bài Viết

5 quy tắc vàng giúp quản trị doanh nghiệp hiệu quả 

01/10/2022

Mỗi ngày, người lãnh đạo doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với một thế giới ngày càng biến động, sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ. Quản trị doanh nghiệp tốt sẽ thúc đẩy hiệu suất, xây dựng lòng tin và giúp các tổ chức phát triển bền vững. 5 quy tắc “vàng” dưới đây sẽ là một gợi ý về cách quản trị doanh nghiệp tuyệt vời cho lãnh đạo.

cách quản trị doanh nghiệp

Cách quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Hoạch định chiến lược một cách khoa học, chi tiết

Hoạch định là một tiến trình trong đó nhà quản trị cần vạch ra những hướng đi cần thiết cho tương lai nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Hoạch định đóng vai trò là “kim chỉ nam” dẫn đường cho doanh nghiệp. Nếu nhà quản trị hoạch định chiến lược một cách khoa học, dự đoán những thách thức có thể đối mặt và tìm cách để nắm bắt thời cơ thì sẽ giúp tổ chức nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn. Chiến lược rõ ràng cũng tạo nên mối liên kết giữa các nhân viên với nhau và giữa nhân viên với nhà quản lý để cùng hướng tới một mục đích chung.

Có thể bạn quan tâm: Tổng quan về quản trị doanh nghiệp

Phân chia công việc cho mỗi nhân viên, mỗi bộ phận/ phòng ban 

“Cách một người lãnh đạo tự giết bản thân mình chính là từ chối học cách  giao việc cho nhân viên như thế nào, khi nào và cho ai” – James Cash Penney, nhà sáng lập của chuỗi bán lẻ JCPenney. Kế hoạch, chiến lược của doanh nghiệp sẽ được thực hiện có hiệu quả hơn khi người lãnh đạo biết cách phân công, sắp xếp công việc cho mỗi nhân sự một cách chuyên nghiệp nhất. Câu chuyện làm thế nào để tận dụng tối đa năng lực nhân viên vẫn là bài toán mà nhiều nhà quản trị đau đầu.

Giao việc là công việc đơn giản nhưng giao việc hiệu quả lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Đó là sự kết hợp khả năng phân tích con người, quản trị mối quan hệ và khả năng quản lý công việc. Khi nhà quản lý làm chủ được kỹ năng này, mọi nguồn lực trong doanh nghiệp sẽ được tối đa hóa, mọi công việc sẽ được triển khai hiệu quả, lãnh đạo sẽ không còn phải ôm quá nhiều việc và có nhiều thời gian hơn dành cho các công việc mang tính chiến lược. 

Một vài bí quyết cho lãnh đạo đó là cần xem xét các yếu tố cần xem xét khi giao việc cho một nhân sự nào đó:

  • Những kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng của cá nhân áp dụng trong nhiệm vụ được giao phó.
  • Phong cách làm việc ưa thích của nhân viên: Người đó có làm việc độc lập không?
  • Khả năng làm việc độc lập của nhân sự đó.
  • Khối lượng công việc hiện tại của người này: Người đó có thời gian để nhận thêm công việc? Ủy thác nhiệm vụ này có gây xáo trộn về trách nhiệm và khối lượng công việc của họ?
  • Phân tích hiệu quả công việc của mỗi nhân sự một cách thường xuyên.

Trao quyền cho nhân viên để khuyến khích sự sáng tạo

Người quản trị giỏi không phải là người làm hết tất cả mọi việc mà họ phải là người biết trao quyền hành cho người khác để điều phối công việc một cách hiệu quả hơn. Chính vì vậy, việc tổ chức, phân tầng hệ thống nhân viên là điều rất cần thiết. 

Mục đích và ý nghĩa thực sự của việc trao quyền cho nhân viên chính là tạo cơ hội để nhân viên được đóng góp các ý tưởng sáng tạo và đưa ra quyết định trong những dự án quan trọng. Khi cấp dưới thấy được ý kiến đóng góp của mình được trân trọng, họ sẽ ngày càng nỗ lực để làm việc và cống hiến nhiều hơn, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp.

cách quản trị doanh nghiệp

Quản lý dữ liệu về dòng tiền trong doanh nghiệp

Dòng tiền chính là “mạch máu” của doanh nghiệp và quyết định sự tồn tại của một tổ chức. Bạn có biết: 50% doanh nghiệp phá sản khi vẫn đang làm ăn có lãi, họ chỉ cạn tiền mà thôi.Trong hoạt động của doanh nghiệp có nhiều loại dữ liệu, người quản trị cần biết phân chia cụ thể từng loại và có cơ chế kiểm soát hợp lý. Cách quản lý hiệu quả này đòi hỏi phải kiểm soát những loại dữ liệu sau:

  • Tính toán và dự đoán kỹ lưỡng các dòng tiền trong tương lai: Lập các dự báo về dòng tiền cho năm tới, quý tới và thậm chí cho tuần tới nếu công ty đang trong tình trạng khó khăn về khả năng thanh toán. Dự báo chính xác về dòng tiền sẽ giúp công ty nhận thức được những khó khăn về tiền trước khi nó xảy ra.
  • Quản lý các khoản công nợ phải trả: Tận dụng hết lợi thế từ những điều khoản mua chịu. Nếu nhà cung cấp yêu cầu thanh toán trong vòng 30 ngày, thì không nên trả trong vòng 15 ngày.
  • Kiểm soát lượng hàng hóa bán ra tăng hay giảm liên tục
  • Theo dõi các khoản thu chi: Thống kê rõ ràng, rạch ròi từng khoản tiền ra vào ở từng hạng mục. Đồng thời cần cập nhật liên tục để đảm bảo không bỏ sót bất kỳ một khoản nào.
  • Kiểm soát tốt hàng tồn kho, bởi đối với một số doanh nghiệp, kho hàng chiếm tới 50% giá trị tài sản của 1 doanh nghiệp. Số lượng tồn kho nhiều ảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn. 
  • Kiểm soát năng suất làm việc của mỗi nhân viên, mỗi bộ phận/ phòng ban.

Đọc thêm: Cách quản lý dòng tiền hiệu quả trong doanh nghiệp

Công nghệ – yếu tố không thể thiếu!

Trong thời đại số, với sự phát triển chóng mặt của khoa học và công nghệ, dữ liệu đang dần trở thành biến số thay đổi cách làm kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Để thấu hiểu khách hàng, nắm bắt các cơ hội kinh doanh, kiểm soát mọi hoạt động một cách hiệu quả thì việc khai thác dữ liệu trong tất cả các quy trình, bộ phận chức năng của công ty là vô cùng cần thiết. Hiện nay, ERP là một phần mềm được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Phần mềm góp phần lớn vào việc tạo nên sự thành công của nhiều tập đoàn tên tuổi. Đối với hoạt động bán hàng, phần mềm ERP giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian tính toán và xử lý đơn hàng, điều này nhằm tiết kiệm tối đa chi phí kinh doanh. Bên cạnh đó, phần mềm ERP theo dõi chặt chẽ về doanh thu, dự báo lợi nhuận, …nhờ vậy doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích và tìm ra các cơ hội tiềm năng thông qua các chỉ số báo cáo được cập nhật một cách kịp thời theo thời gian thực.

Ứng dụng ERP là xu thế tất yếu, là công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời nó cũng giúp doanh nghiệp tiệm cận tốt hơn với những tiêu chuẩn quốc tế. 

Tuy nhiên, lựa chọn được đơn vị phần mềm quản lý doanh nghiệp phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu quản lý cũng như có thể tích hợp, mở rộng trong tương lai thì không hề đơn giản. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ về giải pháp phần mềm cũng như nhà cung cấp.

Đọc thêm:  Mô hình quản trị doanh nghiệp nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn

ITG Technology là đơn vị tiên phong tại Việt Nam xây dựng phần mềm ERP.  Hệ thống 3S ERP được tích lũy từ kinh nghiệm chúng tôi đã triển khai cho các doanh nghiệp lớn. 3S ERP hỗ trợ lãnh đạo trong hoạch định và điều hành toàn bộ các nguồn lực của doanh nghiệp (Hàng hóa – Tài sản – Tài chính – Nhân sự) và trợ giúp tất cả các bộ phận của doanh nghiệp thao tác nghiệp vụ, chia sẻ thông tin, liên kết một cách hiệu quả thông qua quy trình xử lý công việc đã được quy chuẩn khi thiết kế phần mềm. 

Trên chặng đường hình thành và phát triển, ITG đã trở thành đối tác chiến lược của nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như: Intel, SATO, Keyence, AIOI, Advantech… và là nhà cung cấp phần mềm ERP của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn như: Traphaco CNC, K&G (chủ sở hữu thương hiệu Aristino), Goldsun, APP, Việt Mỹ đồng Nai, GoldCup, Nam Dược… và các doanh nghiệp FDI có 100% vốn đầu tư nước ngoài như: Panasonic, Asahi Kasei, Kansai Paint, Rhythm, Sunlin….

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ mang đến những cách quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Để được tư vấn sâu hơn về ứng dụng phần mềm ERP trong quản trị doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với chuyên viên tư vấn của chúng tôi qua số Hotline: 092.6886.855

tag: Cách quản trị doanh nghiệp

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng