bài Viết

Phân loại rủi ro chuỗi cung ứng. Cách ngăn ngừa rủi ro trong chuỗi cung ứng

26/06/2023

Rủi ro chuỗi cung ứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nếu doanh nghiệp không quản trị hiệu quả thì nó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất – kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết về các nhóm rủi ro chính trong chuỗi cung ứng và cách quản trị rủi ro chuỗi cung ứng đang được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng.

Phân loại rủi ro chuỗi cung ứng

Rủi ro chuỗi cung ứng là những khả năng có thể xảy ra làm ảnh hưởng xấu đến nguồn nguyên vật liệu, luồng dịch chuyển thông tin trong chuỗi cung ứng hay sản phẩm từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng. Những rủi ro này có thể xuất hiện khi có thay đổi bất ngờ từ thị trường hoặc các sự kiện lớn/nhỏ trong nội bộ, từ đó, gây ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng và sụt giảm doanh thu của doanh nghiệp.

Có 3 cách để phân loại rủi ro trong chuỗi cung ứng là: Phân loại theo mức độ nhận thức, phân loại theo tính chất rủi ro và phân loại rủi ro theo từng chức năng chuỗi cung ứng.

Phân loại rủi ro chuỗi cung ứng theo mức độ nhận thức

Dựa theo mức độ ảnh hưởng và tần suất xảy ra rủi ro, các rủi ro trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sẽ được chia thành 4 cấp độ là:

Ma trận rủi ro phân chia theo mức độ nhận thức

Ma trận rủi ro phân chia theo mức độ nhận thức

Known Knowns – Rủi ro đã biết: Là những rủi ro cơ bản, thường xảy ra và có thể nhận biết dễ dàng. Hầu hết các doanh nghiệp đều đã có hiểu biết nhất định về các loại rủi ro này, có thể phán đoán được tác động của chúng lên chuỗi cung ứng, đồng thời có khả năng giải quyết được.

  • Unknown Knowns – Rủi ro không xác định được: Ở cấp độ này, doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro dựa trên ảnh hưởng của nó đến hoạt động vận hành và hiệu quả của chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể biết được thời điểm chính xác xảy ra rủi ro cũng như tần suất lặp lại của những rủi ro này.
  • Known Unknowns – Rủi ro chưa biết đã biết: Là những rủi ro mà doanh nghiệp có thể nhận thức được sự tồn tại của nó nhưng không nhận thức được rủi ro này sẽ ảnh hưởng đến họ. Đồng thời, họ cũng không thể đánh giá được mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng của những rủi ro này lên chuỗi cung ứng nếu nó trở thành hiện thực.
  • Unknown Unknowns – Rủi ro chưa biết: Đây là loại rủi ro khó nhận dạng và khắc phục nhất bởi doanh nghiệp sẽ bị hạn chế ở cả 2 yếu tố là mức độ ảnh hưởng và tần suất rủi ro.

Xem thêm: Công nghệ RFID trong logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Phân loại rủi ro trong chuỗi cung ứng dựa trên tính chất rủi ro

  • Rủi ro về giá

Rủi ro giá thành thường xuất hiện do lạm phát hoặc biến động. Khi thị trường xảy ra tình trạng trượt giá/tăng giá đột ngột hay có những thay đổi bất ngờ, khó dự đoán thì hoạt động mua bán trong chuỗi cung ứng sẽ trở nên khó khăn hơn.

  • Rủi ro về chất lượng

Những vấn đề trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển nếu không quản trị tốt có thể trở thành rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa trong quá trình vận hành chuỗi cung ứng. Rủi ro về chất lượng có thể xảy ra vì một nguyên nhân đơn giản như: Thùng đựng hàng bị ngấm nước/bị móp làm ảnh hưởng đến hàng hóa bên trong, kho bảo quản hàng đông lạnh bị mất điện hay dây chuyền sản xuất bị gián đoạn,…

  • Rủi ro về vận chuyển

Rủi ro vận chuyển có thể là không chuyển hàng, chuyển hàng muộn hoặc chuyển hàng sớm. Nguyên nhân gây ra những vấn đề này có thể là do tắc nghẽn giao thông, tắc biên, tai nạn, phương tiện vận chuyển bị hư hỏng,…

Rủi ro vận chuyển là một trong những rủi ro thường gặp trong chuỗi cung ứng

Rủi ro vận chuyển là một trong những rủi ro thường gặp trong chuỗi cung ứng

Mặt khác, rủi ro về vận chuyển không chỉ giới hạn với hàng hóa của doanh nghiệp mà còn với các nội dung khác như: marketing, chính sách bán hàng,… Ví dụ: Băng-rôn quảng cáo ngoài trời của nhãn hàng không được giao đúng hẹn thì có thể làm ảnh hưởng đến chiến dịch quảng bá của công ty.

