CMMS là gì? Lợi ích và ứng dụng của phần mềm CMMS trong doanh nghiệp

Máy móc, thiết bị đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất. Vì vậy, nếu không có quy trình bảo trì hợp lý, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với tình trạng máy móc hỏng hóc đột xuất, làm gián đoạn sản xuất và tăng chi phí sửa chữa. Đây là lý do nhiều doanh nghiệp lựa chọn phần mềm CMMS để quản lý bảo trì một cách hiệu quả và hệ thống hơn. Vậy CMMS là gì? Phần mềm này có những tính năng và lợi ích ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết.

CMMS là gì?

CMMS (Computerized Maintenance Management System) là hệ thống quản lý bảo trì bằng máy tính, giúp doanh nghiệp theo dõi, lập kế hoạch và tối ưu hóa các hoạt động bảo trì máy móc, thiết bị. 

Phần mềm CMMS giúp tổ chức lưu trữ thông tin tài sản, lịch sử bảo trì, quản lý tồn kho phụ tùng và phân bổ nguồn lực hợp lý nhằm giảm thiểu thời gian dừng máy và nâng cao hiệu suất hoạt động.

Xem thêm: Các phương pháp quản lý bảo trì bảo dưỡng công nghiệp

5 tính năng chính của phần mềm CMMS

Phần mềm CMMS cung cấp nhiều tính năng quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý bảo trì thiết bị một cách khoa học và hiệu quả:

cmms là gì

CMMS cung cấp các tính năng mạnh mẽ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý bảo trì, bảo dưỡng thiết bị hiệu quả

Theo dõi công việc bảo trì, bảo dưỡng

CMMS cho phép người dùng tạo, phân công và theo dõi tiến độ của các công việc bảo trì, bảo dưỡng. Hệ thống sẽ tự động cập nhật trạng thái công việc (đã hoàn thành, đang tiến hành, chưa thực hiện), gửi thông báo đến nhân viên kỹ thuật phụ trách và lưu trữ lịch sử bảo trì để thuận tiện cho việc truy xuất thông tin sau này. Thông qua tính năng này, doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian xử lý sự cố, đồng thời đảm bảo công việc được thực hiện đúng thời gian và đạt chất lượng yêu cầu.

Lập kế hoạch bảo trì định kỳ

Phần mềm CMMS hỗ trợ thiết lập lịch kiểm tra, bảo trì định kỳ cho từng máy móc, thiết bị; đảm bảo các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng diễn ra đúng hạn. Việc này không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị mà còn góp phần hạn chế tối đa sự cố máy móc trong quá trình sản xuất. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu được thời gian chết (downtime) không mong muốn.

Quản lý lịch sử bảo trì

Với hệ thống CMMS, doanh nghiệp có thể dễ dàng truy xuất thông tin về các lần bảo trì: Các hành động đã thực hiện, thời gian, chi phí, danh sách những vật liệu/phụ tùng đã được sử dụng và kết quả đạt được. Điều này giúp các nhà quản lý xác định quá trình bảo trì của một thiết bị đã đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật hay chưa, đồng thời, nắm bắt các sự cố thường gặp để có hướng giải quyết phù hợp để cải thiện hiệu suất nhà máy.

Quản lý nhân sự bảo trì

Tính năng này giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các công việc bảo trì theo yêu cầu. Hệ thống tự động lưu trữ thông tin về trạng thái công việc của từng kỹ thuật viên, tạo điều kiện thuận lợi để người quản lý theo dõi và đánh giá tiến độ.

Bên cạnh đó, CMMS cũng hỗ trợ các bộ phận khác trong nhà máy gửi yêu cầu sửa chữa và thông báo cho bộ phận bảo trì, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể quản lý và phân công công việc một cách khoa học, tối ưu hóa nguồn lực, và đảm bảo công việc bảo trì được thực hiện đúng quy trình và thời gian quy định.

Báo cáo và phân tích dữ liệu

CMMS cung cấp hệ thống báo cáo chi tiết về lịch sử bảo trì, chi phí bảo trì và năng suất của đội ngũ kỹ thuật. Các báo cáo này giúp doanh nghiệp phân tích xu hướng hỏng hóc, đánh giá hiệu quả bảo trì và tối ưu hóa công tác quản lý tài sản.

Lợi ích nổi bật của phần mềm CMMS

Việc ứng dụng hệ thống CMMS mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Trong đó có thể kể đến như:

CMMS là gì

Doanh nghiệp có thể tối ưu hiệu suất và tiết kiệm chi phí bảo trì nhờ sử dụng phần mềm CMMS

Giảm thời gian ngừng hoạt động của thiết bị

Một trong những lợi ích quan trọng nhất của CMMS là giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian dừng máy do sự cố ngoài ý muốn. Hệ thống này cho phép lập kế hoạch bảo trì phòng ngừa, theo dõi hiệu suất thiết bị và cung cấp cảnh báo sớm về những vấn đề tiềm ẩn. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể chủ động xử lý vấn đề trước khi trở nên nghiêm trọng, đảm bảo máy móc hoạt động liên tục và ổn định.

Tối ưu hóa hiệu suất bảo trì

Phần mềm CMMS cung cấp dữ liệu chính xác, giúp đội ngũ bảo trì xác định nguyên nhân sự cố và thực hiện các biện pháp khắc phục nhanh chóng. Hệ thống này cũng giúp tối ưu hóa nguồn lực bảo trì bằng cách phân bổ công việc hợp lý, giảm thiểu tình trạng dư thừa hoặc thiếu nhân lực. Ngoài ra, CMMS giúp doanh nghiệp theo dõi hiệu suất của từng thiết bị, từ đó có chiến lược bảo trì phù hợp nhằm kéo dài tuổi thọ máy móc.

Tiết kiệm chi phí vận hành

Việc triển khai CMMS giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí sửa chữa và bảo trì nhờ vào việc ngăn ngừa hỏng hóc đột xuất. Bằng cách kéo dài tuổi thọ thiết bị và giảm số lần sửa chữa khẩn cấp, doanh nghiệp có thể giảm đáng kể chi phí vận hành.

Nâng cao năng suất lao động

Hồ sơ thiết bị được số hóa trên hệ thống CMMS giúp nhân viên bảo trì tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin so với khi quản lý bằng giấy tờ thủ công. Các nhân viên có thể truy cập dữ liệu trên hệ thống, xem hướng dẫn sửa chữa, nhận thông báo công việc tức thời và ghi nhận kết quả bảo trì nhanh chóng. Điều này giúp nhân viên rút ngắn thời gian thực hiện công việc, cải thiện đáng kể năng suất lao động.

Kiểm soát hoạt động bảo trì bảo dưỡng toàn diện với phần mềm MMS của ITG

ITG Technology cung cấp phần mềm quản lý bảo trì, bảo dưỡng (MMS) – Một module trong bộ giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bảo trì và nâng cao hiệu suất vận hành.

CMMS là gì

Phần mềm MMS của ITG giúp doanh nghiệp số hóa các dữ liệu liên quan đến công tác bảo trì bảo dưỡng

Phần mềm quản lý bảo trì của ITG ứng dụng IoT để thu thập và phân tích dữ liệu hiệu suất máy móc theo thời gian thực, giúp quản lý toàn bộ hệ thống, thiết bị sản xuất trong nhà máy. Từ đó, người quản lý có thể xác định nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề để bảo trì tài sản đúng tần suất và đúng thời điểm, hạn chế hỏng hóc xảy ra. Một số tính năng nổi bật của phần mềm này có thể kể đến như:

  • Quản lý vòng đời, hồ sơ thiết bị
  • Lập kế hoạch bảo trì tự động
  • Giám sát các tham số làm việc của máy móc (độ rung, nhiệt độ, áp suất…)
  • Báo cáo phân tích sự cố dừng máy, hiệu suất thiết bị, chi phí bảo trì…

Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc CMMS là gì và phân tích các lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi sử dụng phần mềm này. Có thể thấy, đối với các doanh nghiệp sản xuất, CMMS đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp tối ưu hóa quy trình bảo trì, giảm chi phí, nâng cao năng suất và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo trì. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo trì bảo dưỡng thiết bị, máy móc trong nhà máy, hãy liên hệ với ITG qua hotline 092.6886.855 để được các chuyên gia tư vấn.

Tặng bạn ebook








    Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng