Mỹ áp thuế đối ứng 46% – Doanh nghiệp sản xuất Việt Nam cần làm gì?

Sự kiện Mỹ áp thuế đối ứng 46% đối với Việt Nam đang tạo ra áp lực chưa từng có lên khối doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, trong thách thức luôn tồn tại cơ hội. Nếu biết tái cấu trúc đúng hướng, tận dụng công nghệ để tinh gọn vận hành và tối ưu nguồn lực, doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể biến “khủng hoảng thuế” thành động lực chuyển đổi mạnh mẽ.

Cú sốc từ lệnh áp thuế đối ứng của Mỹ

Tháng 4/2025, Mỹ chính thức áp thuế đối ứng lên đến 46% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam, bao gồm cả các ngành chủ lực như dệt may, đồ gỗ, điện tử, linh kiện, máy móc thiết bị… Mức thuế này được đánh giá là cú sốc lớn nhất kể từ sau giai đoạn căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.

thuế đối ứng

Doanh nghiệp Việt Nam bị áp thuế đối ứng lên tới 46%

Quyết định áp thuế đối ứng 46% của Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam khiến các doanh nghiệp sản xuất có thị trường xuất khẩu chính là Mỹ đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh cực lớn về giá – yếu tố sống còn trong các đơn hàng quốc tế.

Thực tế, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn dựa nhiều vào lợi thế chi phí rẻ để cạnh tranh. Khi thuế nhập khẩu bị đẩy cao, biên độ lợi nhuận sẽ giảm mạnh, các doanh nghiệp dễ mất đơn hàng vào tay đối thủ có quy trình vận hành hiệu quả hơn từ các quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Mexico…

Trước bối cảnh này, các doanh nghiệp cần có chiến lược chuyển đổi toàn diện để thích ứng. Áp dụng các giải pháp công nghệ phù hợp để tinh gọn bộ máy vận hành, tối ưu hóa nguồn lực sản xuất, tăng năng suất lao động và giảm thiểu chi phí chính là hướng đi đúng đắn được các chuyên gia khuyến nghị.

4 Trụ cột giúp doanh nghiệp sản xuất Việt Nam vượt qua khủng hoảng thuế quan

Trước cú sốc từ lệnh áp thuế đối ứng của Mỹ, theo các chuyên gia, doanh nghiệp Việt không thể tiếp tục vận hành theo lối cũ. Muốn tồn tại và phát triển, các đơn vị cần tái cơ cấu mô hình vận hành trên 4 trụ cột chính: Tinh gọn bộ máy quản lý, tối ưu các nguồn lực sản xuất, tăng năng suất lao động, kiểm soát và cắt giảm chi phí.

thuế đối ứng

Giải pháp giúp doanh nghiệp “trụ vững” trong cuộc khủng hoảng thuế quan của Mỹ

Tinh gọn bộ máy quản lý

Một trong những điểm hạn chế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam là bộ máy quản lý cồng kềnh, phụ thuộc nhiều vào báo cáo giấy tờ thủ công, dẫn đến phản ứng chậm trước những thay đổi từ thị trường quốc tế. Vì vậy, việc tinh gọn bộ máy quản lý để đảm bảo sự linh hoạt trong công tác điều hành là hành động cần thiết đối với các doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.

Tinh gọn bộ máy không nên chỉ dừng lại ở việc rà soát, tái cơ cấu tổ chức, cắt giảm nhân sự mà cần kết hợp với chuẩn hóa quy trình làm việc nhằm loại bỏ lãng phí, rút ngắn thời gian ra quyết định và nâng cao hiệu suất vận hành. Doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình quản trị tinh gọn (Lean) để loại bỏ các hoạt động không tạo giá trị gia tăng và tiến hành cải tiến liên tục. Bên cạnh đó, việc chuẩn hóa quy trình vận hành cũng cũng nên được lưu tâm để hạn chế tối đa sai sót và tạo nền tảng cho việc số hóa sau này.

thuế đối ứng

Ứng dụng Lean để tinh gọn bộ máy quản trị

Ngoài ra, việc tinh gọn bộ máy trong thời đại 4.0 còn có một cách tiếp cận mới: Tái thiết toàn bộ quy trình quản lý bằng công nghệ.

Chẳng hạn, hệ thống quản trị và hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP có thể giúp doanh nghiệp tinh gọn bộ máy hiệu quả bằng cách chuyển đổi mô hình quản lý giấy tờ truyền thống hiện tại sang “quản trị theo dữ liệu”, nơi quy trình và dữ liệu giữa các phòng ban (kế toán, kho vận, mua hàng, bán hàng, sản xuất, nhân sự,…) được kết nối, đồng bộ với nhau.

Điều này không chỉ giúp nhân viên giảm bớt các tác vụ thủ công; mà còn hỗ trợ ban lãnh đạo theo dõi, đánh giá hiệu suất nhân sự tối ưu, đồng thời, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh nhanh chóng hơn, từ đó đưa ra các quyết định kịp thời, đúng thời điểm, giúp doanh nghiệp dễ dàng thích ứng với những thay đổi của thị trường.

Theo ông Phạm Minh Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam đánh giá: “Quản trị tinh gọn (Lean) giúp các doanh nghiệp tăng năng suất từ 20-30% ngay sau năm đầu chuyển đổi và có thể duy trì ở mức 15-20% ở những năm tiếp theo. Chu kỳ quay vòng của đầu tư nguyên vật liệu có thể giảm 3-4 lần về 3-7 ngày thay vì trước đây 4-6 tuần. Những thay đổi này góp phần giúp giảm giá thành sản xuất, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, bên cạnh đó giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ thắng chào với khách hàng”.

Tối ưu các nguồn lực sản xuất

Trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng và thị trường đầu ra bị siết chặt, doanh nghiệp sản xuất buộc phải tìm cách tối ưu hóa các nguồn lực hiện có để duy trì hiệu quả mà không cần mở rộng đầu tư. Tối ưu ở đây không chỉ dừng lại ở tiết kiệm chi phí mà doanh nghiệp còn cần tăng hiệu suất sử dụng tài nguyên, từ nguyên vật liệu, máy móc đến con người.

Bằng cách tận dụng sức mạnh của công nghệ, các doanh nghiệp sản xuất có thể hiện thực hóa được mục tiêu này dễ dàng. Dưới đây là một số giải pháp công nghệ nổi bật giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực sản xuất hiệu quả:

  • Phần mềm ERP: Hoạch định và tối ưu các nguồn lực cốt lõi (Tài chính, Con người, Nguyên vật liệu, Máy móc, Nhà xưởng), hỗ trợ doanh nghiệp tự động lập kế hoạch sản xuất, tối ưu lịch sản xuất chi tiết phù hợp với mục tiêu và nguồn lực có sẵn.
  • Phần mềm MES: Cho phép các nhà quản trị theo dõi, kiểm soát và vận hành toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu đầu vào đến đầu ra theo thời gian thực. Nhờ MES, doanh nghiệp có thể giảm thiểu thời gian lập và sắp xếp lịch sản xuất, đồng thời phát hiện sớm các điểm nghẽn trong hoạt động sản xuất để giảm thiểu thời gian chết, tối ưu năng lực của máy móc và nhân sự.
  • Phần mềm MMS: Ứng dụng MMS trong hoạt động quản lý bảo trì, bảo dưỡng thiết bị giúp doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của máy móc và hạn chế hỏng hóc đột xuất – nguyên nhân gây tổn thất ngầm rất lớn trong nhà máy. Khi máy móc được bảo trì tốt, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được chi phí sửa chữa mà còn tăng độ ổn định của dây chuyền sản xuất.
  • Phần mềm WMS: Với sự trợ giúp của phần mềm quản lý kho WMS, doanh nghiệp có thể tái cấu trúc kho hàng theo mô hình Just in time, từ đó, hạn chế tình trạng tồn kho dư thừa gây lãng phí và rút ngắn thời gian quay vòng vốn.

Là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số nhà máy thông minh, ITG Technology sở hữu hệ sinh thái giải pháp toàn diện từ Chiến lược đến Thực thi, bao gồm cả các hệ thống hỗ trợ quản lý nguồn lực trên khối văn phòng lẫn nhà máy như: Phần mềm ERP, MES, WMS, QMS, MMS,… Doanh nghiệp có nhu cầu triển khai giải pháp công nghệ để tối ưu nguồn lực sản xuất nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy liên hệ tới hotline 092.6886.855 hoặc đăng ký tư vấn để được hỗ trợ:



    Tăng năng suất lao động

    Để ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ, tăng năng suất lao động là cách nhanh nhất để doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm mà không cần cắt giảm lương hay nhân sự. Tuy nhiên, thay vì đặt gánh nặng lên nhân viên, các doanh nghiệp có thể tăng năng suất lao động thông qua tự động hóa và chuẩn hóa quy trình.

    Doanh nghiệp cần loại bỏ những công đoạn dư thừa làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất chung và thiết lập quy chuẩn rõ ràng cho từng công đoạn, giúp việc giám sát hiệu suất lao động theo từng ca, từng tổ sản xuất trở nên dễ dàng hơn.

    thuế đối ứng

    Tăng năng suất lao động là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất nếu muốn vượt qua cuộc khủng hoảng thuế quan mỹ hiện tại

    Để đảm bảo dữ liệu chính xác và được cập nhật liên tục, thay vì thu thập dữ liệu thủ công vào cuối ca/ cuối ngày, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm quản lý sản xuất để kiểm soát chi tiết từng công đoạn theo thời gian thực. Dữ liệu này giúp ban quản lý dễ dàng phát hiện các điểm chưa hiệu quả và kịp thời điều chỉnh.

    Ngoài ra, doanh nghiệp có thể ứng dụng các công nghệ tự động hóa (AI, IoT, Robotics) vào các khâu quan trọng để loại bỏ các công việc thủ công, lặp đi lặp lại, giải phóng nhân viên khỏi những tác vụ tốn thời gian và dễ gây sai sót.

    Bên cạnh các yếu tố kỹ thuật, việc cải thiện môi trường và văn hóa làm việc cũng có tác động lớn đến năng suất lao động. Bằng cách xây dựng văn hóa cải tiến liên tục (Kaizen) và thiết lập hệ thống khen thưởng dựa trên hiệu suất làm việc, doanh nghiệp có thể tạo ra môi trường làm việc năng động hơn, nâng cao tinh thần cống hiến của đội ngũ nhân viên.

    Khi năng suất lao động được cải thiện, doanh nghiệp không chỉ tăng khả năng đáp ứng đơn hàng mà còn duy trì lợi nhuận trong điều kiện giá bán bị ép.

    Kiểm soát và cắt giảm chi phí, giá thành

    Chi phí sản xuất là yếu tố chịu ảnh hưởng đầu tiên khi Mỹ áp thuế đối ứng 46% lên các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam. Trong khi nhiều doanh nghiệp chọn cách “thắt lưng buộc bụng” một cách thiếu chiến lược, việc cắt giảm chi phí có thể thực hiện một cách hiệu quả hơn bằng cách tối ưu các chi phí nội tại và cắt giảm các khoản chi tiêu “vô hình” như: Nguyên liệu hao hụt, thời gian dừng máy, chi phí vận hành thừa,… 

    Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm quản lý chất lượng (QMS) để kiểm soát hoạt động QC chi tiết trên từng công đoạn, từ đó, nhanh chóng khoanh vùng lỗi (NG) và có biện pháp khắc phục kịp thời. Điều này giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu, chi phí sửa chữa và thu hồi sản phẩm lỗi.

    Trong khi đó, sử dụng phần mềm quản lý bảo trì, bảo dưỡng lại giúp doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt tình trạng thiết bị, dự đoán sự cố và các vấn đề tiềm ẩn trong quy trình sản xuất để lên phương án xử lý. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu tối đa rủi ro gián đoạn sản xuất, đồng thời giảm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy móc. 

    Hay như các hệ thống quản lý tài chính kế toán chuyên sâu có thể giúp doanh nghiệp tính toán và phân bổ chi phí sản xuất chính xác theo từng sản phẩm/đơn hàng, tránh tình trạng phân bổ chi phí chung (đơn hàng dễ sản xuất cần bán giá thấp nhưng lại bán giá cao, trong khi đơn hàng khó cần bán giá cao lại bán giá thấp) làm ảnh hưởng đến hiệu quả báo giá, làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

    Việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% là một thách thức lớn, nhưng cũng là hồi chuông thức tỉnh để các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam rà soát lại quy trình vận hành, cắt bỏ các tác vụ rườm rà và đầu tư đúng vào công nghệ, con người, dữ liệu. Hy vọng những chia sẻ trên của ITG sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra hướng đi đúng đắn ở thời điểm hiện tại và chuyển mình thành công trong bối cảnh kinh tế phức tạp hiện nay.

    Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng