bài Viết

5 Chiến lược giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng

14/07/2023

Những năm trở lại đây, gián đoạn trong chuỗi cung ứng đã xảy ra ở tất cả các ngành công nghiệp. Việc thiếu nguyên liệu gây ra các tác động không nhỏ cho quá trình sản xuất. Cũng từ đó, quản lý rủi ro do gián đoạn chuỗi cung ứng được biết đến như một hoạt động đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp.

Những nguyên nhân gây gián đoạn chuỗi cung ứng

Nguyên nhân nào gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng? Đây là câu hỏi chung được rất nhiều nhà quản lý quan tâm. Theo các chuyên gia, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng có thể xuất phát từ 2 yếu tố: bên ngoài và bên trong.

Rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng có thể xuất phát từ yếu tố bên ngoài hoặc bên trong

Rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng có thể xuất phát từ yếu tố bên ngoài hoặc bên trong

Rủi ro gây gián đoạn chuỗi cung ứng từ bên ngoài

Rủi ro bên ngoài là rủi ro chuỗi cung ứng đến từ bên ngoài tổ chức. Những nguyên nhân này bao gồm:

  • Rủi ro về nguồn cung: Xảy ra khi hoạt động vận chuyển bị tắc nghẽn, nguyên liệu dùng cho sản xuất không được giao hoặc giao không đúng hạn, làm gián đoạn quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm. Ví dụ, sự kiện tắc nghẽn kênh đào Suez xảy ra vào năm 2021 đã khiến nhiều doanh nghiệp lao đao vì nguồn cung bị “đứt gãy”. Theo BBC News báo cáo, sự kiện này đã gây ra thiệt hại về doanh thu ước tính khoảng 6,7 triệu đô la Mỹ mỗi phút
  • Rủi ro về nhu cầu: Doanh nghiệp dự báo không chính xác về nhu cầu hàng hóa trên thị trường hoặc khách hàng có những thay đổi nhu cầu đột ngột có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro gián đoạn trong chuỗi cung ứng
  • Rủi ro kinh doanh: Rủi ro kinh doanh tồn tại khi một trong những đơn vị mà doanh nghiệp phụ thuộc có những thay đổi bất ngờ, gây khó khăn trong việc duy trì chuỗi cung ứng. Chẳng hạn, sự khan hiếm về nguyên liệu sản xuất có thể làm tăng giá nhập vào và chi phí vận chuyển, thậm chí không cung cấp đủ nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp
  • Rủi ro môi trường: Bao gồm các các yếu tố liên quan đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội hoặc rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, thời tiết khắc nghiệt,… Đại dịch Covid-19 là một ví dụ điển hình về rủi ro của dịch bệnh lên chuỗi cung ứng. Nó không chỉ làm gãy nguồn cung do chính sách ngăn cấm di chuyển giữa các khu vực, các địa phương mà còn gây ra tình trạng thiếu lao động và làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng , khiến cho các quyết định mua hàng trở nên khó dự báo. Đối với các doanh nghiệp sản xuất chủ động, đây thực sự là một cơn ác mộng về logistics
Nguồn cung tắc nghẽn có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng

Nguồn cung tắc nghẽn có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng

Rủi ro bên trong chuỗi cung ứng (rủi ro nội bộ)

Rủi ro nội bộ là các vấn đề của chuỗi cung ứng nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp bao gồm:

  • Rủi ro sản xuất: Sự cố xảy ra trong quy trình sản xuất làm gián đoạn quy trình làm việc, khiến doanh nghiệp không cung cấp được sản phẩm ra thị trường
  • Rủi ro vận chuyển: Bao gồm tất cả các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển của chính doanh nghiệp (tính toán không chính xác trọng lượng, kích thước của hàng hóa; xe chở hàng gặp sự cố;…) khiến doanh nghiệp không thể nhận được sản phẩm hoặc nguồn cung cấp cho khách hàng đúng hạn
  • Rủi ro lập kế hoạch và kiểm soát: Xảy ra khi doanh nghiệp dự báo, đánh giá không chính xác về nhu cầu và hoạt động sản xuất của mình, hoặc do việc quản lý kế hoạch kém hiệu quả
  • Rủi ro kinh doanh: Rủi ro bắt nguồn từ những thay đổi về nhân sự, cách thức quản lý, quy trình kinh doanh,… trong chính doanh nghiệp. Những thay đổi này có thể làm ảnh hưởng đến nguồn cung cấp của doanh nghiệp.
  • Rủi ro về dự phòng: Xảy ra khi doanh nghiệp không chuẩn bị hiệu quả cho sự gián đoạn của chuỗi cung ứng.

Xem thêm: Phân loại rủi ro chuỗi cung ứng

5 chiến lược giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng

Chiến lược giúp doanh nghiệp giảm rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng

Chiến lược giúp doanh nghiệp giảm rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng

Thắt chặt quan hệ với đối tác

Chuỗi cung ứng gồm nhiều bên liên quan như nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà vận tải, khách hàng,… Do đó, giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp cải thiện quan hệ với đối tác trong chuỗi cung ứng. 

Nhà sản xuất nhãn hiệu tư nhân FedUp Foods có trụ sở tại Marshall, Bắc Carolina là một trong những ví dụ điển hình cho việc giảm thiểu rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng nhờ có mối quan hệ tốt với các đối tác. Theo CEO của FedUp, Zane Adams, công ty đã  trao đổi hàng hóa dư thừa để lấy hàng tồn kho với giá thấp nhờ có mối quan hệ kinh doanh thân thiết với các nhà cung cấp lâu đời. Cụ thể, FedUp Foods đã đổi một sản phẩm của công ty để lấy giấy vệ sinh từ đối tác, một trong những mặt hàng khan hiếm trong thời điểm đại dịch Covid-19 diễn ra. Điều này đã giúp công ty của Adams tồn tại trong bối cảnh gián đoạn chuỗi cung ứng. “Đây là một trong những lý do để duy trì mối quan hệ bền chặt với các nhà cung cấp”, Adams nói thêm.

Từ ví dụ trên có thể thấy, điều nên làm của doanh nghiệp trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng là duy trì các giá trị hợp tác và thắt chặt mối quan hệ với đối tác để cùng nhau tồn tại và phát triển.

Tìm nguồn cung ứng vật tư thay thế để tránh gián đoạn chuỗi cung ứng

Ngoài một số loại máy móc trong dây chuyền sản xuất, ví dụ như hệ thống độc quyền hay được thiết kế chuyên biệt, đòi hỏi chính nhà sản xuất phụ tùng cung cấp thì các hàng hóa, thiết bị khác nguồn cung ứng vật tư thay thế sẽ đa dạng hơn.

Đa dạng hóa cơ sở cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng nếu có các vấn đề về chuỗi cung ứng phát sinh ở một địa điểm cụ thể, doanh nghiệp sẽ có đúng người ở đúng nơi để khắc phục. Ví dụ, nếu chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ bị gián đoạn do thiếu lao động, việc tìm kiếm một nhà cung cấp cũng có nhà máy ở nước ngoài có nghĩa là doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng lao động. Nếu doanh nghiệp không nắm rõ cơ sở cung ứng của mình đa dạng như thế nào, hãy nhấc điện thoại và liên hệ với các nhà cung cấp để tìm hiểu kế hoạch dự phòng của họ là gì và chuỗi cung ứng của chính họ đa dạng như thế nào.

Lên kế hoạch

Việc lên kế hoạch dự trữ sẵn một số lượng hàng hóa nhất định như: Thành phẩm, bộ phận và linh kiện, hoặc thậm chí là nguyên liệu thô sẽ giúp doanh nghiệp “sống sót” qua cuộc khủng hoảng gián đoạn chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp cũng nên cân nhắc dự trữ trước những thời điểm trong năm khi chuỗi cung ứng có nhiều khả năng bị gián đoạn, chẳng hạn như thời kỳ cao điểm hoặc thời kỳ mà các yếu tố môi trường như bão, lũ lụt, sạt lở,… có thể ảnh hưởng đến khả năng cung ứng sản phẩm của các nhà cung cấp.

Lập kế hoạch chính xác sẽ giúp doanh nghiệp giảm ảnh hưởng do đứt gãy chuỗi cung ứng

Lập kế hoạch chính xác sẽ giúp doanh nghiệp giảm ảnh hưởng do đứt gãy chuỗi cung ứng

Theo Bill Thayer – CEO của Fillogic, một đơn vị logistics cho các nhà bán lẻ tại New York đã chia sẻ với InC rằng: “Đại dịch Covid đã khiến chúng tôi đúc rút ra một điều đó là cần lên kế hoạch cho mùa cao điểm trước một năm”. 

Một chiến lược quản lý rủi ro chuỗi cung ứng phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng khi lập kế hoạch dự phòng là mô hình quản lý rủi ro PPRR. Trong đó, “PPRR” là viết tắt của:

  • Prevention – Phòng ngừa: Thực hiện các biện pháp để giảm tác động của sự gián đoạn chuỗi cung ứng trước khi nó xảy ra.
  • Preparedness – Chuẩn bị sẵn sàng: Lập một kế hoạch dự phòng nếu tình huống khẩn cấp của chuỗi cung ứng xảy ra.
  • Response – Ứng phó: Thực hiện kế hoạch dự phòng khi xảy ra gián đoạn.
  • Recovery – Phục hồi: Tiếp tục hoạt động bình thường càng nhanh càng tốt.

Khi lập kế hoạch, doanh nghiệp hãy cân nhắc phân chia các chiến lược của mình theo bốn khái niệm này để có thể dễ dàng quản lý kế hoạch dự phòng của mình và liên tục kiểm tra, đo lường thành công của nó.

Trục kế hoạch sản xuất thông minh 3S SPS là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp lập kế hoạch và lập lịch sản xuất chính xác, hiệu quả. 3S SPS cho phép doanh nghiệp cân bằng hợp lý giữa nhu cầu và năng lực sản xuất. Từ đó tối ưu hóa các nguồn lực và chủ động lên kế hoạch phù hợp trước các thay đổi bất ngờ từ thị trường.

Chú trọng công tác bảo trì để tránh gián đoạn sản xuất

Trên thực tế, theo một báo cáo năm 2016 từ Aberdeen Research, thời gian ngừng hoạt động ngoài kế hoạch trong sản xuất có thể khiến một công ty tiêu tốn tới 260.000 đô la mỗi giờ.

Chú trọng công tác bảo trì để tránh gián đoạn sản xuất

Chú trọng công tác bảo trì để tránh gián đoạn sản xuất

Để ngăn ngừa tình trạng gián đoạn sản xuất, các doanh nghiệp không nên bỏ qua công tác bảo trì thường xuyên. Hiện nay, 2 phương pháp bảo trì được sử dụng phổ biến đó là:

1. Bảo trì phản ứng

Bảo trì phản ứng (còn được gọi là bảo trì sửa chữa hay bảo trì khắc phục) là việc thực hiện khôi phục, sửa chữa thiết bị/máy móc đã hư hỏng, mắc lỗi về trạng thái hoạt động bình thường. 

Điểm cộng của chiến lược bảo trì này là doanh nghiệp có thể sử dụng tối đa toàn bộ giá trị của loại thiết bị/máy móc. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn một vài rủi ro. Nếu sự cố không được khắc phục kịp thời thì có thể làm ảnh hưởng liên đới đến nhiều loại máy móc khác, hay thậm chí là toàn bộ dây chuyền bị sẽ phá hủy. Điều này có thể còn tốn kém hơn rất nhiều so với chi phí thay thế hoặc sửa chữa sớm. Ngay cả khi đó chỉ là một ổ trục nhỏ, gặp sự cố, nó cũng có thể khiến cho toàn bộ năng lực sản xuất của doanh nghiệp giảm xuống. Và viễn cảnh tồi tệ nhất đối với bất cứ một doanh nghiệp nào trong ngành sản xuất chính là thời gian ngừng hoạt động đột xuất.

2. Bảo trì dự đoán dựa trên ứng dụng IIoT

Bằng việc áp dụng những tiến bộ trong công nghệ IIoT, bảo trì dự đoán dựa trên dữ liệu lịch sử và thời gian thực được thu thập thông qua các cảm biến sẽ cung cấp bức tranh chân thực và chính xác nhất về tình trạng hoạt động máy móc trong thời gian thực.

Dữ liệu phân tích này cho phép bộ phận bảo trì của doanh nghiệp lập lịch các nhiệm vụ bảo trì “đúng lúc”. Đây cũng chính công nghệ mở đường cho doanh nghiệp tiến đến sản xuất thông minh.

Đọc thêm: 3 xu hướng chính trong chuyển đổi số chuỗi cung ứng và sản xuất thông minh

Ứng dụng công nghệ trong quản lý chuỗi cung ứng 

Phần mềm ERP là một phần không thể thiếu trong việc quản lý chuỗi cung ứng và đảm bảo rằng các nhà sản xuất có khả năng ứng phó tốt với những biến động của thị trường. ERP cung cấp một cái nhìn tổng thể về tất cả các hoạt động kinh doanh, để cải thiện quản lý chuỗi cung ứng. Quản lý bán hàng, mua hàng, lập kế hoạch nguyên vật liệu, quản lý nhà cung cấp, hãng vận chuyển, quản lý tài chính là những tính năng nổi bật trong hệ thống ERP.

3S ERP hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả

3S ERP hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả

Theo Michael Larner, nhà phân tích chính tại ABI Research dự báo rằng tác động chuỗi cung ứng của COVID-19 sẽ thúc đẩy chi tiêu của các nhà sản xuất cho ERP, đạt 14 tỷ USD vào năm 2024.

Đọc thêm: Aristino Cánh chim đại bàng ngành thời trang nam: Tham vọng phá kén từ Local Brand thành International Brand với bàn đạp công nghệ.

Ở thời điểm hiện tại, rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng ERP vào quản lý hoạt động trong chuỗi cung ứng. Trong số đó, 3S ERP là sản phẩm được nhiều doanh nghiệp lớn lựa chọn nhằm hỗ trợ quản lý các nguồn lực hiệu quả hơn. 

Hoạt động với 5 module lõi bao gồm: quản trị mua hàng, quản trị bán hàng, quản trị sản xuất, quản trị hàng tồn kho và tài chính – kế toán, phần mềm sẽ cung cấp bức tranh toàn cảnh về mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, giúp ban lãnh đạo phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra, làm gián đoạn chuỗi cung ứng, từ đó đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác hơn.

Để tìm hiểu cách ứng dụng ERP để giảm thiểu rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp, hãy liên hệ với chuyên gia tư vấn của chúng tôi qua số Hotline: 092.6886.855.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng