OKR là gì? Từ A-Z khái niệm về OKR
OKR là gì? OKR (Objectives and Key Results) là một phương thức Quản lý theo mục tiêu, được áp dụng lần đầu tiên tại Intel vào cuối năm 1970, hiện OKR đang được áp dụng tại nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới như: Google, Zynga, Twitter, LinkedIn. Mục đích của OKR là kết nối tổ chức, bộ phận và cá nhân để đảm bảo tất cả mọi thành viên tổ chức đi theo đúng hướng đã đề ra.
Cấu trúc của OKR là gì?
OKR được xây dựng xoay quanh hai câu hỏi khác nhau.
Mục tiêu (Objective): Tôi muốn đi đâu?
Kết quả then chốt (Key Result): Tôi đến đó bằng cách nào?
Objective là mục tiêu của công ty, của phòng ban hoặc cá nhân. Trong khi đó, Key Result là những bước đo lường cần thiết để đạt được mục tiêu. Hệ thống này được duy trì từ bộ máy cấp cao trong tổ chức đến từng cá nhân, tạo ra mối liên kết giữa các tầng mục tiêu tác động lên nhau và giúp mọi người có chung một chí hướng.
Ví dụ mục tiêu “Tăng lượng truy cập vào website”, qua nghiên cứu cho thấy có thể đạt được bằng ba kết quả then chốt:
+ Cải thiện xử lý lỗi 404 (Lỗi truy cập vào trang không tồn tại).
+ Ra mắt 3 chức năng mới trên website để thu hút thêm người sử dụng, kéo dài thời gian họ ở trên site, đồng thời đo lường được kết quả.
+ Cải thiện nội dung trên website
Lợi ích của ứng dụng OKR là gì trong doanh nghiệp?
● Giúp doanh nghiệp liên kết nội bộ chặt chẽ
OKR kết nối hiệu suất làm việc của cá nhân và phòng ban với mục tiêu chung của công ty. Từ đó đội ngũ quản trị có thể đảm bảo mọi người đang có chung một định hướng.
● Tập trung vào những vấn đề thiết yếu
Mô hình OKR sẽ đưa ra 3-5 mục tiêu cho mỗi cấp độ trong tổ chức, giúp công ty và nhân viên ưu tiên vào những mục tiêu hệ trọng của công ty.
● Tăng tính minh bạch
OKR sẽ xây dựng văn hoá minh bạch cho công ty, nên các nhân viên đều có thể nắm được công việc và kế hoạch của mỗi cá nhân và phòng ban.
● Trao quyền tới nhân viên
Khi đã nắm rõ hoạt động trong công ty, ban lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác, đồng thời tạo cơ hội cho nhân viên theo dõi kết quả công việc.
● Đo lường được tiến độ hoàn thiện mục tiêu
Qua các chỉ số, OKR sẽ phản ánh được các cá nhân, phòng ban và toàn thể công ty đang hoàn thiện được bao nhiêu % mục tiêu.
● Đạt kết quả vượt bậc
OKR cho phép người quản lý lãnh đạo phát huy tối đa khả năng trong công việc, giúp công ty có thể đạt những kết quả ấn tượng.
OKRS đã giúp chúng tôi tăng trưởng gấp 10 lần và thậm chí nhiều hơn thế – Larry Page- Người đồng sáng lập Google
>>>Đọc thêm: 10 cách thông minh để cải thiện hiệu suất trong công việc
Sự giống và khác biệt giữa KPI và OKR là gì?
Sự khác biệt giữa KPI và OKR?
Như vậy đặc điểm khác biệt dễ nhận biết giữa KPI và OKR như sau: KPI được áp dụng đối với những bộ phận có mục tiêu, công việc lặp đi, lặp lại liên tục theo chu kỳ cố định, đo lường được theo kết quả chính xác. Trong khi đó, OKR sẽ áp dụng đối với những trường hợp khó đo lường chính xác và không theo chu kỳ.
Khi KPI không phải là lựa chọn duy nhất, hãy kết hợp OKR!
Để đo lường và nâng cao hiệu suất của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, các nhà quản trị thường nghĩ đến việc áp dụng KPI. Nhiều doanh nghiệp đã bỏ chi phí rất lớn, thuê đơn vị tư vấn xây dựng bộ KPI.
Tuy nhiên trên thực tế KPIs không phải là một công cụ vạn năng có thể giải quyết mọi bài toán đo lường, tối ưu hiệu suất nhân viên của doanh nghiệp. Đó cũng không phải là công cụ duy nhất, hãy nghĩ ngay đến OKR!
Doanh nghiệp không thể hoạt động hiệu quả khi thiếu đi kế hoạch và sự đo lường. Tổng thống Dwight D. Eisenhower từng nói: “In preparing for battle I have always found that plans are useless, but planning is indispensable.” (Kế hoạch rất vô dụng, nhưng kế hoạch là thứ không thể thiếu). Ý nghĩa quan trọng của một kế hoạch là làm rõ những câu trả lời về tương lai của doanh nghiệp bạn. Nhưng nó không bất biến. Rốt cuộc, cuộc sống thay đổi nhanh chóng và chúng ta cần thay đổi cùng với nó. Đó là lý do tại sao chúng ta – những nhà quản trị doanh nghiệp cần xem xét và điều chỉnh kế hoạch và phương pháp đo lường sao cho phù hợp với thực tế đang diễn ra. Một công ty thế hệ mới phát triển trong thời đại mới với sự cạnh tranh khốc liệt cần sự năng động và biến đổi liên tục.
Nhà quản trị có thể tinh tế và uyển chuyển kết hợp cả OKR và KPI. Dù là OKR hay KPI, phần mềm quản lý nhân sự 3S HRM sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực không thể thiếu giúp doanh nghiệp theo sát từng hoạt động chuyển biến của nhân viên trong thời kỳ công nghệ số. Thông tin mục tiêu, các chỉ số, % hoàn thành, trạng thái tiến độ sẽ được cập nhật trên phần mềm. Dù ở bất kỳ nơi đâu, dù là nhà quản lý, hay nhân viên, chúng ta cũng có thể dễ dàng bám sát mục tiêu, công việc.
>>>Đọc thêm: Phần mềm nhân sự cần có các chức năng gì?
Tag: OKR là gì