  • Rủi ro pháp lý

Nếu nhà cung cấp vướng phải các vấn đề về pháp lý thì các doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng cũng có nguy cơ bị liên đới. Chính vì vậy, khi tiến hành ký kết hợp đồng, các công ty nên bổ sung thêm các điều khoản giúp bảo vệ mình trước những rủi ro về pháp lý từ phía nhà cung ứng.

  • Rủi ro về danh tiếng

Rủi ro danh tiếng có sự liên quan mật thiết đến khách hàng của doanh nghiệp và được coi là loại rủi ro khó lường nhất. Khi cộng đồng cho rằng công ty vi phạm vấn đề về đạo đức hoặc vi phạm pháp luật, sự kỳ vọng của họ đối với thương hiệu có thể giảm sút, thậm chí kêu gọi tẩy chay nhãn hàng.

Phân loại rủi ro theo từng chức năng chuỗi cung ứng

Cách phân loại này cho phép doanh nghiệp quản lý rủi ro theo từng giai đoạn hoặc theo các mảng chức năng trong chuỗi cung ứng, bao gồm Plan, Source, Make, Deliver.

Doanh nghiệp có thể phân loại rủi ro theo từng chức năng chuỗi cung ứng

Doanh nghiệp có thể phân loại rủi ro theo từng chức năng chuỗi cung ứng

  • Plan

Lập kế hoạch là một bước quan trọng để đảm bảo chuỗi cung ứng vận hành hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro. Tuy nhiên, quá trình này cũng có thể gặp trục trặc nếu việc thu thập dữ liệu và dự báo thiếu chính xác. Điều này sẽ khiến cho các giai đoạn tiếp theo bị ảnh hưởng: Không cân đối được số lượng nguyên vật liệu cần mua, sản xuất dư/thiếu, tốn nhiều nguồn lực sản xuất, không đủ hàng để giao cho khách, làm gia tăng chi phí lưu trữ,…

  • Source

Bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến nguồn cung cấp. Đó có thể là việc người mua không tìm được nguồn hàng phù hợp đáp ứng các tiêu chí về chất lượng, giá thành, thời gian giao hàng,… mà doanh nghiệp đặt ra. Hoặc việc doanh nghiệp bị phụ thuộc quá nhiều vào một nhà cung cấp. Hay các vấn đề trong khâu kết nối và quản lý các nhà cung cấp khác nhau.

  • Make

Ở giai đoạn này, các rủi ro liên quan đến máy móc, thiết bị có thể làm gián đoạn quá trình vận hành sản xuất, làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm cũng như là kéo dài thời gian giao hàng của doanh nghiệp.

  • Deliver

Bao gồm nhóm các rủi ro có thể làm gián đoạn thời gian giao hàng như: Hư hỏng phương tiện vận chuyển, tai nạn hay các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý kho hàng khiến cho quá trình lấy và giao hàng gặp nhiều khó khăn.

Ngoài 3 phương pháp phân loại rủi ro chuỗi cung ứng thông dụng ở trên thì doanh nghiệp còn có thể phân loại theo phạm vi (rủi ro từ bên ngoài – rủi ro từ bên trong) và theo nguồn xuất phát (bao gồm: rủi ro từ nhà cung cấp, từ phía sản xuất, rủi ro nhu cầu, rủi ro hậu cần, rủi ro thông tin, rủi ro môi trường).

Xem thêm: 5 chiến lược giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng

Nguyên nhân gây ra rủi ro trong chuỗi cung ứng

Lập kế hoạch và dự báo không chính xác

Rủi ro chuỗi cung ứng có thể xảy ra khi doanh nghiệp lập kế hoạch hoặc dự báo nhu cầu không chính xác. Nguyên nhân có thể xuất phát từ nội bộ, do những thiếu sót trong việc thu thập dữ liệu khiến cho dự báo cuối cùng không sát với thực tế, dẫn đến việc người quản lý lập kế hoạch không hiệu quả. Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài như sự thay đổi đột nhu cầu thị trường, thay đổi trong đơn hàng của khách, tình hình dịch bệnh, chính sách mới của chính phủ,… cũng có thể làm ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch ban đầu.

Lập kế hoạch và dự báo không chính xác có thế gây ra rủi ro cho chuỗi cung ứng

Lập kế hoạch và dự báo không chính xác có thế gây ra rủi ro cho chuỗi cung ứng

Mạng lưới đối tác phức tạp

Khi chuỗi cung ứng của doanh nghiệp ngày càng mở rộng thì khối lượng thông tin giữa các bên đối tác (bao gồm đối tác nội bộ: các phòng ban trong doanh nghiệp và đối tác bên ngoài: nhà cung cấp) sẽ ngày càng phức tạp, khó quản lý hơn.

