MPS là gì – Tổng quan về MPS mà doanh nghiệp nên biết
MPS được coi là một phần không thể thiếu của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, đăc biệt trong lập kế hoạch sản xuất. Qua bài viết này, các nhà quản lý sẽ nắm rõ được MPS là gì, MPS có vai trò như thế nào trong lập kế hoạch sản xuất, cũng như các thành phần chính đóng góp vào quá trình triển khai MPS.
MPS là gì?
MPS, viết tắt của Master Production Schedule – Lập kế hoạch và lịch trình sản xuất tổng thể. Đây là kế hoạch sản xuất nêu chi tiết những yếu tố liên quan đến số lượng sản phẩm cần sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. MPS được trình bày dưới dạng bảng thông tin, trong đó dữ liệu bao gồm: thời gian, quy trình sản xuất, số liệu tồn kho, dự báo tiêu thụ và nhu cầu phân phối trên thị trường để xây dựng kế hoạch sản xuất và phân bổ các nguồn lực hợp lý.
Vai trò của MPS là gì trong sản xuất?
MPS sẽ nêu chi tiết số lượng sản phẩm cần sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. Về cơ bản, nếu kế hoạch sản xuất tổng thể được lịch trình đúng cách, đó sẽ yếu tố then chốt đối với doanh nghiệp trong các vấn đề như:
- Điều chỉnh giá cả phù hợp với sự biến động của nhu cầu khách hàng
- Ngăn ngừa tình trạng hết hàng/thiếu hụt hàng sản xuất
- Cải thiện hiệu quả công việc và nguồn lực phân bổ
- Kiểm soát các chi phí một cách hiệu quả
Với MPS, các nhà quản lý sẽ biết được mình cần sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và sản xuất vào khi nào.
Bạn có biết? MPS hay bị lầm tưởng với khái niệm MRP trong lập kế hoạch sản xuất. Xem thêm bài viết sau để phân biệt giữa MPS và MRP
Quy trình lập MPS
Sau đây sẽ là tổng quan về các bước của quy trình lập MPS các nhà quản lý cần biết:
- Liệt kê ra các nhu cầu của doanh nghiệp và lên kế hoạch.
- Liệt kê các nguyên liệu thô cần dùng để sản xuất.
- Lên một MPS sơ bộ theo các nhu cầu thiết yếu, mục đích để đánh giá lịch trình có khả thi hay không, qua đó có thể điều chỉnh kịp thời để phù hợp với doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch quản lý tài nguyên và nguồn lực sơ bộ cho doanh nghiệp để tính toán nhanh khả năng đáp ứng của MPS với các quy trình sẵn có. Từ đó sẽ lên kế hoạch định kỳ để đánh giá khả năng đáp ứng của kế hoạch này khi MPS đang hoạt động.
- Khi MPS sơ bộ hoạt động ổn định, các nhà quản lý hãy tiến đến bước tiếp theo là đánh giá về các mặt liên quan tới dịch vụ, nguồn lực và hàng tồn kho.
Khi MPS được triển khai, nhân viên tại khu vực sản xuất sẽ nắm được rõ công việc của mình cũng như là của doanh nghiệp theo lịch trình định kỳ được đề ra. MPS giúp mọi người có chung một định hướng, hướng tới cùng một mục tiêu với doanh nghiệp. MPS là đầu vào quan trọng trong kế hoạch chung, cung cấp thông tin tổng quan về mọi thứ mà doanh nghiệp cần thực hiện để hoàn thành 100% đơn hàng.
MPS giúp triển khai các đơn hàng một cách trơn tru, bao gồm cả khâu tạo đơn và khâu vận chuyển, là điều mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới.
Vai trò của MPS
MPS là bản chuyển thể chi tiết của kế hoạch sản xuất
MPS sẽ giúp các nhà quản lý các hoạt động như:
- Cân đối năng lực sản xuất
- Xác định số lượng hàng sản xuất trong một mốc thời gian cụ thể
MPS giúp đánh giá các phương án sản xuất thay thế
Một lịch trình sản xuất tổng thể (MPS) nên xem xét nhiều phương án sản xuất khác nhau, để đảm bảo phương án đó là một sự sắp xếp nguồn lực hiệu quả nhất.
MPS hỗ trợ đáp ứng yêu cầu sản xuất
MPS giúp các nhà quản lý tìm ra công suất thực tế của nhà máy cần để đáp ứng nhu cầu sản xuất của khách hàng, giúp tăng lợi nhuận và giảm thiểu các chi phí lãng phí không đáng có (ví dụ: sản xuất thừa, sản xuất thiếu so với năng lực và nhu cầu).
MPS giúp tối ưu hoá công suất
MPS tham gia vào việc thiết lập các yêu cầu khối lượng sản xuất mà mỗi máy móc, trang/thiết bị cần thực hiện
Bên cạnh các vai trò trên, MPS còn giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu như:
- Hỗ trợ thực hiện các quy trình liên quan đến đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách trơn tru
- Rút ngắn thời gian lead-time
- Chuẩn hoá các thông tin trong doanh nghiệp
- Làm rõ các yêu cầu cần được ưu tiên
- Giữ quá trình sản xuất ổn định
- Lên kế hoạch vận hành các đơn hàng
- Hỗ trợ thực hiện việc tiếp nhận và vận đơn một cách chính xác
Các dữ liệu chính để xây dựng MPS
Sơ đồ các kế hoạch phục vụ và hỗ trợ cho MPS
- Bản dự đoán nhu cầu khách hàng (Demand plan)
Một kế hoạch dự đoán nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp là then chốt. Để lập kế hoạch này, cần thu thập dữ liệu lịch sử bán hàng từ các bộ phận như Marketing và Sale. Các dữ liệu này sẽ được sử dụng để tính toán các nhu cầu dự kiến trong thời gian sắp tới. Kế hoạch này sẽ cần điều chỉnh định kỳ (thường là theo tuần).
- Tồn kho an toàn
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú ý đưa các thông số về tồn kho an toàn để dự trữ hàng hoá trong trường hợp nhận được một đơn hàng lớn bất thường.
Việc cập nhật chính sách đặt hàng sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng cần được thực hiện cẩn thận và kịp thời, tránh tình trạng ảnh hưởng tới khối lượng hàng hóa dự trữ an toàn. Điều này sẽ ảnh hưởng tới bản lập lịch trình sản xuất MPS.
Các yếu tố cần lưu ý để xây dựng lịch trình sản xuất tổng thể MPS bao gồm:
- Danh mục sản phẩm – bao gồm tất cả mẫu mã sản phẩm doanh nghiệp sản xuất. Sau khi hoàn thành phân tích ABC, doanh nghiệp sắp xếp danh mục sản phẩm theo mức độ phổ biến, các mặt hàng sản xuất nhiều nhất sẽ nằm ở đầu danh mục.
- Danh sách biến thể cho từng sản phẩm – Tạo từng mục biến thể cho mỗi sản phẩm. VD: Size S, M, L của quần áo, màu sắc sản phẩm, v.v
- Ngày, tuần, tháng và năm – Chia mục thời gian để lên lịch trình cụ thể nhất. Mục tiêu sẽ đặt theo năm, lịch trình sẽ theo tháng và tuần, công việc cụ thể theo ngày. Mục đích của việc chia rõ ràng là để xác định kế hoạch sản xuất trong khoảng thời gian sắp tới của doanh nghiệp. Hãy linh hoạt trong việc điều chỉnh nếu nhu cầu cần thiết.
- Số lượng sản xuất – Số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất mỗi tuần (hoặc theo thời gian định kỳ mà doanh nghiệp đề ra).
Làm thế nào để các nhà quản lý sử dụng MPS hiệu quả?
MPS áp dụng cho bất kể doanh nghiệp với mọi quy mô từ nhỏ tới lớn. Việc triển khai MPS càng sớm, càng thúc đẩy các thói quen kinh doanh tốt. Đây cũng là yếu tố chính dự báo cho thành công bền vững lâu dài.
MPS phù hợp với các quy trình sản xuất khác nhau
- Make-to-Stock – MTS (Xây dựng dự trữ)
- Make-to-Order – MTD (Sản xuất theo đơn hàng)
- Assemble-to-Order – ATO (Lắp ráp theo đơn hàng)
Hàng hoá mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp thường sẽ chiếm phần lớn nguồn lực cần thiết cho sản xuất. Do vậy, các nhà quản lý sử dụng MPS để giúp họ:
- Nắm rõ sản phẩm cần được sản xuất
- Thiết kế quy mô lô hàng
- Biết được khi nào cần lên lộ trình sản xuất hàng hoá
- Lên lộ trình sản xuất hàng hoá như thế nào
Khi sắp xếp lịch trình sản xuất MPS, các nhà quản lý cũng cần xem xét các yếu tố quan trọng khác như:
- Tiêu chí ưu tiên
- Các ràng buộc trong quy trình sản xuất
- Thời gian thiết lập
- Tình trạng quá tải
Những lợi ích của việc thiết lập MPS
- Xây dựng, tối ưu hoá và theo dõi kế hoạch dự đoán nhu cầu khách hàng, điều này sẽ giúp nắm rõ hơn về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Xác định mức tồn kho hợp lý theo yêu cầu sản xuất.
- Các bộ phận liên quan sẽ nắm được các yêu cầu trước khi sản xuất
- Tối ưu quá mua và sử dụng nguyên vật liệu, đảm bảo tránh hết hàng
- Tính toán nguồn lực lao động cần thiết cho các hoạt động sản xuất sắp tới
- Xác định khối lượng sản xuất thực hiện, giúp tối ưu việc bảo trì cho hệ thống dây chuyền của doanh nghiệp.
- Tính toán lượng hàng tồn kho cần thiết trong tương lai, từ đó cải thiện quy trình mua hàng của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ bộ phận tài chính trong hoạt động thiết lập bản dự báo dòng tiền cho doanh nghiệp.
Xu hướng lập kế hoạch sản xuất – lập lịch sản xuất tự động
Ngày nay, với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu trong lĩnh vực sản xuất. Trong đó, các đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ đem đến sản phẩm giúp đơn giản hóa và tự động hóa quy trình lập kế hoạch – lập lịch sản xuất thông qua ứng dụng phần mềm ERP và phần mềm MES.
Trước tiên, phần mềm ERP sẽ hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất thông qua các thông tin về đơn hàng, dự báo và các nhu cầu của thị trường. Những thông tin này được số hóa toàn bộ trên hệ thống ERP, người dùng dễ dàng truy xuất dữ liệu phục vụ hoạt động lập kế hoạch. Sau đó, dựa vào thuật toán sắp xếp kế hoạch sản xuất, hệ thống sẽ đề xuất kế hoạch MPS phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp cũng như đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu MRP. Mọi thông tin sau đó sẽ được hệ thống MES tính toán và gợi ý lịch trình sản xuất cho từng máy, trạm tại xưởng sản xuất.
Tại Việt Nam, công cụ trục kế hoạch trung tâm trong bộ giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY của ITG Technology được coi là một trong những công cụ hàng đầu giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động lập kế hoạch – lập lịch sản xuất. Cụ thể, dữ liệu từ các thiết bị IoT được đẩy trực tiếp lên hai hệ thống 3S ERP và 3S MES. Kết hợp các dữ liệu này với nhau, hệ thống 3S ERP thiết lập kế hoạch sản xuất một cách đồng bộ, còn 3S MES giúp thiết lập lịch sản xuất cho từng máy. Nhờ vậy, hoạt động sản xuất sẽ diễn ra liền mạch và hiệu quả hơn, đồng thời tạo ra kế hoạch nhanh chóng hơn để nhà máy có thể đáp ứng thời gian giao hàng theo yêu cầu.
Với 16 năm kinh nghiệm tư vấn – thực thi các giải pháp chuyển đổi số, giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY với bộ công cụ trục kế hoạch trung tâm đã và đang triển khai cho nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam trong top VNR500 cũng như các doanh nghiệp FDI Nhật Bản, Hàn Quốc, có thể kể đến như: Panasonic, Sunlin Electronics, Sumirubber, HTMP, Dây & Cáp điện Ngọc Khánh, Việt Mỹ Đồng Nai…
Xem thêm cách trực quan hóa và tự động hóa lập lịch sản xuất trong nhà máy thông minh
Kết
Hi vọng qua bài viết này, các nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp sẽ có một cái nhìn rộng hơn về Lịch trình sản xuất tổng thể – MPS. Bên cạnh đó, ITG mong các nhà quản lý sẽ tích góp thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm để phát triển doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn và thảo luân về những vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp của bạn đang găp phải qua hotline: 092.6886.855