bài Viết

Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam: Lợi thế và rào cản thực hiện

21/04/2023

Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trên thế giới trong việc ban hành các chương trình và chiến lược về chuyển đổi số quốc gia. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp chủ động tiếp cận, khai thác triệt để các cơ hội mà chuyển đổi số mang lại, tạo cơ hội bứt phá vươn lên. Vậy thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào?

Chuyển đổi số tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào?

Chuyển đổi số tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào?

Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam 

Hiện nay, chuyển đổi số không còn là mục tiêu dài hạn, mà đã trở thành một thực tế bắt buộc, nếu doanh nghiệp không muốn tụt hậu. Điều này được chứng minh qua việc, ngày càng có nhiều hơn các doanh nghiệp bắt tay vào chuyển đổi số. Microsoft đã nghiên cứu 615 doanh nghiệp tại khu vực Châu Á, và kết quả là, 44% cho biết, họ đã thành công trong chuyển đổi số.

Tại Việt Nam, chỉ vài năm trước, chuyển đổi số vẫn còn là một “rào cản” lớn khi có tới 30,7% doanh nghiệp cho biết họ đã tìm hiểu về chuyển đổi số nhưng chưa biết cần phải làm gì, 38% băn khoăn chuyển đổi số nên bắt đầu từ đâu, hay chưa hiểu tin học hóa khác với chuyển đổi số ra sao (Theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam Vinasa năm 2019). Tuy nhiên tới nay, khi các doanh nghiệp đã có những nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của chuyển đổi số thì nhu cầu và quyết tâm thực hiện nó đang gia tăng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Song khi bắt tay vào triển khai thực tế, doanh nghiệp lại gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện tại, các doanh nghiệp này đang phải đối mặt với những thách thức như: thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%),…

Để giải quyết những vấn đề trên, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số Việt Nam phát triển, Chính phủ đã liên tục tổ chức các chương trình chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp. Cụ thể, “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã xác định mục tiêu về phát triển kinh tế số, đặt ra kế hoạch đến năm 2025, Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin.

thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam

Theo VCCI khảo sát trên 400 doanh nghiệp ở tất cả các quy mô cho thấy, sau đại dịch, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào các khâu như quản trị nội bộ, bán hàng, marketing, logistics, sản xuất, và thanh toán. Có tới 98% doanh nghiệp kỳ vọng có sự thay đổi trội trong hoạt động sản xuất, kinh doanh khi thực hiện chuyển đổi số, trong đó lớn nhất là khả năng giúp giảm chi phí, chiếm tỷ lệ hơn 71%, giúp doanh nghiệp giảm giấy tờ (chiếm 61,4%), nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ (chiếm 45,3%).

Chuyển đổi số đã và đang diễn ra hầu hết các các ngành 

Quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay đang phát triển rất nhanh và diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực và đời sống xã hội.

Chuyển đổi số đã và đang diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực

Chuyển đổi số đã và đang diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực

Trong ngành sản xuất

Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt đã ứng dụng tự động hóa (robot), kết hợp các thiết bị thông minh như IoT, thiết bị nhúng và các phần mềm như phần mềm MES, ERP… để cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý vận hành, tiết kiệm chi phí, tăng trưởng khách hàng và tăng cường tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng.

Đối với ngành bán lẻ

Nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn, sở hữu tập khách hàng đa dạng như VinGroup đã xây dựng hệ thống để quản lý khách hàng thống nhất (VinID), giúp khách hàng tích hợp và quản lý thông tin khi giao dịch với VinGroup ở nhiều dịch vụ khác nhau như thanh toán các hóa đơn gia đình, tiền điện, mua sắm hay các dịch vụ nghỉ dưỡng,…Trong năm 2021, đa phần doanh nghiệp bán lẻ đã ứng dụng các phần mềm, giải pháp hoạt động quản lý đa kênh, bán hàng online, quản trị kênh phân phối. Cụ thể:

  • Khoảng 100.000 cửa hàng tại Việt Nam đang sử dụng phần mềm bán hàng và quản lý các kênh bán hàng;
  • Hàng trăm nghìn doanh nghiệp kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada…
  • 20% quảng cáo tại Việt Nam đang được chi cho các kênh tiếp thị số (Digital Marketing) gồm Facebook, Google, Tiktok .v.v.v;
  • Gần 60% doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán.

Trong ngành ngân hàng

Chiến lược chuyển đổi số bước đầu thực hiện với ứng dụng IoT cho phép khách hàng truy cập sử dụng dịch vụ ngân hàng, kết nối với các hệ sinh thái số khác trên nền tảng Internet, hoặc các dịch vụ ngân hàng thông qua ứng dụng được cài đặt ngay trên điện thoại di động…

Trong ngành giao thông vận tải

Sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ gọi xe nước ngoài như Grab là đòn bẩy thúc đẩy việc ra mắt các dịch vụ gọi xe trong nước như Be hay FastGo. Đây là những doanh nghiệp có mô hình hoạt động hoàn toàn mới phụ thuộc hoàn toàn vào nền tảng công nghệ.

Trong ngành giáo dục

Chuyển đổi số thúc đẩy sự phát triển của các nền tảng học trực tuyến, nền tảng quản lý và chia sẻ tài nguyên bài giảng và tài liệu học tập, số hóa giáo trình – tài liệu,… Những ứng dụng này được sử dụng ngày càng phổ biến hơn, đặc biệt là sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Trong lĩnh vực y tế

Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế được thể hiện rõ nét ở các ứng dụng khám chữa bệnh từ xa và kê đơn thuốc điện tử. Việc phát triển các nền tảng khám bệnh từ xa giúp các bệnh viện và cơ sở y tế giảm thiểu tối đa tình trạng quá tải, hạn chế tiếp xúc đông người, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ lây lan dịch bệnh và truyền nhiễm chéo. Bên cạnh đó, các ứng dụng đơn thuốc điện tử cũng sẽ người dân có thể tiếp xúc bác sĩ nhanh, hiệu quả, giảm chi phí và thời gian di chuyển.

Trong lĩnh vực nông nghiệp

Trọng tâm của nông nghiệp công nghệ cao là chú trọng vào tính tính xác và sự thông minh. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều ứng dụng công nghệ số cho phép người dùng truy xuất nguồn gốc, quản lý giám sát chuỗi cung ứng sản phẩm để đảm bảo tính minh bạch và an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra còn có các hệ thống cung cấp thông tin về thời tiết, môi trường, chất lượng đất đai,… để người nông dân chủ động phương án trồng trọt, nâng cao chất lượng và năng suất cây trồng.

Những lợi thế và thách thức khi doanh nghiệp Việt chuyển đổi số 

Lợi thế đối với doanh nghiệp Việt khi chuyển đổi số

Sự nhận thức của đại đa số lãnh đạo gia tăng: Đã có sự gia tăng trong nhận thức của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đối với tầm quan trọng và vai trò của chuyển đổi số.

Đa số cấp lãnh đạo đã có nhận thức rõ ràng về chuyển đổi số

Đa số cấp lãnh đạo đã có nhận thức rõ ràng về chuyển đổi số

Sự hỗ trợ của Nhà nước: Để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số Nhà nước đã có nhiều chương trình hỗ trợ chuyển đổi số. Ví dụ tháng 1/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025”. Mục đích là hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp thông qua tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sau chương trình, đã có trên 1000.000 doanh nghiệp tiếp cận các hoạt động tuyên truyền về chuyển đổi số; 400.000 doanh nghiệp được tiếp cận các tài liệu hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; trên 600 doanh nghiệp được đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số và 100 doanh nghiệp được hỗ trợ tư vấn chuyên sâu về chuyển đổi số.

Rào cản của doanh nghiệp Việt khi chuyển đổi số

Trên thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang chiếm phần đa với 97%. Khảo sát của VCCI và JETRO trên 400 doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy rõ hơn các rào cản chính bao gồm:

Chi phí đầu tư cao: Theo VCCI, có 55,6% doanh nghiệp được khảo sát cho biết rào cản mà họ gặp phải khi chuyển đổi số bắt nguồn từ vấn đề tài chính khi mà hoạt động này đòi hỏi chi phí cao. Đầu tư chi cho chuyển đổi số là đầu tư để thay đổi, từ nhận thức, chiến lược, nhân lực, cơ sở hạ tầng tới giải pháp công nghệ. Do vậy đây chuyển đổi số đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân sách hạn chế, có thể làm chậm quá trình ra quyết định và buộc các nhà lãnh đạo phải lùi bước.  

Thách thức từ công nghệ: Để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số cần đầu tư về cơ sở hạ tầng CNTT phù hợp – cả phần cứng và phần mềm. Trong khi các doanh nghiệp lớn đi nhanh hơn thì chỉ có 10,7% doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết họ đang đầu tư vào việc nâng cấp phần mềm và phần cứng. Ngoài ra, các doanh nghiệp này, mặc dù có đã có những nhận thức về sự cần thiết của chuyển đổi số, tuy nhiên do khả năng đầu tư vào tự động hóa còn chưa cao nên khó áp dụng chuyển đổi số.

Nguồn lực chuyển đổi số còn hạn chế: Chuyển đổi số cần có nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể làm chủ công nghệ mới.  Hiện nay, mỗi năm Việt Nam thiếu khoảng 90.000 nhân lực để phát triển nền kinh tế số, xã hội số trong khi các chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Theo nghiên cứu cũng chỉ ra, các doanh nghiệp lo lắng về việc thiếu hụt lao động có kỹ năng để vận hành các hệ thống công nghệ mới, thách thức này sẽ ngăn cản thực hiện chuyển đổi số.

Khó khăn trong nhận thức đúng đắn về chuyển đổi số: Chuyển đổi sẽ tác động lớn đến chiến lược kinh doanh, hình thức hoạt động, vì vậy đó sẽ là một sự thay đổi lớn tới toàn bộ doanh nghiệp. Các nhà quản trị sẽ gặp nhiều trở ngại trong vấn đề nhận thức tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của VINASA, tại các doanh nghiệp Việt Nam, hiện có các quan niệm hiểu chưa chính xác về chuyển đổi số:

  • Chuyển đổi số chỉ dành cho doanh nghiệp lớn;
  • Chuyển đổi số tốn rất nhiều tiền; 
  • Chuyển đổi số là chiếc đũa thần; điều này trái ngược với bản chất của chuyển đổi số, quá trình này tuy tạo điều kiện, tăng cơ hội phát triển cho doanh nghiệp nhưng không thể là giải pháp toàn năng giải quyết mọi vấn đề của doanh nghiệp. 

Việc chuyển đổi số như thế nào, phải bắt đầu từ đâu vẫn là câu hỏi nhiều doanh nghiệp chưa có lời giải. Tuy nhiên, chuyển đổi số phải bắt đầu từ tư duy người lãnh đạo, đến xây dựng hạ tầng, đào tạo nhân sự và cuối cùng là yếu tố công nghệ. 

Đọc thêm: 11 Lợi ích của chuyển đổi số đối với mọi doanh nghiệp

ITG DX đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số

Chuyển đổi số là cơ hội và cũng là thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh “cá nhanh nuốt cá chậm” như hiện nay. Vì vậy, các nhà quản trị cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi số này. Tìm kiếm được đơn vị đồng hành chuyên nghiệp, đồng nghĩa doanh nghiệp có thể nắm được 50% cơ hội thành công.

ITG DX chuyên tư vấn và định hướng chuyển đổi số cho doanh nghiệp

ITG DX chuyên tư vấn và định hướng chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Trung tâm tư vấn chuyển đổi số ITG DX là nơi quy tụ các chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ, chuyển đổi số và nâng cao năng suất – chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng lộ trình “từ chiến lược đến thực thi”, rút ngắn quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp.

Hiểu rõ rằng chuyển đổi số không đơn thuần là ứng dụng công nghệ mà phải chuyển đổi cả quy trình và tư duy quản trị, vì vậy, ITG DX tập trung vào việc tư vấn và triển khai những giải pháp mang tính toàn diện và có khả năng kết nối cao, phù hợp với từng giai đoạn triển khai của doanh nghiệp.

Tại đây chúng tôi cung cấp các giải pháp về:

  • Đào tạo định hướng: Cung cấp những buổi đào tạo chuyên sâu được thiết kế riêng phù hợp với từng doanh nghiệp, những chương trình đào tạo năng lực và nâng cao chuyên môn,…
  • Tư vấn chuyển đổi số: Tư vấn kiến trúc công nghệ chuẩn quốc tế, quy hoạch lộ trình và đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình chuyển đổi số từ khâu khảo sát đến khâu chuẩn bị và triển khai dự án.
  • Cung cấp giải pháp: ITG DX hợp tác cùng các đơn vị cung cấp giải pháp IT – OT hàng đầu, nghiên cứu đưa ra các giải pháp phù hợp nhất với hiện trạng của từng đơn vị.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam và được tư vấn cụ thể về lộ trình chuyển đổi số phù hợp với doanh nghiệp, hãy liên hệ với ITG DX qua hotline: 092.6886.855. Các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7!

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng