì phải chờ đến khi kết thúc công đoạn sản xuất theo phương thức truyền thống. MES thúc đẩy quá trình kiểm tra sản phẩm, thu thập dữ liệu, tối ưu hóa nguồn lực và quản lý chất lượng trong nhà máy. Chức năng này được xây dựng dựa trên các phân hệ lõi của hệ thống điều hành thực thi sản xuất:

  • Quản lý sản xuất: Lập lịch sản xuất; Quản lý lệnh sản xuất; Phân tích hiệu suất sản xuất; Quản lý các công đoạn sản xuất; Hoạch định quy trình sản xuất; Theo dõi, giám sát sản xuất theo thời gian thực;
  • Quản lý kho: Quản lý tại các kho NVL, kho thành phẩm và bán thành phẩm; Quản lý tồn trên các công đoạn sản xuất;
  • Quản lý chất lượng: Quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra và NVL đầu vào; Quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất;
  • Quản lý thiết bị: Quản lý hồ sơ thiết bị, vật tư và phụ tùng trong nhà máy; Theo dõi trạng thái thiết bị; Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị;
  • Quản lý truy xuất nguồn gốc: Cung cấp hành trình sản phẩm qua từng giai đoạn sản xuất;
  • Tích hợp thiết bị IIOT, kết nối máy sản xuất: Ghi nhận dữ liệu tự động, tính toán OEE theo thời gian thực;

Đọc thêm: Tại sao doanh nghiệp cần phần mềm quản trị sản xuất MES?

hệ thống mes

Hệ thống MES là yếu tố kết nối giữa hoạt động sản xuất tại nhà máy với bộ phận quản lý

Đọc thêm: Cẩm nang triển khai phần mềm MES cho Doanh nghiệp sản xuất

Lợi ích của hệ thống điều hành thực thi sản xuất đối với mỗi nhà máy

Hệ thống MES tạo ra và cung cấp một quy trình quản lý sản xuất hoàn hảo, nhận phản hồi và yêu cầu phản ứng trong thời gian thực, cung cấp thông tin tại một nguồn duy nhất. Lợi ích của một hệ thống MES khi được thiết lập hoàn chỉnh bao gồm:

  • MES có khả năng phân bổ nguồn lực sản xuất dưới nhà máy: Hệ thống hỗ trợ quản lý và đánh giá chi tiết năng lực sản xuất của từng phân xưởng, tổ đội và dây chuyền sản xuất. Từ đó phân bổ nguồn lực và điều phối lệnh sản xuất xuống các phân xưởng trong nhà máy.
  • Giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị: Các thông tin chi tiết về thiết bị được số hóa hồ sơ tại hệ thống MES. Ngoài ra, MES cho phép theo dõi trạng thái hoạt động của máy móc theo thời gian thực, hỗ trợ thu thập thông tin, phân tích và đánh giá các chỉ số vận hành thiết bị sản xuất và tính toán hiệu suất tổng thể. Từ đó doanh nghiệp có thể chủ động trong việc xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, tránh tối đa các sự cố đột ngột của máy móc.
  • MES thu thập dữ liệu nhanh chóng từ phân xưởng: Phần mềm MES được phát triển hoàn chỉnh có khả năng ứng dụng đa dạng các giải pháp tích hợp với tầng PLC của máy móc qua phương thức API hoặc tích hợp thêm các thiết bị IoT trong công nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu về sản xuất và tình trạng thiết bị một cách đầy đủ và nhanh chóng, nâng cao hiệu quả công tác điều hành sản xuất và giám sát thiết bị. Cung cấp phản hồi theo thời gian thực để nhanh chóng xác định và giải quyết các vấn đề xuất hiện trong quy trình sản xuất.
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm: Bảng điều khiển trung tâm cho phép hiển thị cảnh báo tức thời các vấn đề bất thường trong quá trình sản xuất. Từ đó kiểm soát tốt chất lượng hàng hóa theo các tiêu chuẩn ngay trên từng công đoạn vận hành. Ngoài ra, MES được xây dựng tính năng báo cáo tỷ lệ và nguyên nhân lỗi hỏng, từ đó giảm sai sót trong hoạt động sản xuất.
  • Giảm tồn kho: MES giúp giảm tồn kho thông qua việc loại bỏ tồn kho không cần thiết cũng như quản lý chặt chẽ tồn kho theo nhiều trạng thái khác nhau. Đây là tính năng được phát triển dựa trên việc xây dựng quy trình nhập/xuất/kiểm hàng tồn kho theo QR code/Barcode trên máy Handy Terminal.
  • Tăng lợi nhuận: Từ việc giảm chi phí sản xuất thông qua giảm giấy tờ, giảm thời gian sản xuất, giảm sai sót trong quá trình sản xuất và gia tăng chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp có thể nâng cao tối đa hiệu quả đem lại.

Có thể thấy, MES mang đến cái nhìn toàn diện và sâu sắc về hoạt động sản xuất của nhà máy. Triển khai hệ thống điều hành thực thi sản xuất trong nhà máy chính là nền tảng xây dựng mô hình sản xuất của tương lai. Trong quá trình nghiên cứu về hệ thống MES, nếu có bất kỳ khó khăn gì, đừng ngại liên hệ với đội ngũ chuyên gia của ITG qua số hotline: 0986.196.838. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp các vấn đề của bạn.

Đọc thêm: Tại sao kết hợp giữa hệ thống MES và ERP là tiền đề để xây dựng nhà máy thông minh

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng