Cách nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh và sản xuất. Nó đóng vai trò quyết định đối với việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ từ nguồn cung cho đến khách hàng cuối cùng. Đối với một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ như Việt Nam, việc hiểu và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả là vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được trôi chảy và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
Khái niệm chuỗi cung ứng
Đầu tiên, chúng hãy cùng khám phá khái niệm tổng quan về chuỗi cung ứng là gì?
Chuỗi cung ứng (supply chain) là mạng lưới liên kết các cá nhân, tổ chức, nguồn tài nguyên, hoạt động, công nghệ liên quan đến việc sản xuất, phân phối và giao hàng hóa/dịch vụ đến khách hàng. Nó bao gồm tất cả các quy trình, hoạt động cần thiết để chuyển đổi nguyên liệu thành sản phẩm hoàn thiện và giao đến người tiêu dùng cuối cùng.
Khi doanh nghiệp ngày càng mở rộng, chuỗi cung ứng sẽ trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi cần phải sử dụng các công nghệ mới để tối ưu hóa hoạt động quản lý. Hiện nay, các công nghệ chuyển đổi số như tự động hóa (Automation), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT) và phân tích dữ liệu đang được áp dụng để cải thiện hiệu suất, khả năng quan sát cũng như quyết định trong chuỗi cung ứng.
Xem thêm: 10 cách cải thiện đứt gãy chuỗi cung ứng
Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Việc có đủ nguyên liệu, thành phẩm, dịch vụ cần thiết để sản xuất và kinh doanh chính là yếu tố cốt lõi trong thành công của một doanh nghiệp. Vì vậy, sự liên tục trong chuỗi cung ứng rất quan trọng trong việc tránh thiếu hụt hàng hoá.
Một chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo tính liên tục và đáng tin cậy của nguồn cung cấp, kiểm soát chi phí tốt hơn và tối ưu hóa hoạt động sản xuất, vận chuyển, quản lý hàng tồn kho,… từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp họ đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt yêu cầu của thị trường, cũng như cải thiện chất lượng, độ tin cậy của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Bên cạnh đó, bằng cách cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng, giao hàng đúng thời hạn và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo lòng tin, gia tăng lượng khách hàng trung thành và tăng doanh số bán hàng.
Sơ đồ chuỗi cung ứng
Sơ đồ chuỗi cung ứng phổ biến nhất hiện nay là SCOR (Supply – Chain Operations Reference). Mô hình này đã trở thành tiêu chuẩn toàn cầu từ những năm 1990. Nó bao gồm 6 quy trình chính để đảm bảo chuỗi cung ứng hoạt động suôn sẻ và hiệu quả:
Bước 1: Lập kế hoạch (Plan) – giúp đặt ra kế hoạch chi tiết cho chuỗi cung ứng từ việc dự đoán nhu cầu, quản lý nguồn lực, lập kế hoạch sản xuất – phân phối đến thiết lập chỉ tiêu và mục tiêu.
Xem thêm: Trục kế hoạch sản xuất thông minh 3S SPS – phương pháp giúp doanh nghiệp hoạch định và phân bổ nguồn lực nhanh chóng, linh hoạt
Bước 2: Tìm nguồn cung ứng (Source) – bao gồm các công việc tìm kiếm, lựa chọn và xây dựng quan hệ với nhà cung cấp. Doanh nghiệp sẽ xác định nguồn cung ứng phù hợp, đàm phán hợp đồng, xây dựng quan hệ bền vững với nhà cung cấp và đảm bảo nguồn cung ứng đáng tin cậy và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm: Cách thức xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp
(Sơ đồ giúp hiển thị các bước hoạt động trong chuỗi cung ứng, từ nguồn cung cấp đến khách hàng cuối cùng)
Bước 3: Sản xuất (Make) – biến đổi nguyên liệu hoặc thành phẩm thành sản phẩm cuối cùng. Quy trình này giúp kiểm soát chất lượng, quản lý vận hành nhà máy và tối ưu hóa hiệu suất sản xuất.
Bước 4: Phân phối (Deliver) – là công đoạn vận chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất đến điểm bán lẻ hoặc khách hàng cuối cùng. Quy trình này giúp lập kế hoạch vận chuyển, quản lý kho, quản lý đơn hàng và đảm bảo giao hàng đúng thời gian, đúng địa điểm.
Bước 5: Trả hàng (Return) – quản lý và xử lý trả hàng từ khách hàng. Doanh nghiệp sẽ xác định nguyên nhân trả hàng, quản lý quy trình trả hàng, xử lý đơn hàng bị hủy, quản lý hàng tồn kho và cải thiện quá trình trả hàng.
Bước 6: Hỗ trợ (Enable) – bao gồm các công việc hỗ trợ và cung cấp cơ sở hạ tầng cho các quy trình khác trong chuỗi cung ứng. Đây là bước cuối cùng hỗ trợ cho việc quản lý thông tin, công nghệ, nguồn nhân lực và các dịch vụ hỗ trợ khác nhau để đảm bảo chuỗi hoạt động hiệu quả.
Cấu trúc chuỗi cung ứng
Cấu trúc chuỗi cung ứng là sự tổ chức và sắp xếp các thành phần trong chuỗi để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp suôn sẻ và hiệu quả. Một chuỗi cung ứng sản xuất bao gồm ba yếu tố cơ bản sau:
Nhà cung cấp: Các công ty cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, nguyên liệu, thành phần cần thiết giúp doanh nghiệp thực hiện quy trình sản xuất và kinh doanh.
Đơn vị sản xuất: Nơi sử dụng nguyên liệu đầu vào và thực hiện các quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các quá trình chuyển đổi và gia công sẽ diễn ra tại đây, biến đổi nguyên liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Khách hàng: Người sử dụng sản phẩm được sản xuất bởi đơn vị sản xuất. Khách hàng có thể là cá nhân hoặc tổ chức, họ sử dụng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của mình.
Xem thêm: Áp dụng ERP để quản lý chuỗi cung ứng nội bộ hiệu quả
Các thành phần của chuỗi cung ứng
Các thành phần chính của chuỗi cung ứng bao gồm: nhà cung cấp nguyên vật liệu thô, nhà sản xuất, nhà phân phối, đại lý bán lẻ, khách hàng.
Nhà cung cấp nguyên liệu thô
Nhà cung cấp nguyên liệu thô là thành phần quan trọng không thể thiếu được của chuỗi cung ứng. Họ có trách nhiệm cung cấp và giao nhận các nguyên liệu, vật liệu cần thiết để doanh nghiệp tiến hành quá trình chế biến, sản xuất và gia công để tạo ra sản phẩm/dịch vụ cuối cùng. Để đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện hiệu quả, không gặp trục trặc về nguyên liệu, doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ tốt và hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp nguyên liệu thô.
Nhà sản xuất
Nhà sản xuất là đơn vị chịu trách nhiệm chế tạo nguyên vật liệu thô sang thành phẩm thông qua các bước chế biến, gia công, lắp ráp và kiểm tra chất lượng,… Nhà sản xuất là nhân tố then chốt trong trong quá trình sản xuất và gia công, đảm bảo chất lượng, hiệu suất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Nhà phân phối
Trong chuỗi cung ứng, nhà phân phối đóng vai trò quan trọng giúp vận chuyển hàng hóa từ nguồn cung ứng đến điểm tiêu dùng, đảm bảo sản phẩm được chuyển đến đúng thời gian, địa điểm với trạng thái tốt nhất.
Công việc của nhà phân phối bao gồm các hoạt động như đóng gói, xếp dỡ, ghi nhãn, quản lý kho vận, lập kế hoạch vận chuyển và theo dõi. Có sáu phương thức vận chuyển cơ bản trong chuỗi cung ứng là đường bộ, đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường ống (thường để vận chuyển chất lỏng và khí hóa lỏng như: xăng, dầu, gas, hóa chất,…) và dạng điện tử (lệnh vận chuyển được lưu trữ dưới dạng điện tử thay vì lưu trữ bằng giấy). Mỗi phương thức sở hữu ưu điểm và hạn chế riêng, doanh nghiệp sẽ lựa chọn dựa trên tính chất của hàng hóa cần vận chuyển.
Đại lý bán lẻ
Đại lý bán lẻ đóng vai trò trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng cuối cùng. Đơn vị này sẽ mua hàng từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối và bán cho người tiêu dùng hoặc các đơn vị khác. Công việc của đại lý bán lẻ bao gồm mua hàng từ nguồn cung cấp, lưu trữ, trưng bày sản phẩm, quảng cáo, tiếp thị và bán sản phẩm cho khách hàng cuối cùng. Ngoài ra, đại lý bán lẻ cũng có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng như tư vấn, bảo hành, sửa chữa và đổi trả sản phẩm.
Khách hàng
Khách hàng là người hoặc tổ chức cuối cùng mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Họ chính là nguồn cung cấp doanh thu cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hiệu suất cũng như thành công của chuỗi cung ứng. Vì vậy doanh nghiệp cần hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng để xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả, đạt được sự hài lòng từ khách hàng.
Nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng nhờ 3S ERP
3S ERP là phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện được thiết kế để quản lý các hoạt động vận hành và quy trình kinh doanh một cách hiệu quả. 3S ERP hoạt động với 5 module chính gồm: quản trị mua hàng, quản trị bán hàng, quản trị hàng tồn kho, quản trị sản xuất, tài chính – kế toán. Dữ liệu của các phân hệ được kết nối với nhau thành một luồng thông tin thống nhất giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả toàn bộ hoạt động trong chuỗi cung ứng.
Nhờ khả năng tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn, tạo báo cáo theo thời gian thực và có thể tích hợp linh hoạt với các chức năng/hệ thống khác, 3S ERP sẽ giúp nhà lãnh đạo ra quyết định nhanh hơn, đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời giúp công ty thích nghi nhanh với những thay đổi bất ngờ từ thị trường, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh trước đối thủ.
Với 3S ERP, doanh nghiệp có thể cắt giảm một phần chi phí đầu tư cho kho vận, phí thuê nhân công và chi phí điều hành doanh nghiệp trong khi vẫn có thể mở rộng thêm các kênh bán hàng khác, giúp tối ưu hóa quy trình và tiết kiệm thời gian. Chính vì vậy, đây chính là một giải pháp tuyệt vời phù hợp dành cho doanh nghiệp bán lẻ, giúp họ tối ưu hóa quy trình, tăng hiệu suất làm việc và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Việt Nam đã và đang nỗ lực nâng cao khả năng quản lý chuỗi cung ứng thông qua việc áp dụng công nghệ, cải tiến quy trình và xây dựng mối quan hệ hợp tác đối tác. Để đạt được sự phát triển bền vững và cạnh tranh, việc tìm hiểu và nắm vững tổng quan và thực trạng về chuỗi cung ứng tại Việt Nam là một yếu tố quan trọng. Quý khách có nhu cầu tư vấn về các giải pháp chuyển đổi số trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng nội bộ, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 092.6886.855. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe và tư vấn các vấn đề đặc thù của doanh nghiệp cho quý khách.