Bản đồ chiến lược (Strategy map) là gì? Các bước tạo bản đồ chiến lược
Bản đồ chiến lược là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng và triển khai các chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. Bằng cách trực quan hóa các mục tiêu và mối quan hệ giữa chúng, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng mọi hoạt động đều hướng đến mục tiêu chung. Vậy bản đồ chiến lược là gì? Làm thế nào để xây dựng bản đồ chiến lược? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết!
Bản đồ chiến lược là gì?
Bản đồ chiến lược (Strategy Map) là công cụ trực quan hóa chiến lược doanh nghiệp, giúp các cấp lãnh đạo xác định rõ mục tiêu cốt lõi của tổ chức và mối quan hệ nhân quả giữa những mục tiêu này.

Mô hình bản đồ chiến lược Strategy Map
Strategy Map được phát triển bởi Robert Kaplan và David Norton – hai tác giả của phương pháp Balanced Scorecard, và thường được trình bày dưới dạng sơ đồ có cấu trúc phân tầng. Các mục tiêu được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới và sử dụng mũi tên kết nối để thể hiện mối quan hệ giữa các mục tiêu, tạo thành một chuỗi giá trị liên hoàn từ đầu vào đến kết quả cuối cùng.
Thông qua Strategy Map, doanh nghiệp có thể nhìn nhận rõ hơn mối quan hệ nhân quả giữa các mục tiêu. Ví dụ, các hoạt động ở tầng cơ sở (như đào tạo nhân viên, cải tiến quy trình) sẽ tác động như thế nào lên các mục tiêu ở tầng cao hơn (như tăng doanh thu, cải thiện lợi nhuận). Điều này giúp mọi thành viên trong tổ chức hiểu rõ vai trò của mình trong việc thực hiện chiến lược tổng thể. Đồng thời, giúp nhà lãnh đạo có thêm cơ sở để đánh giá hiệu quả của các sáng kiến chiến lược đã thực hiện.
Vai trò của Strategy Map đối với doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, việc áp dụng bản đồ chiến lược mang lại nhiều lợi ích thiết thực như:
Tăng cường nhận thức của nhân viên
Bản đồ chiến lược có thể áp dụng cho mọi phòng ban trong doanh nghiệp, giúp tất cả nhân viên có cái nhìn trực quan về các mục tiêu quan trọng của tổ chức và hiểu rõ vai trò của bộ phận mình trong việc đạt được những mục tiêu này. Từ đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm và cải thiện đáng kể hiệu suất công việc của nhân viên.
Phân bổ nguồn lực hiệu quả
Khi các mục tiêu được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và mối quan hệ nhân quả, người lãnh đạo có thể xác định được đâu là những mục tiêu cần ưu tiên để tập trung nguồn lực thực hiện, thay vì dàn trải nguồn lực vào những công việc ít quan trọng hơn. Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa các khoản đầu tư mà còn góp phần giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.
Cung cấp khung đo lường hiệu quả rõ ràng
Bản đồ chiến lược là xương sống của hệ thống Balanced Scorecard (BSC). Mỗi mục tiêu trên Strategy Map sẽ được gắn với các chỉ số đo lường (KPIs) cụ thể. Điều này tạo ra một hệ thống đo lường hiệu suất toàn diện, không chỉ tập trung vào các chỉ số tài chính mà còn bao gồm các yếu tố phi tài chính quan trọng khác (ví đụ: mức độ hài lòng của khách hàng, uy tín thương hiệu…). Bằng cách theo dõi các KPIs này, doanh nghiệp có thể đánh giá tiến độ thực hiện chiến lược, xác định các điểm nghẽn và đưa ra điều chỉnh kịp thời.
Xem thêm: 5 quy tắc vàng giúp quản trị doanh nghiệp hiệu quả
Các yếu tố hình thành nên bản đồ chiến lược
Strategy Map thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp qua bốn góc độ chính: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, và Học hỏi & Phát triển.

4 Yếu tố chính trong bản đồ chiến lược
- Tài chính (Financial): Tập trung vào việc tạo ra giá trị kinh tế cho doanh nghiệp. Các mục tiêu chính bao gồm tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, giá trị cổ đông, giảm chi phí…
- Khách hàng (Custome): Xây dựng mối quan hệ bền vững và mang lại những giá trị thiết thực cho khách hàng như sự hài lòng, tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng, tăng thị phần, phát triển phân khúc khách hàng mới…
- Quy trình nội bộ (Internal Business Process): Bao gồm các quy trình mà doanh nghiệp phải thực hiện tốt để tạo ra giá trị cho khách hàng và đạt được mục tiêu tài chính như quy trình vận hành, quy trình quản lý khách hàng, quy trình đổi mới…
- Học hỏi và Phát triển (Learning and Growth): Các mục tiêu liên quan đến năng lực của nguồn nhân lực, công nghệ, văn hóa tổ chức nhằm hỗ trợ các quy trình nội bộ và thúc đẩy sự đổi mới.
6 Bước xây dựng bản đồ chiến lược
Quá trình xây dựng bản đồ chiến lược Strategy Map thường được chia thành 6 bước chính:

Các bước xây dựng bản đồ chiến lược
Bước 1: Xác định tầm nhìn và chiến lược tổng thể
Trước khi đi sâu vào từng mục tiêu cụ thể, ban lãnh đạo cần thống nhất về tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu phát triển dài hạn:
- Tầm nhìn (Vision): Là mục tiêu doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai và định hướng chiến lược dài hạn để đạt được mục tiêu đó.
- Sứ mệnh (Mission): Mô tả lý do tồn tại của doanh nghiệp và mục đích hướng đến của các hoạt động kinh doanh.
- Giá trị cốt lõi (Core Values): Là những nguyên tắc, niềm tin và chuẩn mực hành vi mà doanh nghiệp coi trọng, tuân thủ.
Những yếu tố này sẽ là khung tham chiếu cho tất cả các mục tiêu chiến lược sau này của doanh nghiệp.
Bước 2: Phân tích môi trường kinh doanh
Bức tranh toàn cảnh về ngành và các xu hướng đang diễn ra sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi tạo bản đồ chiến lược, doanh nghiệp cần phân tích SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ở thời điểm hiện tại. Đồng thời, nghiên cứu các yếu tố liên quan như: Thị trường, đối thủ cạnh tranh, xu hướng ngành để đảm bảo bản đồ chiến lược phù hợp với thực tế kinh doanh.
Bước 3: Xác định chiến lược
Sau khi đã xác định tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và môi trường kinh doanh mà tổ chức đang hoạt động, ban lãnh đạo cần xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể để thể hiện rõ những mục tiêu đã đề ra.
Đối với mỗi góc độ (Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, Học hỏi và phát triển) doanh nghiệp cần xác định 3-5 mục tiêu cụ thể. Những mục tiêu này cần tuân thủ nguyên tắc SMART (Specific – Cụ thể, Measurable – Có thể đo lường, Achievable – Có thể đạt được, Relevant – Liên quan, Time-bound – Có thời hạn). Ví dụ: “Tăng doanh thu 25% trong 2 năm tới” thay vì “Tăng doanh thu”.
Bước 4: Thiết lập mối quan hệ nhân quả
Đây là bước quan trọng giúp doanh nghiệp xác định mối quan hệ nhân quả giữa các mục tiêu trong bản đồ chiến lược. Các mục tiêu có mối quan hệ nhân quả sẽ được thể hiện bằng mũi tên. Mũi tên này sẽ hướng từ mục tiêu nguyên nhân sang mục tiêu kết quả. Ví dụ, mục tiêu “Tăng thị phần” có thể là nguyên nhân dẫn đến mục tiêu kết quả “Tăng doanh thu”.
Thông qua mối quan hệ nhân quả giữa các mục tiêu, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn cách thức tạo ra giá trị cho khách hàng và thị trường, từ đó điều chỉnh chiến lược cho phù hợp và hiệu quả hơn.
Bước 5: Thể hiện các chủ đề trong bản đồ chiến lược
Doanh nghiệp có thể làm nổi bật các chủ đề trong bản đồ chiến lược bằng cách nhóm dọc các mục tiêu. Các chủ đề này chính là những định hướng quan trọng mà tổ chức muốn đạt được và thường được thể hiện thông qua các mục tiêu, giá trị hoặc sứ mệnh của tổ chức. Việc này giúp các chủ đề chiến lược được trình bày một cách rõ ràng và cụ thể, tạo cơ sở vững chắc để tổ chức dễ dàng theo dõi và triển khai các mục tiêu đã đề ra.
Bước 6: Xây dựng bản đồ chiến lược Strategy Map
Trình bày các mục tiêu và mối quan hệ nhân quả dưới dạng sơ đồ trực quan. Sử dụng các màu sắc và biểu tượng khác nhau để phân biệt các góc độ và làm nổi bật các mục tiêu ưu tiên. Đảm bảo sơ đồ dễ hiểu và có thể truyền đạt hiệu quả đến toàn bộ tổ chức.
Bước 7: Thiết lập hệ thống đo lường và theo dõi
Xác định các chỉ số KPI cho từng mục tiêu và thiết lập quy trình báo cáo định kỳ. Điều này đảm bảo bản đồ chiến lược Strategy Map không chỉ là tài liệu tham khảo mà trở thành công cụ quản lý thực tế.
Quá trình xây dựng Strategy Map cần có sự tham gia của đội ngũ lãnh đạo cấp cao và các trưởng bộ phận chính. Việc tạo sự đồng thuận ngay từ giai đoạn xây dựng sẽ tăng cường hiệu quả triển khai về sau.
Giải pháp giúp doanh nghiệp tối ưu các tầng của bản đồ chiến lược
Mặc dù bản đồ chiến lược được thiết kế theo tư duy từ trên xuống (tức là đi từ tầm nhìn chung đến các mục tiêu cụ thể), nhưng để đạt được hiệu quả thực tiễn, doanh nghiệp cần triển khai và vận hành các yếu tố theo trình tự từ dưới lên trên. Cùng với tư duy này, nhìn rộng hơn, nếu muốn áp dụng công nghệ để tối ưu các yếu tố trong bản đồ chiến lược, doanh nghiệp cũng nên áp dụng theo thứ tự từ dưới lên.
Sức mạnh công nghệ có khả năng đẩy nhanh quá trình phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lựa chọn công nghệ nào để cải thiện các yếu tố trong bản đồ chiến lược lại đặt ra nhiều thách thức cho nhà quản trị.
Để phát huy tối đa vai trò trực quan hóa của Strategy Map, giải pháp công nghệ được lựa chọn cần đảm bảo có thể vận hành và quản lý tất cả các yếu tố của bản đồ chiến lược trên cùng một nền tảng thống nhất, có khả năng kết nối các yếu tố với nhau và đo lường được hiệu quả sau khi triển khai. Vì vậy, việc áp dụng các phần mềm đơn lẻ không phải là giải pháp tối ưu. Thay vào đó, doanh nghiệp nên triển khai hệ thống all-in-one như phần mềm ERP để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Trong vô vàn giải pháp ERP trên thị trường, 3S ERP được xem là một trong những hệ thống nổi bật nhất, được nhiều doanh nghiệp lớn tin tưởng và sử dụng. Phần mềm có khả năng kết nối các tầng của bản đồ chiến lược và cung cấp dữ liệu thời gian thực để nhà quản trị theo dõi hiệu quả thực hiện chiến lược.
Giải pháp cho tầng Học hỏi và Phát triển
Module quản trị nhân sự của 3S ERP hỗ trợ doanh nghiệp quản trị và phát triển con người toàn diện, từ hội nhập, đào tạo đến quản lý, đánh giá và phát triển nhân sự. Dựa trên những thông tin được cung cấp, nhà quản lý có thể tối ưu hóa nguồn lực phù hợp với quy mô và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Một số chức năng nổi bật của module này có thể kể đến như:

Giao diện Module quản trị nhân sự 3S HXM thuộc bộ giải pháp 3S ERP
- Quản trị quy trình tuyển dụng và tài liệu đào tạo nhân sự
- Quản trị mục tiêu OKR/KPI, cung cấp dữ liệu đánh giá nhân sự đa chiều
- Quản lý hồ sơ nhân sự
- Quản lý thông tin chấm công, tính lương, phê duyệt phiếu nghỉ phép/tăng ca/đi muộn về sớm…
Giải pháp cho tầng Quy trình nội bộ
Giải pháp quản trị và hoạch định nguồn lực 3S ERP giúp kết nối toàn bộ quy trình tác nghiệp lõi của doanh nghiệp: Mua hàng, bán hàng, kho, sản xuất, tài chính kế toán… vào một hệ thống duy nhất, tự động hóa và tối ưu hóa các quy trình kinh doanh chính. Điều này giúp nhà quản trị nhanh chóng xác định “điểm nghẽn” làm ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành chung, đồng thời, dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu quả của các mục tiêu chiến lược đã thực hiện.

3S ERP giúp doanh nghiệp kết nối quy trình của tất cả các phòng ban cốt lõi trong doanh nghiệp
Ở tầng quy trình nội bộ, 3S ERP giúp doanh nghiệp:
- Quản trị tài chính – kế toán: Kết nối và đồng bộ hóa dữ liệu tài chính của tất cả phòng ban trong doanh nghiệp. Tự động hạch toán, kiểm soát dòng tiền, chi phí và công nợ theo thời gian thực, hỗ trợ đối soát và lập báo cáo tài chính nhanh chóng, chính xác.
- Quản trị mua hàng: Kiểm soát toàn diện quy trình mua hàng và quản lý quan hệ với nhà cung cấp, đảm bảo cung ứng đúng – đủ – kịp thời.
- Quản trị bán hàng: Kiểm soát quy trình bán hàng từ báo giá đến thu tiền, kiểm soát giá bán, chiết khấu và công nợ khách hàng, giúp tăng tốc xử lý đơn hàng và kiểm soát doanh thu hiệu quả.
- Quản trị hàng tồn kho: Kiểm soát tồn kho theo mã hàng, vị trí và cảnh báo tồn kho tối thiểu, giúp giảm hàng tồn, tránh thiếu hụt nguyên vật liệu.
- Quản trị sản xuất: Hỗ trợ lập kế hoạch, quản lý lệnh sản xuất, kiểm soát định mức vật tư, tối ưu hiệu suất vận hành.
- Trục kế hoạch sản xuất 3S SPS: Trực quan, tối ưu hóa và sắp xếp các điều kiện sản xuất nhằm cân bằng nhu cầu và năng lực, từ đó giải quyết triệt để bài toán lập kế hoạch và lịch sản xuất.
Giải pháp cho tầng Khách hàng
3S ERP cung cấp module mở rộng – quản trị quan hệ khách hàng 3S CRM, cung cấp cái nhìn toàn cảnh về tất cả khách hàng của doanh nghiệp: Từ lịch sử giao dịch, giai đoạn chăm sóc, tình hình công nợ đến phân tích hành vi mua hàng, tất cả thông tin đều được tập hợp và phân tích để hỗ trợ việc xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng cá nhân hóa.
Giải pháp cho tầng Tài chính
Module Tài chính kế toán của 3S ERP cung cấp báo cáo tài chính thời gian thực và các công cụ phân tích kinh doanh tiên tiến. Dashboard điều hành tích hợp cho phép lãnh đạo theo dõi tất cả các KPI quan trọng trong bản đồ chiến lược từ một giao diện duy nhất. Các báo cáo có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể và tự động gửi đến các bên liên quan theo lịch trình định sẵn.

3S ERP giúp doanh nghiệp quản trị tầng tài chính trong bản đồ chiến lược hiệu quả
Điểm mạnh của 3S ERP là khả năng tích hợp dữ liệu từ tất cả các bộ phận và tạo ra cái nhìn tổng thể về hiệu quả thực hiện chiến lược. Thay vì phải thu thập thông tin từ nhiều hệ thống khác nhau, ban lãnh đạo có thể truy cập ngay lập tức vào các chỉ số đo lường hiệu quả của bản đồ chiến lược và đưa ra quyết định kịp thời.
Bản đồ chiến lược là công cụ không thể thiếu trong việc chuyển đổi tầm nhìn chiến lược thành hành động cụ thể và kết quả đo lường được. Thông qua việc thiết lập mối quan hệ nhân quả rõ ràng giữa các mục tiêu ở bốn góc độ chiến lược, Strategy Map giúp doanh nghiệp tạo ra sự thống nhất trong toàn tổ chức và tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực. Đối với các doanh nghiệp B2B đang tìm kiếm lợi thế cạnh tranh bền vững, việc đầu tư thời gian và nguồn lực để xây dựng cách xây dựng bản đồ chiến lược phù hợp sẽ mang lại giá trị lâu dài và tạo nền tảng cho sự phát triển ổn định trong tương lai.