Các bước cơ bản để chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Chuyển đổi số đang là xu hướng trên toàn thế giới, nhưng tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, dường như vẫn chưa thực sẵn sàng cho quá trình này.
Chuyển đổi số là xu thế không thể bỏ qua trong thời đại số hóa hiện nay
Thực trạng chuyển đổi số doanh nghiệp hiện nay
Hiện nay, vẫn có hơn 80% doanh nghiệp loay hoay trong công việc chuyển đổi số. Vậy đâu là những khó khăn và thách thức mà họ đang gặp phải?
1. Doanh nghiệp ngại thay đổi
Để tồn tại trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nổ như hiện nay, doanh nghiệp buộc phải chuyển mình, thay đổi từ cách tiếp cận, quy trình cũng như phương pháp và công cụ thực hiện để tạo ra sự đột phá trong kinh doanh. Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp tư duy lối mòn và khó có thể thoát ra mô hình kinh doanh hiện tai. Điều này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp kỹ thuật số bởi muốn thành công thì cần có những bước đột phá và các ý tưởng mới.
Các công ty nếu muốn phát triển một nền văn hóa kỹ thuật số nên có cho mình những tư duy sau: dám bắt đầu một nền văn hóa mới, xác định lại tư duy kỹ thuật số, tạo ra một cộng đồng với những con người mới, sẵn sàng bảo vệ những ý tưởng táo bạo giúp thay đổi nền văn hóa cũ.
2. Khúc mắc từ bộ máy, công nghệ
Thực tế hiện nay cho thấy rằng đa phần các doanh nghiệp thường “thờ ơ” với việc chuyển đổi số. Một phần bởi sự hạn chế về tài chính, yếu kém trong việc quản trị và trình độ. Mặt khác doanh nghiệp sẽ cần một thời gian dài cùng với sự đầu tư về tiền bạc nhân lực để có thể thay đổi được cấu trúc nội bộ cũng như hình thành hệ sinh thái mới. Chính từ bộ máy còn phức tạp, việc chuyển đổi số trở nên khó khăn hơn vì không biết bắt đầu từ đâu và làm thế nào để giải quyết các vấn đề tồn động.
Có thế thấy phần lớn các doanh nghiệp e dè chuyển đổi số bởi sự thụ động, chưa quyết liệt trong việc thay đổi bộ máy, thiếu kỹ năng và thiếu nguồn tài nguyên cần thiết, cũng như công nghệ chưa đáp ứng được nền tảng số.
3. Nhân sự chưa sẵn sàng
Sự đột phá của công nghệ và kết nối toàn cầu buộc người quản trị phải nhạy bén trong việc nắm bắt các xu thế. Người lãnh đạo cần tạo ra tầm nhìn và sự đồng thuận về chiến lược ứng dụng công nghệ trong quản trị kho để có thể đưa doanh nghiệp đi vững, bước xa. Đây cũng là rào cản trong bối cảnh hiện nay của nhiều công ty.
Đọc thêm: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Thay đổi nhỏ, lợi ích lớn
Các bước cơ bản để doanh nghiệp có thể chuyển đổi số thành công
1. Đánh giá hiện trạng và mong muốn của doanh nghiệp
Bước đầu tiên trong quy trình chuyển đổi số là nhà lãnh đạo cần phải xác định rõ về thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp và hiểu rõ những xu hướng của thị trường. Bởi chuyển đổi số là một quá trình dai dẳng và gian nan chứ không phải chỉ một hoặc hai năm. Do vậy, để thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp mang lại giá trị bền vững và lâu dài, các lãnh đạo cần dành thời gian để nghĩ đến một kết quả cuối cùng mà chuyển đổi số mang lại ví dụ như ưu tiên tăng doanh thu hay giảm thời gian vận hành.
Chuyển đổi công nghệ tác động tới mọi lĩnh vực
2. Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp
Sau khi đã có hình dung tổng quát về hiện trạng, bước tiếp theo trong quá trình chuyển đổi công nghệ là đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp. Công việc này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đáp ứng được hai yếu tố là con người và dữ liệu.
- Yếu tố con người
Đây là yếu tố quan trọng hơn cả. Bởi xét cho cùng, công nghệ cũng chỉ là một loại công cụ hỗ trợ. Công cụ dù có thông minh đến đâu mà người sử dụng không có tư duy thay đổi thì cũng không thể phát huy được tác dụng. Hay nói cách khác, sự thành công của chuyển đổi công nghệ sẽ được quyết định ngay trong tư duy và tầm nhìn từ các cấp lãnh đạo lan tỏa đến các cấp nhân viên.
- Yếu tố dữ liệu
Dữ liệu là một thành phần không thể thiếu trong việc xây dựng quá trình chuyển đổi số. Nếu tận dụng tốt, dữ liệu sẽ tạo bàn đạp giúp doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ nhanh hơn. Tuy nhiên, ngoài việc phân tích dữ liệu hiện có trong nội bộ doanh nghiệp thì các nhà điều hành cũng cần chú ý đến dữ liệu của các đối tác chiến lược cũng như đối thủ của mình. Để từ đó có một cái nhìn bao quát về chuỗi giá trị doanh nghiệp trước khi tiến vào đường đua chuyển đổi công nghệ.
3. Rà soát quy trình để đưa ra thay đổi cần thiết và lựa chọn công nghệ phù hợp
Ban quản trị không nhất thiết phải bao gồm toàn những chuyên gia về công nghệ, nhưng họ cần hiểu mình có thể đạt được những gì khi kết hợp tầm nhìn kinh doanh với sức mạnh công nghệ. Cụ thể hơn, sau khi hiểu được các dữ liệu của doanh nghiệp đang phản ánh điều gì, các lãnh đạo cần nhìn thấy được các dấu hiệu để đánh giá độ trưởng thành về quy trình của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể biết mình đang ở đâu và đã sẵn sàng cho việc chuyển đổi công nghệ hay chưa. Một lần nữa, những người đưa ra quyết định không nên dựa vào những suy luận trực quan mà cần có số liệu cụ thể và chi tiết nhất để tìm ra một hướng đi hợp lý cho doanh nghiệp.
4. Tạo ra văn hóa phản hồi mở
Chuyển đổi số không thể thành công nếu nó chỉ xuất phát từ phía lãnh đạo doanh nghiệp. Giao tiếp cởi mở là một thành phần quan trọng trong xây dựng quy trình chuyển đổi công nghệ. Phản hồi của người quản lý và nhân viên cùng đóng một vai trò quan trọng. Bởi dựa trên phản hồi này, các nhà lãnh đạo có thể thực hiện các thay đổi để tối ưu hóa hiệu quả đào tạo. Để khuyến khích phản hồi mang tính xây dựng, hãy thúc đẩy các cuộc thảo luận cởi mở, tinh thần cởi mở và cộng tác.
5. Cam kết chuyển đổi số của ban lãnh đạo và toàn thể doanh nghiệp
Để toàn bộ nhân viên trong tổ chức hiểu rằng chuyển đổi công nghệ là hoạt động quan trọng thì nhà lãnh đạo cần làm rõ rằng chuyển đổi số là một chiến lược trọng tâm của doanh nghiệp. Điều này cần phải được chứng minh thông qua các hành động, kế hoạch của công ty cũng như việc thành lập các nhóm chiến lược trong chuyển đổi công nghệ. Tất cả những điều đó báo hiệu cam kết của tổ chức trong vấn đề này.
Đọc thêm: Mô hình kiến trúc và các bước triển khai nhà máy thông minh
Giải pháp triển khai nhanh – đồng bộ – hiệu quả
Doanh nghiệp muốn vượt bão phải chuyển đổi số nhanh nhưng cũng phải chính xác. Mỗi đơn vị cần tính toán, nghiên cứu và tìm ra những giải pháp bền vững, phù hợp với năng lực công ty và phải đảm bảo có đủ nguồn lực để triển khai lâu dài, không nên sử dụng những giải pháp công nghệ tạm thời.
Với những doanh nghiệp còn đang loay hoay với việc chuyển đổi công nghệ, giải pháp 3S iFACTORY sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. 3S iFACTORY do ITG phát triển là mô hình Nhà máy thông minh “Made in Vietnam” đầu tiên trên thị trường hiện nay, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế và được điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù các doanh nghiệp sản xuất của nước ta. Việc triển khai 3S iFACTORY được kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp: tối ưu hóa hoạt động sản xuất và chất lượng sản phẩm theo thời gian thực, giảm tối đa hao phí nhân công vào các công việc nhập liệu, kiểm đếm. Ngoài ra, hệ thống còn cho phép quản lý máy móc, thiết bị tự động và có khả năng phân tích dự báo các sự cố có thể xảy ra, giúp nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định điều chỉnh kịp thời.
Để được chuyên gia tư vấn và giải đáp những thắc mắc về cách thức chuyển đổi số, doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 092.6886.855