Do đó, nếu không quản lý thông tin mạng lưới đối tác hiệu quả thì có thể làm gián đoạn hoạt động chung của chuỗi cung ứng (thiếu hụt hàng hóa, hàng nhập vào kém chất lượng, thời gian nhận hàng lâu,…).

Không ứng dụng xu hướng công nghệ mới

Trong kỷ nguyên 4.0, tiếp cận nhanh các xu hướng công nghệ mới và ứng dụng phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng, giảm thiểu được những rủi ro không đáng có, từ đó mang đến trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp phản ứng không linh hoạt với các công nghệ mới thì quy trình của họ sẽ ngày càng lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của thời đại và phải đối mặt với nguy cơ bị đối thủ vượt mặt.

Tại sao doanh nghiệp cần quản trị rủi ro chuỗi cung ứng?

Mục đích của quản trị rủi ro chuỗi cung ứng là giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh về mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng, thấy được sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các công đoạn, từ đó nhanh chóng tìm ra các rủi ro tiềm ẩn và có phương án đề phòng thích hợp.

Khi đã xây dựng được kế hoạch quản trị rủi ro cho chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể đạt được những lợi ích sau:

  • Duy trì chuỗi cung ứng hoạt động ổn định
  • Nâng cao tính chủ động khi ứng phó với các gián đoạn bất thường
  • Giải quyết nhanh chóng, linh hoạt trước các rủi ro có thể xảy ra

Đâu là giải pháp giúp doanh nghiệp ngăn ngừa rủi ro cho chuỗi cung ứng?

Để ngăn ngừa rủi ro chuỗi cung ứng thì các doanh nghiệp cần phải xác định được các vấn đề tiềm ẩn trước khi nó xảy ra. Công việc này sẽ dễ dàng hơn khi có sự trợ giúp của các ứng dụng công nghệ hiện đại. Trong đó, phần mềm 3S ERP chính là giải pháp được nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn.

3S ERP là giải pháp giúp doanh nghiệp ngăn ngừa rủi ro cho chuỗi cung ứng hiệu quả

3S ERP là giải pháp giúp doanh nghiệp ngăn ngừa rủi ro cho chuỗi cung ứng hiệu quả

3S ERP là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tối ưu, cho phép quản lý chuỗi cung ứng nội bộ của doanh nghiệp toàn diện từ khâu nhập hàng, lưu kho cho đến giai đoạn sản xuất và bán hàng nhờ 5 phân hệ quản trị chính là: quản trị mua hàng, quản trị bán hàng, quản trị hàng tồn kho, quản trị sản xuất, quản trị tài chính – kế toán.

  • Phân hệ quản trị mua hàng: Cho phép doanh nghiệp quản lý mạng lưới nhà cung cấp hiệu quả hơn và lựa chọn nhà cung cấp chính xác. Đồng thời, phần mềm cũng tự động hóa toàn bộ quy trình mua hàng từ khi yêu cầu mua được đưa ra cho đến nhập hàng và thanh toán. Nhờ đó, giảm thiểu được tối đa rủi ro về giá, chất lượng hay các vấn đề về vận chuyển.
  • Phân hệ quản trị hàng tồn kho: Cung cấp cho nhà quản trị bức tranh toàn cảnh về toàn bộ hoạt động kho trong doanh nghiệp, từ việc nhập/xuất cho đến các nghiệp vụ kiểm kê kho,… Điều này giúp doanh nghiệp nắm rõ tình trạng của kho hàng, từ đó đưa ra phương án bảo quản và thời điểm phù hợp để đẩy hàng hóa ra thị trường, đồng thời tiết kiệm được chi phí lưu kho.
  • Phân hệ quản trị sản xuất: Phần mềm 3S ERP giúp doanh nghiệp hoạch định các nguồn lực và lập kế hoạch sản xuất chính xác hơn, giúp giảm thiểu tình trạng sản xuất thừa/thiếu và tối ưu chi phí sản xuất.
  • Phân hệ quản trị bán hàng: Giúp doanh nghiệp theo dõi hoạt động bán hàng chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch, thiết lập các chính sách bán hàng đến tự động hóa quy trình bán hàng. Nhờ đó sẽ giảm thiểu tối đa các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong khâu này.
  • Phân hệ tài chính – kế toán: Giúp bộ phận kế toán kiểm soát nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp tốt hơn, từ đó lập kế hoạch và đưa ra các quyết định mua bán phù hợp.

Xem thêm: 5 Dấu hiệu cho biết doanh nghiệp đang rất cần phần mềm ERP

Với việc quản trị toàn diện các nghiệp vụ nội bộ, 3S ERP sẽ giúp ngăn ngừa được các rủi ro trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang muốn quản trị rủi ro chuỗi cung ứng tốt hơn hoặc tìm hiểu chi tiết hơn về ứng dụng 3S ERP, vui lòng liên hệ đến ITG Technology theo hotline 092.6886.855 để được tư vấn giải pháp.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng