bài Viết

Triển khai nhà máy thông minh cho doanh nghiệp Việt: Không bây giờ thì bao giờ?

18/06/2020

Triển khai Nhà máy thông minh” trong những năm gần đây là khái niệm mà ai cũng nói nhưng thực chất ít người có thể tận mắt nhìn thấy, chứ chưa nói đến chuyện triển khai thực tế. Ở Việt Nam, để có thể thực sự triển khai rộng rãi nhà máy thông minh trong nhóm doanh nghiệp sản xuất vẫn còn cả một chặng đường rất dài. Nhưng ở thời điểm sục sôi nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chúng ta cần thẳng thắng nhìn nhận vấn đề và đặt câu hỏi: Triển khai Nhà máy thông minh cho doanh nghiệp Việt: Không bây giờ thì bao giờ?

Triển khai Nhà máy thông minh – Đích đến của hành trình số hóa doanh nghiệp sản xuất

Nhìn lại quá trình vận động của mô hình sản xuất trong các doanh nghiệp, ta có thể thấy từng bước phát triển từ đơn giản tới phức tạp, từ số hóa tới tự động hóa. Đến thời điểm này, có thể coi Nhà máy thông minh là đích đến của quá trình tự động hóa doanh nghiệp sản xuất. Theo định nghĩa của Techtarget, Nhà máy thông minh là mô hình sản xuất công nghệ cao có khả năng tự vận hành mức độ cao và có thể tự điều chỉnh các chi tiết vận hành trong quy trình. Trong mô hình Nhà máy thông minh kể trên, mọi hoạt động của nhà máy đều sẽ hướng tới mục tiêu tự động hoàn toàn, giảm thiểu tối đa sự can thiệp của con người. Để đạt được mục tiêu ấy, mô hình phải được xây dựng dựa trên các nền tảng công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, phân tích chuyên sâu, dữ liệu lớn và Internet vạn vật công nghiệp (IIoT),…

Triển khai nhà máy thông minh là đích đến của mọi chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Triển khai nhà máy thông minh là đích đến của mọi chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Đọc thêm: Nhà máy thông minh là gì?

Việc triển khai Nhà máy thông minh đem lại cho doanh nghiệp sản xuất rất nhiều lợi ích, có thể kể đến dưới đây như:

  • Cung cấp cái nhìn toàn diện, trực quan về tình hình vận hành doanh nghiệp theo thời gian thực, cho phép nhà quản trị chủ động đưa ra những quyết định chính xác nhất trong thời gian nhanh nhất.
  • Tự quyết định và xử lý những tác vụ ở mức cơ bản và cảnh báo nhà quản trị những vấn đề phức tạp hơn để có hướng giải quyết phù hợp nhất.
  • Kết hợp thông tin hoạt động của doanh nghiệp với những thông tin biến động của thị trường, cho chủ doanh nghiệp một bức tranh toàn cảnh không chỉ về hoạt động doanh nghiệp mà toàn thể ngành nghề kinh doanh.
  • Cho doanh nghiệp khả năng tùy biến cao, dễ dàng linh hoạt thay đổi để phù hợp hơn với tình hình phát triển nhanh chóng của thị trường cũng như thị hiếu của khách hàng.

Doanh nghiệp Việt đang ở đâu trong cuộc chơi ứng dụng Nhà máy thông minh

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid 19 và nguy cơ suy thoái kinh tế trên diện rộng sắp xảy ra, thị trường Nhà máy thông minh trên toàn thế giới vẫn được dự báo sẽ tăng trưởng với 92,6 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) được điều chỉnh là 8.2%.

trien khai nha may thong minh 3 - Triển khai nhà máy thông minh cho doanh nghiệp Việt: Không bây giờ thì bao giờ?

Trong đó, Hoa Kỳ được dự báo sẽ điều chỉnh lại ở mức CAGR 8,3%, Đức sẽ bổ sung hơn 3,7 tỷ USD vào tổng giá trị tăng trưởng về Nhà máy thông minh của châu Âu trong vòng 7 đến 8 năm tới. Ngoài ra, phần còn lại của thị trường châu Âu cũng sẽ đóng góp 3,7 tỷ USD vào quy mô chung của lục địa đang chịu tác động nặng nề của đại dịch. Tại khu vực châu Á. thị trường Nhà máy thông minh của Nhật Bản, đặc biệt phân khúc Thiết bị & Phần mềm Điều khiển sẽ đạt quy mô thị trường 7,3 tỷ USD vào cuối năm nay. Những con số trên dù thấp hơn những tính toán ban đầu, nhưng nó vẫn đủ để chứng tỏ sức hút cũng như tiềm năng của hoạt động triển khai Nhà máy thông minh đối với nền sản xuất thế giới.

Trong khi đó, tại Việt Nam, cho dù nhận ra nhu cầu bức thiết của việc triển khai Nhà máy thông minh, các doanh nghiệp vẫn đang loay hoay tìm điểm bắt đầu. Không những thế, những tiền đề cơ bản nhất của mô hình này như chuyển đổi số và tự động hóa cũng là vấn đề nan giải của doanh nghiệp nước nhà từ rất lâu, ngay cả khi đại dịch Covid 19 chưa diễn ra.

Cốt lõi của sản xuất thông minh là chuyển đổi số, trong đó trụ cột là chuyển đổi số doanh nghiệp và chuyển đổi số trong các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, có đến 80% doanh nghiệp sản xuất được hỏi chưa quan tâm đến chuyển đổi số cũng như chưa chuẩn bị nguồn nhân lực trình độ cao cho chuyển đổi số.

Cánh cửa dẫn tới kỉ nguyên công nghiệp 4.0 đã rộng mở – Ai là người có thể bước vào?

Từ những năm 2016, nhà nước và chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách thể hiện quyết tâm đi trước đón đầu, quyết tâm không bỏ lỡ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Có thể nói chưa bao giờ, nền sản xuất công nghiệp thông minh lại nhận được sự hậu thuẫn vững chắc về nền tảng pháp lý như vậy.

Đóng vai trò nổi bật nhất trong các văn bản pháp lý được ban hành về phát triển kinh tế số nói chung và Nhà máy thông minh nói riêng là Nghị quyết số 52/NQ-TW. Đây là Nghị quyết được chính Bộ Chính trị công bố vào tháng 9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đây được coi là kim chỉ nam, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế số tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, để cụ thể hóa đường lối trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030”.

Bên cạnh đó, những xu hướng phát triển công nghệ mới cũng đang được các doanh nghiệp Việt Nam “đi tắt đón đầu”, sẵn sàng đầu tư tài lực và nguồn lực để ứng dụng thực tế. Không ít doanh nghiệp Việt Nam đang dần bước ra khỏi “chỗ trũng” sẵn sàng ứng dụng thử các công nghệ và các giải pháp công nghệ mới, từng bước triển khai Nhà máy thông minh.

Trien khai nha may thong minh 4 - Triển khai nhà máy thông minh cho doanh nghiệp Việt: Không bây giờ thì bao giờ?

Đặc biệt là thời điểm này, các doanh nghiệp sản xuất Việt đang đứng trước thách thức cũng là cơ hội chưa từng có, cần phải tái cấu trúc lại ngay để phục hồi giai đoạn tạm thời đóng băng, tranh thủ thời điểm các nền sản xuất lớn trên thế giới vẫn đang cần phải tập tung đối phó với diễn biến phức tạp của đại dịch. Hơn nữa, cần sẵn sàng để đón đầu làn sóng đầu tư chuyển dịch từ Trung Quốc sang các thị trường tiềm năng trong khu vực.

Đọc thêm: 4 yếu tố công nghệ cấu thành nhà máy sản xuất thông minh

Kết

Có thể thấy ứng dụng Nhà máy thông minh ở Việt Nam đang ở trong giai đoạn thuận lợi nhất cho các hoạt động triển khai trong thực tế. Có sự hẫu thuẫn của chính sách, có cơ hội lớn đến từ thị trường, việc các doanh nghiệp có nắm bắt được “thời cơ vàng” này không sẽ quyết định sự thành bại không chỉ trong ngắn hạn mà là tương lai ổn định lâu dài.

Doanh nghiệp sản xuất quan tâm tới quy trình triển khai Nhà máy thông minh có thể liên hệ với chuyên gia của ITG theo Hotline: 0986.196.838. Chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn và đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng chiến lược hiệu quả và lâu dài để hướng tới mục tiêu hoàn thiện bộ giải pháp phù hợp với đặc thù ngành nghề sản xuất.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng