bài Viết

Bảo trì sửa chữa – Corrective Maintenance và Cách thực hiện hiệu quả

24/02/2022

Thiết bị đang sử dụng gặp sự cố bất ngờ là điều khó tránh khỏi đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu bạn đang tìm hiểu giải pháp để giải quyết vấn đề trên, Bảo trì sửa chữa – Corective Maintenance có thể là cái tên bạn nên cân nhắc. Bài viết dưới đây sẽ thảo luận về Bảo trì sửa chữa là gì, những điểm khác biệt của nó với bảo trì phòng ngừa, cũng như chỉ ra cách ứng dụng hiệu quả phương pháp này trong doanh nghiệp.

Bảo trì sửa chữa – Corrective Maintenance là gì?

Bảo trì sửa chữa (tiếng Anh: Corrective Maintenance) còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác như bảo trì phục hồi, hay bảo trì khắc phục. Cũng có nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược bảo trì này. Tuy nhiên, về bản chất, bất kỳ hoạt động bảo trì nào được thực hiện nhằm khôi phục tình trạng của máy móc, thiết bị hay thậm chí là cả dây chuyền sản xuất về trạng thái hoạt động bình thường.

Bảo trì sửa chữa được ứng dụng trong doanh nghiệp trong nhiều tình huống:

  • Giải quyết các sự cố diễn ra trong khi thực hiện công việc bảo trì khác
  • Khi người vận hành máy phát hiện ra trục trặc về máy cần được sửa chữa
  • Sau khi cảm biến giám sát tình trạng máy gửi cảnh báo về sự cố hiệu suất
  • Khi thiết bị được phát hiện gặp sự cố

Việc sở hữu một hệ thống Corrective Maintenance hoàn chỉnh đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích:

  • Giảm thời gian của cả hoạt động bảo trì ngoài kế hoạch và có kế hoạch
  • Ít hoạt động bảo trì khẩn cấp hơn vì nhiều vấn đề nhỏ có thể được sửa chữa trước khi chúng dẫn đến các lỗi chức năng. Nhờ đó, tuổi thọ của thiết bị cũng được kéo dài hơn
  • Được sử dụng để đảm bảo máy móc trong tình trạng hoạt động tốt, góp phần đem đến một môi trường làm việc an toàn hơn.

bảo trì sửa chữa

Sự khác nhau giữa bảo trì sửa chữa và bảo trì phòng ngừa

Có thể thấy sự khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức bảo trì này chính là về thời gian tiến hành.

Bảo trì phòng ngừa được thực hiện trước khi máy móc, thiết bị xảy ra sai lỗi, sự cố nhằm mục đích ngăn ngừa và hạn chế tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp. Trong khi đó, bảo trì sửa chữa đưa ra giải pháp bảo trì khi các vấn đề trục trặc, sai sót về máy đã xảy ra. Phương pháp này không có khả năng ngăn chặn sự cố xảy ra đối với thiết bị một cách chủ động như bảo trì phòng ngừa, mà cơ bản, nó phục vụ mục tiêu bảo trì khắc phục chức năng thiết bị sau sự cố.

Bên cạnh đó, hệ thống bảo trì phòng ngừa để thực hiện được cần có kế hoạch được lên lịch trước, cũng như nguồn lực được phân bổ trước cho hoạt động vận hành. Đối với bảo trì khắc phục, do tính chất thụ động và phụ thuộc vào sự cố bất ngờ đòi hỏi sửa chữa khẩn cấp, hệ thống này không đòi hỏi kế hoạch được dự trù trước khi sự cố xảy ra.

Các loại bảo trì sửa chữa

  • Bảo trì sửa chữa khẩn cấp (Emergency Maintenance hay Immediate Maintenance)

Emergency Maintenance đề cập đến các hành động khắc phục được diễn ra ngay sau khi máy móc gặp sự cố. Ví dụ, một kỹ thuật viên phát hiện ra một thiết bị trong dây chuyền đang gặp vấn đề về kỹ thuật trong quá trình vận hành và ngay lập tức xử lý.

  • Bảo trì sửa chữa trì hoãn (Deferred Maintenance)

Deferred Maintenance là khi một máy móc được phát hiện xảy ra sự cố, hoạt động bảo trì không được tiến hành ngay mà được lên lịch sau đó. Sở dĩ loại hình này tồn tại là do không phải bất cứ sai lỗi nào được tìm thấy ở thiết bị đều có thể được giải quyết ngay tại chỗ. Một số lý do phổ biến khiến doanh nghiệp sản xuất thường phải áp dụng bảo trì trì hoãn có thể kể đến như:

  • Kỹ thuật viên cần giải quyết những vấn đề khác được ưu tiên hơn
  • Các bộ phận dùng trong sửa chữa, thay thế cho máy móc, thiết bị xảy ra lỗi không có sẵn
  • Người phát hiện ra trục trặc máy móc không có đủ chuyên môn để thực hiện hoạt động bảo trì cần thiết
  • Bảo trì sửa chữa có kế hoạch (Planned Corrective Maintenance)

Một số người nghĩ rằng bất cứ hoạt động bảo trì nào nằm trong nhóm bảo trì sửa chữa đều không có kế hoạch, nhưng thực tế không phải như vậy.

Bảo trì sửa chữa có kế hoạch được sử dụng để bảo trì thiết bị theo từng lỗi. Loại hình này cho phép một thiết bị hoạt động đến khi nó xảy ra hỏng hóc và sau đó sẽ được sửa chữa, thay thế.

Có nhiều lý do khiến doanh nghiệp sử dụng bảo trì sửa chữa có kế hoạch thay vì bảo trì phòng ngừa hay bảo trì dự đoán. Đó có thể do đặc tính của thiết bị. Nếu loại thiết bị này có khả năng chịu lỗi cao, hoặc đây không phải một tài sản có giá trị lớn khiến cho khó thay thế hay nói cách khác, không đóng vai trò quá quan trọng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, thì việc sử dụng các hệ thống bảo trì như bảo trì phòng ngừa hay bảo trì dự đoán là không cần thiết.

  • Bảo trì sửa chữa không có kế hoạch (Unplanned corrective maintenance)

Tuy nhiên, mọi thứ không phải lúc nào cũng diễn ra theo đúng kế hoạch. Việc xảy ra sự cố đối với các thiết bị cũng như vậy. Do đó, bảo trì sửa chữa ngoài kế hoạch được coi là một giải pháp giúp doanh nghiệp giải quyết sự cố về máy móc một cách kịp thời.

Tìm hiểu thêm về các phương pháp quản lý bảo trì hiệu quả như: TPM và MES tại bài viết: Quản lý bảo trì (Maintenance Management) và các phương pháp quản lý bảo trì bảo dưỡng công nghiệp

Cách thực hiện bảo trì sửa chữa một cách có hiệu quả

Khi doanh nghiệp đang thực hiện một chiến lược bảo trì chủ động như bảo trì dự đoán, việc am hiểu quy trình bảo trì đều có thể đem lại những lợi ích nhất định. Dưới đây là một số phương pháp giúp nâng cao chất lượng hoạt động bảo trì sửa chữa:

Giảm thiểu yêu cầu bảo trì sửa chữa cho máy: Hao mòn trong quá trình vận hành là điều không thể tránh khỏi đối với tất cả các thiết bị, máy móc. Việc tập trung vào việc ngăn ngừa các sự cố lớn có thể xảy ra với thiết bị quan trọng và quản lý các yếu tố gây ra hỏng, lỗi máy như không đẩy máy móc hoạt động quá công suất, sử dụng các phụ tùng và vật liệu được nhà sản xuất khuyến nghị để bảo trì định kỳ, triển khai công nghệ bảo trì tự động hoặc giám sát tình trạng máy để các vấn đề được phát hiện sớm hơn,… giúp hạn chế việc quá tải về yêu cầu bảo trì và từ đó, tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể cho doanh nghiệp.

Xây dựng hệ thống tiếp nhận yêu cầu: Doanh nghiệp cần một hệ thống hay phần mềm mà nhân viên vận hành máy có thể dễ dàng gửi yêu cầu về bảo trì, trong khi đội ngũ kỹ thuật có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin và quản lý hệ thống.

Nâng cao chất lượng và tốc độ quy trình: Xây dựng danh sách kiểm tra bảo trì của các sự cố thường gặp, thường xuyên đào tạo và nâng cao chuyên môn của các kỹ thuật viên, đảm bảo tính sẵn có của các bộ phận thay thế, công cụ cần thiết cho hoạt động bảo trì có thể giúp vấn đề được xử lý nhanh gọn và hiệu quả hơn.

Lập danh sách theo thứ tự ưu tiên: Danh sách các nhiệm vụ sửa chữa, kỹ thuật viên phụ trách xử lý cùng thời gian xử lý rõ ràng, cụ thể giúp hạn chế rủi ro sự cố không được giải quyết triệt để, kịp thời, gây đến những thiệt hại không đáng có.

Đảm bảo kênh liên lạc phù hợp: Một sự cố kỹ thuật ở một thiết bị không chỉ là vấn đề đối với một nhóm bảo trì mà còn liên quan trực tiếp đến kết quả công việc người vận hành thiết bị đó. Việc đảm bảo thông tin tiến độ bảo trì giữa các bộ phận trong doanh nghiệp giúp hoạt động sửa chữa diễn ra hiệu quả, đồng thời giảm thiểu những lãng phí về nhân công.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng