Các tiêu chí trở thành vendor Samsung
Năm 2021 ghi nhận dấu mốc 13 năm sự có mặt của nhà máy sản xuất điện thoại Samsung tại Việt Nam. Qua hơn 1 thập kỷ tất cả chúng ta đều nhận thấy sự phát triển thần tốc về quy mô nhân lực cũng như sản lượng của Samsung. Đi cùng với sự lớn mạnh không ngừng ấy là sự phát triển của hệ thống nhà cung cấp (vendor) thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau khám phá các tiêu chí để trở thành Vendor Samsung.
Theo thống kê, năm 2017, số doanh nghiệp nội địa là vendor cấp 1 của Samsung là 29. Tính đến hết năm 2019, khoảng 42 doanh nghiệp Việt trở thành vendor cấp 1 cung ứng các linh kiện nhựa, khuôn mẫu, in ấn, v.v…. cho các nhà máy của Samsung. Samsung đã và đang mang lại hàng trăm ngàn việc làm gián tiếp bên cạnh 160.000 việc làm trực tiếp tại Công ty.
Trở thành vendor của Samsung là ước mơ của rất nhiều doanh nghiệp Việt bởi có nguồn xuất hàng ổn định và doanh thu của các doanh nghiệp hỗ trợ cho Samsung lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Bên cạnh đó, Samsung còn sẵn sàng cử các chuyên gia để trực tiếp tư vấn và làm việc cùng để hỗ trợ các vendor cải tiến quy trình sản xuất, tăng năng lực tham gia chuỗi cung ứng.
Trở thành nhà cung ứng của Samsung khó như thế nào?
Goldsun là vendor cấp 1 chuyên cung ứng vỏ hộp, sách hướng dẫn cho Samsung. Đơn vị này hợp tác với Samsung từ năm 2010. Một chiếc vỏ hộp điện thoại có giá khoảng 2 USD, tương ứng 0,2% giá trị chiếc điện thoại giá thành 1.0000 USD khi bán ra.
Tuy sự đóng góp vào giá trị thành phẩm là rất nhỏ nhưng đại diện Goldsun cho biết để góp mặt vào chuỗi cung ứng của Samsung, doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều công sức, chưa kể có thể bị thay thế bất cứ khi nào. Goldsun cho biết doanh nghiệp đang phải cạnh tranh với ít nhất 5 đơn vị cung ứng khác trong lĩnh vực này, bao gồm 1 doanh nghiệp nội địa và 4 doanh nghiệp ngoại.
Ông Phạm Cao Vinh, Chủ tịch HĐQT Goldsun cho biết: “Để trở thành vendor cấp 1 cho Samsung không phải là điều dễ dàng bởi Samsung đặt ra rất nhiều các yêu cầu đối với vendor của họ. Ví dụ như không dùng lao động dưới 18 tuổi, đảm bảo quyền lợi lao động, không phạt tiền, không tăng ca, đảm bảo về môi trường… Đặc biệt, vấn đề chất lượng, thời gian giao hàng cần tuyệt đối chuẩn chỉnh. Thời gian giao hàng đôi khi 24/24. Có những ngày chúng tôi giao 5-7 lần, hoạt động không ngừng nghỉ”.
Năm 2020 Goldsun đầu tư thêm nhà máy số 6 tại Quế Võ (Bắc Ninh), nhà máy được xây dựng trên diện tích 18.000 m2 đất và tổng chi phí đầu tư hơn 250 tỷ đồng (tương đương 11 triệu USD) trong giai đoạn 1.
Goldsun là 1 trong số ít những doanh nghiệp Việt là vendor cấp 1 của Samsung
>>>Đọc thêm: Dự án triển khai phần mềm 3S ERP.iPackaging tại Goldsun: Một hệ thống ERP chưa từng có trong ngành bao bì Việt Nam
Các tiêu chí chính để trở thành vendor Samsung
Sản phẩm của Samsung hiện nay cũng được xuất khẩu nhiều nơi trên toàn cầu, vì thế tất cả các linh kiện mà Samsung nhập vào cần sự tin tưởng và chất lượng vô cùng cao. Do đó để doanh nghiệp nội địa có thể gia nhập vào chuỗi cung ứng của Samsung là một bài toán không hề đơn giản. Bởi sản phẩm của Samsung chủ yếu là điện thoại và các linh kiện điện thoại ngày càng tinh vi và càng nhỏ hơn, thay đổi theo chu kỳ 6 tháng một lần. Chính vì vậy, việc thay đổi dây chuyền, thay đổi công nghệ liên tục để đáp ứng được sự thay đổi của Samsung đối với doanh nghiệp Việt Nam sẽ vô cùng khó khăn, chỉ có thể làm được khi có rất nhiều vốn.
Hầu hết các vendor cấp 1 đều khẳng định, họ đều phải quyết tâm “chơi lớn, làm thật” mới mong tiếp hợp tác cùng tập đoàn công nghệ toàn cầu này. Bởi với tiêu chí đo lường chặt chẽ của Samsung, nếu doanh nghiệp không làm thật, sẽ bị đánh bật.
5 tiêu chí quan trọng nhất của Samsung để lựa chọn nhà cung ứng bao gồm:
- Mức giá cạnh tranh
- Khả năng của nguồn nhân lực
- Giao hàng đúng hẹn
- Năng lực cạnh tranh của nhà cung cấp
- Khả năng ứng phó với rủi ro
Các tiêu chí chính để trở lựa chọn Vendor Samsung
Bên cạnh đó 1 yếu tố rất quan trọng đó là nhà cung ứng cần đầu tư về R&D (nghiên cứu phát triển). Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng hỗ trợ chiến lược, Tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết, Samsung đánh giá cao nếu như nhà cung ứng của mình có đầu tư sâu về nghiên cứu phát triển. Ông Tuấn giải thích: “Cùng một con ốc, ngày hôm nay các anh bán 1 đồng, thì sang năm sau các anh bán con ốc đó chỉ 0,8 đồng hoặc thấp hơn. Hoặc anh có thể bán con ốc với chất lượng tốt hơn nhưng bằng giá. Đó là yêu cầu và nếu như không có nghiên cứu phát triển thì không bao giờ làm được việc đó“.
Ứng dụng công nghệ – Bước đà giúp doanh nghiệp Việt ghi tên mình vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Covid-19 là 1 cú hích khiến cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Với việc kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả, Việt Nam đang tạo niềm tin cho các tập đoàn đa quốc gia. Nhiều tập đoàn lớn xem Việt Nam là một trong các điểm đến an toàn để xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu, tránh phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc. Điều này mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt muốn trở thành vendor Samsung cũng như tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì không còn cách nào khác ngoài việc đầu tư máy móc, thay đổi tư duy và ứng dụng công nghệ vào quản trị sản xuất nói riêng và quản trị doanh nghiệp nói chung. Nhiều doanh nghiệp thậm chí đã mạnh dạn triển khai mô hình nhà máy thông minh – smart factory, không chỉ để đáp ứng các yêu cầu của vendor quốc tế mà thực tế, nhà máy thông minh còn đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp về Chất lượng – Chi phí – Tiến độ sản xuất.
Hiện nay không chỉ Samsung mà nhiều doanh nghiệp đa quốc gia khác như Honda, Canon,… cũng đã yêu cầu các nhà cung cấp phải ứng dụng công nghệ vào quản lý. Ví dụ: Honda yêu cầu các nhà cung ứng của mình phải quản lý kho bằng QR Code/Bar Code.
>>>Đọc thêm: Bí quyết quản lý kho theo QR Code của vendor cấp 1 của Honda: Goshi Thăng Long
Ứng dụng công nghệ là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng và tiến độ giao hàng. Đơn cử như ứng dụng hệ thống MES (hệ thống điều hành và thực thi sản xuất) vào quản lý sản xuất sẽ giúp theo dõi và giám sát vận hành tự động theo thời gian thực. Cùng với tính năng cảnh báo và truy xuất nguồn gốc, công tác quản lý sản xuất được đảm bảo một cách toàn diện, giúp giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm không đạt chuẩn, cải thiện thời gian gián đoạn hoạt động và đáp ứng yêu cầu chất lượng và tiến độ giao hàng. Bên cạnh đó, phần mềm cũng cho phép tính toán chi phí sản xuất thực tế dựa trên dữ liệu về nhân công, nguyên vật liệu, thời gian hoạt động của máy móc. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định được những yếu tố gây hao phí nguồn lực để từ đó tối ưu hóa chi phí và cung cấp mức giá cạnh tranh không chỉ đối với nhóm doanh nghiệp trong nước mà còn có tính chất toàn cầu.
Ứng dụng công nghệ là yếu tố then chốt để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường
Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc triển khai ứng dụng công nghệ trên toàn bộ hệ thống không phải là câu chuyện ngày một ngày hai. Đơn cử như để một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) có thể triển khai hoàn thiện trong một doanh nghiệp sản xuất với quy mô vừa, cần mất ít nhất 9 tháng đến 1 năm. Vì vậy, nếu doanh nghiệp thụ động trong việc ứng dụng công nghệ, chờ đến khi các đối tác đưa ra yêu cầu mới vội vã tìm nhà cung cấp phần mềm, rồi khảo sát hệ thống và ứng dụng thì sẽ không thể bắt kịp nhu cầu của đối tác. Vấn đề này có thể nhanh chóng được giải quyết nếu doanh nghiệp đã trang bị sẵn một hệ thống công nghệ thông tin nền tảng, có độ mở cao, dễ dàng thích ứng linh hoạt với điều kiện thực tế. Một nền tảng công nghệ thông tin vững vàng cho phép doanh nghiệp thích ứng linh hoạt với những yêu cầu của không chỉ một mà mọi khách hàng quốc tế.
Kết
Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, nếu doanh nghiệp không chủ động đầu tư đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng yêu cầu đơn hàng một cách nhanh nhất, với chất lượng và chi phí cạnh tranh, thì doanh nghiệp sẽ rất dễ tuột mất cơ hội làm ăn kinh doanh với các đối tác quốc tế….Để được tư vấn giải pháp công nghệ để chuyển đổi số doanh nghiệp ngay hôm nay hãy liên với chuyên gia của chúng tôi ngay hôm nay: 092.6886.955