bài Viết

So sánh công nghệ RFID vs QR Code ứng dụng trong quản lý kho hàng

09/08/2022

RFID vs QR Code là 2 ứng dụng khá phổ biến trong quản lý kho hàng, tuy nhiên công nghệ và chức năng của chúng rất khác nhau. Nhận ra sự khác biệt cơ bản giữa RFID vs QR code là một việc cần thiết để có cơ sở lựa chọn công nghệ phù hợp, giúp doanh nghiệp triển khai thành công và nâng cao hiệu suất đầu tư (ROI).

RFID VS QR CODE

Định nghĩa RFID và QR Code

RFID là gì?

RFID được phát minh vào năm 1980 bởi Charles Walton. RFID là viết tắt của Radio Frequency Identification. RFID là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. RFID có một lịch sử khá thú vị đằng sau nó. RFID đã từng được sử dụng làm thiết bị nghe cho Liên Xô trong Chiến tranh lạnh. Ngày nay, RFID được đưa vào để quản lý kho hàng với số lượng sản phẩm lớn.

Thẻ RFID hoạt động như thế nào?

Thẻ RFID là thiết bị phát ra tín hiệu sóng vô tuyến nhờ con chip siêu nhỏ được gắn bên trong thẻ. Khi sử dụng người dùng sẽ gắn các thẻ này lên các sản phẩm, hàng hóa cần theo dõi. Mỗi thẻ RFID cũng có một mã số nhất định không được trùng với nhau.

Đầu đọc RFID là thiết bị được gắn anten thu sóng vô tuyến phát ra từ thẻ RFID. Đầu thu RFID cho phép thu sóng vô tuyến từ thẻ RFID trong phạm vi từ 0.5 – 30m. Dữ liệu sau khi thu nhận sẽ được truyền thẳng về hệ thống máy chủ/ hệ thống phần mềm và lưu giữ thông tin ở đó.

RFID VS QR CODE

Tổng quan bằng hình ảnh về cách hoạt động của thẻ RFID

Đọc thêm: Công nghệ RFID là gì? Đặc điểm – Cấu tạo – Ứng dụng RFID

Thẻ RFID được sử dụng để làm gì? 

Ngoài việc ứng dụng trong quản lý kho sản phẩm, thẻ RFID có rất nhiều ứng dụng. Chúng thường được thêm vào ô tô của công ty, thiết bị máy tính và thậm chí cả động vật trong quá trình vận chuyển.

RFID VS QR CODE

Thẻ RFID được sử dụng để quản lý kho hàng

QR Code là gì?

Mã QR code được phát triển để cải thiện hệ thống quản lý tồn kho sản phẩm vào năm 1994. Chúng hoạt động giống như một mã vạch, sử dụng hình chữ nhật được đọc theo chiều ngang. Mã QR đưa công nghệ mã vạch tiến thêm một bước bằng cách sử dụng hình vuông, có nghĩa là chúng có thể được đọc theo cả chiều ngang và chiều dọc. Tính năng này tăng tốc thời gian tải, tăng dung lượng dữ liệu và cải thiện khả năng chống lỗi, đó là lý do tại sao QR code được sử dụng rộng rất rộng rãi ngày nay.

RFID VA QR CODE - So sánh công nghệ RFID vs QR Code ứng dụng trong quản lý kho hàng

Mã QR ứng dụng trong quản lý kho sản phẩm

Mã QR hoạt động như thế nào?

QR code được cấu tạo gồm 1 hình vuông, 3 trong 4 góc của hình vuông được đặt ký hiệu ngăn cách, nhờ thế phạm vi của QR code có thể được nhận biết rõ ràng và được đọc với tốc độ nhanh chóng ở bất cứ góc độ nào, nhờ đó người dùng sẽ không phải đối diện với tình cảnh phải không ngừng thay đổi góc độ của camera điện thoại để đọc được mã hàng.

Mã QR được sử dụng để làm gì?

Mã QR có thể được sử dụng trong quản lý kho sản phẩm và các hoạt động như thanh toán trực tuyến qua mã QR code, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

Đọc thêm: Quản lý kho bằng QR Code: Nhanh chóng, hiệu quả, chính xác 

So sánh RFID và QR Code ứng dụng trong quản lý kho

  • Điểm chung giữa RFID vs QR code

Cả hai công nghệ này đều được áp dụng rộng rãi để quản lý tài sản và theo dõi hàng tồn kho.

RFID và QR code là 2 phương pháp để theo dõi tài sản để định danh và thu thập thông tin. Thông tin đã mã hóa và lưu trên QR code và thẻ RFID đều có thể được đọc bởi thiết bị khác.

  • Điểm khác biệt giữa ứng dụng RFID vs QR code trong quản lý kho
So sánh  RFID  QR code 
Phương thức đọc Sóng vô tuyến Máy quét quang
Đường ngắm Không cần
Thiết bị quét Dùng thiết bị chuyên biệt như máy Handy / Zebra… Dùng iphone hoặc thiết bị Handy để đọc mã QR code 
Khoảng cách đọc  Khoảng cách đọc xa  (từ 0.5 – 30m) Khoảng cách đọc gần (1m)
Khả năng đọc mã vạch trong điều kiện mã vạch bị che khuất Quét/scan/đọc tất cả các mã vạch trong vùng sóng bất kể bị che khuất. Chỉ có thể quét/scan/đọc mã vạch trong tầm nhìn của thiết bị (trong vùng quét).
Tốc độ đọc  Có thể quét và đọc nhiều thẻ một lúc với tốc độ nhanh Mỗi lần quét chỉ đọc được 1  mã
Độ chính xác Tín hiệu truyền kém khi qua kim loại hoặc chất lỏng

Có hiện tượng xung đột đầu đọc khi hai tín hiệu trùng nhau ở gần nhau và thẻ không thể phản hồi cả 2

Có thể xảy ra lỗi khi thẻ RFID bị lỗi/ hỏng hóc

Độ chính xác cao 
Chi phí đầu tư Giá thành cao do doanh nghiệp phải đầu tư thêm thẻ RFID và thiết bị chuyên dụng Chi phí đầu tư rẻ hơn (đầu tư máy đọc mã QR Code và máy in)
Cách thức để nhập/xuất kho Thiết bị đọc RFID thường được lắp ở cửa kho. Khi sản phẩm đi qua cửa kho, đầu đọc thẻ RFID sẽ đọc tất cả các thẻ RFID được gắn trên sản phẩm, kể cả khi không nhìn thấy chúng. Dữ liệu thu thập được sẽ được chuyển trực tiếp đến máy chủ để đối chiếu, so sánh số lượng nhập/xuất kho và tạo phiếu nhập kho mới.  Kể từ thời điểm này, sản phẩm được quản lý thông qua thẻ RFID được gắn trên sản phẩm. Khi cần nhập/ xuất kho, thủ kho sử dụng máy handy (đã tích hợp phần mềm quản lý kho)  để quét mã trên thùng / pallet. 

Thông tin sẽ được kết nối với phần mềm để tự động tạo phiếu nhập/xuất hàng hóa.

Kiểm kê kho  Nhờ ưu điểm về khả năng đọc số lượng lớn và chính xác, RFID giúp nhân viên kho có thể dễ dàng kiểm kê hàng hiệu quả và tiết kiệm tới 50% thời gian kiểm kê so với phương pháp truyền thống Nhân viên kiểm kê bằng cách quét từng mã QR code trên hàng hóa.
Khả năng truy xuất nguồn gốc  Có khả năng truy xuất nguồn gốc  Có khả năng truy xuất nguồn gốc

Doanh nghiệp nên lựa chọn ứng dụng RFID hay QR Code để quản lý kho? 

Để trả lời câu hỏi nên sử dụng RFID hay QR code trong quản lý hàng tồn kho, trước hết doanh nghiệp cần hiểu rõ đặc điểm cũng như ưu điểm và hạn chế của từng công nghệ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu tình hình kho, ngân sách đầu tư cũng như tham khảo ý kiến các đơn vị tư vấn để tối ưu chi phí, công năng, vận hành… sao cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.

ITG Technology là đơn vị có hơn 16 năm kinh nghiệm trong tư vấn và cung cấp phần mềm quản lý kho thông minh – 3S iWarehouse. Đây là giải pháp vận hành kho 4.0 giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các quy trình, tiết kiệm 80% thời gian nhập, xuất, kiểm kê kho, hạn chế tối đa tình trạng thất thoát trong quá trình xuất nhập kho.

Một số tính năng nổi bật của 3S iWarehouse đó là:

  • Tự động tạo phiếu nhập/ xuất kho với 1 thao tác quét QR code/ barcode
  • Thiết lập layout kho giúp quản lý kho theo vị trí của sản phẩm trong kho từ đó tiết kiệm thời gian tìm kiếm trong kho.
  • Quản lý hàng hoá theo nguyên tắc FIFO, LIFO
  • Cho phép kiểm kê kho chỉ với 1 thao tác scan mã QR Code/ Bar Code
  • Theo dõi hoạt động của kho hàng theo thời gian thực
  • Hệ thống cung cấp báo cáo/phân tích theo nhiều chiều thông tin cho lãnh đạo/ quản lý.

Tìm hiểu thêm về giải pháp 3S iWarehouse tại đây

ITG đã triển khai ứng dụng quản lý kho theo QR code cho hàng nghìn khách hàng, trong đó có nhiều khách hàng là vendor cấp 1 của Honda và Samsung. Bên cạnh đó, chúng tôi là đối tác của nhà cung cấp thiết bị RFID hàng đầu Nhật Bản – SATO. Kinh nghiệm triển khai thực tế tại nhiều doanh nghiệp và sự kết hợp với các đối tác cung cấp phần cứng quốc tế là một trong những nổi bật khiến ITG có thể cung cấp cho doanh nghiệp những giải pháp quản lý kho toàn diện, tránh thất thoát và tối ưu lợi nhuận. 

Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn có hình dung đầy đủ về khái niệm RFID vs QR code. Để được tư vấn sâu hơn về ứng dụng RFID và QR Code và ứng dụng phần mềm trong quản lý kho hàng để hạn chế tối đa thất thoát, hãy liên hệ với chuyên gia tư vấn của chúng tôi qua số hotline: 092.6886.855 để được hỗ trợ.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng