bài Viết

Balanced scorecard (BSC) là gì? Ứng dụng mô hình quản trị Thẻ điểm cân bằng trong doanh nghiệp

04/01/2023

Hiện nay, thuật ngữ Balanced scorecard (BSC) đang dần trở nên phổ biến và trở thành một trong những công cụ quản lý hữu hiệu cho doanh nghiệp  Vậy, BSC là gì? Ứng dụng mô hình quản trị Thẻ điểm cân bằng trong sản xuất sao cho hiệu quả? Cùng ITG tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

BSC (Balanced scorecard) là gì? 

Trong tiếng Việt, thuật ngữ BSC có thể được hiểu là “thẻ điểm cân bằng”. Đây là một hệ thống quản lý có nhiệm vụ quản trị các mô hình chiến lược của doanh nghiệp từ những hệ thống cơ bản nhất, hỗ trợ và theo dõi trong suốt quá trình hình thành, triển khai cho tới khi hoàn thành chiến lược và đo lường nó. 

Được công bố lần đầu tiên vào năm 1992, BSC là công trình nghiên cứu của hai Giáo sư Đại học Harvard là Robert S. Kaplan và David Norton. Khi nghiên cứu, 2 giáo sư đã phát hiện rất nhiều công ty có khuynh hướng quản lý doanh nghiệp chỉ dựa đơn thuần vào chỉ số tài chính. Tuy nhiên, trong thế giới kinh doanh hiện nay , doanh nghiệp cần quản lý dựa trên một bộ các chỉ số đo lường tốt và hoàn thiện hơn.

Sự hiệu quả của BSC đã giúp nó nhanh chóng được áp dụng phổ biến bởi các doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận khắp nơi trên thế giới. 

BSC Balanced scorecard là gì

Bốn khía cạnh của mô hình BSC Balanced scorecard

Mô hình BSC bao gồm bốn yếu tố là thước đo cho sự hiệu quả trong quy trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng được sắp xếp theo một trật tự nhất định và hoạt động dựa trên kế hoạch đặt ra từ trước.

4 khía cạnh của BSC

1. Thước đo tài chính

Thước đo tài chính sẽ gồm các yếu tố về chi phí cố định, doanh thu, lợi nhuận. Trước đây, chúng được coi là phương tiện duy nhất để xác định sự hiệu quả trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường, chỉ số này lớn sẽ đồng nghĩa với việc hoạt động doanh nghiệp ổn, ngược lại với chỉ số lợi nhuận thấp đồng nghĩa với việc hiệu quả hoạt động không cao. 

Trong khía cạnh về tài chính, giáo sư Kaplan và Norton đưa ra ba giai đoạn của chiến lược kinh doanh:

  • Tăng trưởng: đây là công đoạn gắn với giai đoạn đầu của chu kỳ sản phẩm, doanh nghiệp cần dành nhiều thời gian để phát triển yếu tố này.
  • Duy trì: Trong giai đoạn này doanh nghiệp vẫn cần đầu tư và tái đầu tư nhưng đòi hỏi tỷ suất hoàn vốn cao hơn, đồng thời tập trung vào duy trì thị phần hiện tại.
  • Thu hoạch: Trong giai đoạn này, doanh nghiệp chỉ cần đầu tư để duy trì năng lực hiện tại và không nên mở rộng hoạt động kinh doanh.

Trong mỗi giai đoạn, doanh nghiệp có thể tập trung vào một hoặc kết hợp các chủ đề tài chính:

  • Chiến lược tăng trưởng doanh thu: doanh nghiệp cần mở rộng dòng sản phẩm/dịch vụ, tăng ứng dụng mới, cải thiện giá trị mang lại, từ đó gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
  • Chiến lược tăng năng suất: Tăng năng suất và giảm chi phí bình quân luôn là 2 yếu tố chiến lược mà mỗi công ty đều chú ý. 
  • Chiến lược đầu tư và khai thác tài sản đầu tư: Giảm mức vốn lưu động, tăng số ngày phải trả, rút ngắn số ngày phải thu, khai thác tài sản cố định số ngày tồn kho… tăng quy mô hoặc/và tăng năng suất.

Thực ra, đây là một ý kiến khá chủ quan, trong kỷ nguyên hiện đại hoá, tài chính không còn là thước đo duy nhất mà doanh nghiệp cần quan tâm nữa. Yếu tố tài chính chỉ thể hiện được một mảnh ghép trong bức tranh tổng thể. Vì vậy, bạn cần lưu tâm 3 yếu tố còn lại của Thẻ điểm mô hình.

2. Thước đo khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng chính là một chỉ số ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty. Khi khách hàng hài lòng với giá trị của doanh nghiệp, khả năng họ quay lại sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sẽ lớn hơn. Điều này sẽ cải thiện niềm tin đối với thương hiệu và làm tăng doanh thu của công ty. 

Doanh nghiệp có thể dựa trên bộ câu hỏi sau để nhận định về mức độ hài lòng của khách hàng:

  • Ai là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp?
  • Mức hứng thú với các sản phẩm hay dịch vụ của công ty có lớn không?
  • Phần trăm phản hồi sau khi sử dụng sản phẩm là bao nhiêu?
  • Tỷ lệ phản hồi tích cực và tiêu cực sau khi mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ là bao nhiêu?
  • Khách hàng đánh giá sản phẩm, dịch vụ của bạn như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh như thế nào.

3. Thước đo hoạt động nội bộ 

Một  công ty có thể hoạt động vững vàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống hoạt động trong nội bộ của họ. Với việc tổ chức và quản lý hành động nội bộ tốt và ổn định, doanh nghiệp có thể tự tin phát triển theo định hướng đã đặt ra.

Vì vậy, doanh nghiệp cần rà soát lại các quy trình nội bộ của công ty để tìm ra đâu là bộ phận đã làm tốt và đâu là những bộ phận làm việc kém hiệu quả. Từ đó, bạn có thể cải thiện các lỗ hổng trong quá trình hoạt động nội bộ và tiến hành các chiến lược phát triển mới hiệu quả hơn.

4. Thước đo học tập & phát triển

Một trong những yếu tố quyết định đến nền tảng phát triển doanh nghiệp là chất lượng nguồn nhân sự. Khi nói về thước đo học & tập phát triển, chúng ta không thể xác định số lượng chính xác và giới hạn cuối cùng cho thước đo này; kiến thức hay kinh nghiệm mà mỗi lao động có thể trau dồi là vô hạn, vậy nên doanh nghiệp luôn cần đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên song hành với sự tiến bộ không ngừng của khoa học – công nghệ.

BSC (Balanced scorecard) mang lại những lợi ích gì dành cho doanh nghiệp

  • BSC Balanced scorecard giúp diễn giải tầm nhìn và chiến lược theo một khung kế hoạch thống nhất

Do Thẻ điểm cân bằng cung cấp một bộ khung liên kết mối quan hệ giữa các yếu tố cùng chung mục tiêu với nhau, vì vậy hệ thống đóng vai trò tổng thể và toàn diện trong việc xây dựng nền tảng để doanh nghiệp hoạch định các chiến lược về trung và dài hạn. 4 yếu tố trong BSC chính là các mảnh ghép quan trọng trong việc đưa ra quyết định về các hướng phát triển sau này của doanh nghiệp. 

  • BSC Balanced scorecard giúp cải thiện truyền thông doanh nghiệp

Khi đã có một kế hoạch hay chiến lược hoàn chỉnh, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc triển khai kế hoạch truyền thông hay quảng bá thương hiệu của họ. Tại yếu tố này, mô hình giúp doanh nghiệp và nhân viên của họ hiểu rõ về hướng phát triển của công ty, từ đó từng bước phát triển doanh nghiệp một cách bền vững và hiệu quả hơn.

  • Liên kết các dự án trong công ty một cách chặt chẽ

Sau khi xây dựng một nền móng vững cho chiến lược phát triển công ty, BSC sẽ giúp doanh nghiệp quản lý mọi dự án nhỏ lẻ và liên kết chúng một cách chặt chẽ. Nhờ vậy, bạn có thể tự tin doanh nghiệp của mình đang đi đúng hướng mà không bị lãng phí bất kỳ nguồn lực nào.

  • Cải thiện hiệu suất làm việc của doanh nghiệp

Thẻ điểm cân bằng cung cấp một cái nhìn tổng quan và toàn diện về hệ thống làm việc của công ty. Điều này giúp cho việc báo cáo trở nên gọn gàng hơn, với các nội dung được chia sẻ rõ ràng vào các vấn đề trọng tâm nhất.

Bản đồ chiến lược (Strategic Map) trong mô hình BSC Balanced scorecard

Bản đồ chiến lược là một mô hình đơn giản cho thấy mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả giữa các mục tiêu chiến lược. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong phương pháp Thẻ điểm cân bằng.

Lập bản đồ chiến lược có thể cải thiện đáng kể bất kỳ nỗ lực truyền thông hay chiến lược nào. Hầu hết chiến lược phát triển của doanh nghiệp sẽ được thể hiện dưới dạng văn bản và diễn tả bằng một bài giải thích. Điều này vô tình có thể làm nhân viên của bạn chưa hiểu và mức độ thống nhất về thông tin chưa đạt được yêu cầu như mong đợi. Việc phát triển và áp dụng một bản đồ chiến lược sẽ hỗ trợ doanh nghiệp truyền đạt mục tiêu của họ bằng các thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu. 

bản đồ chiến lược

Ví dụ dưới đây cho thấy cách một doanh nghiệp có thể tổ chức các mục tiêu chiến lược của họ dựa trên bốn quan điểm của BSC. Mũi tên được sử dụng để minh họa mối quan hệ nhân quả giữa các mục tiêu. Bằng cách đi theo con đường của các mũi tên, bạn có thể thấy các mục tiêu ở các quan điểm thấp hơn thúc đẩy sự thành công của các mục tiêu cao hơn. Những mối quan hệ nhân quả này là trọng tâm của ý tưởng lập kế hoạch và quản lý chiến lược với Thẻ điểm cân bằng. Nếu bạn nâng cao kiến thức và kỹ năng của nhân viên, cùng với đó cải tiến các công cụ và công nghệ, bạn sẽ dễ dàng tăng hiệu quả quy trình và giảm thời gian của chu kỳ sản xuất

Các bước thiết lập mô hình BSC trong doanh nghiệp

Bước 1: Kiểm soát dữ liệu trong mô hình 

Để triển khai mô hình BSC trong doanh nghiệp, bạn sẽ cần dành nhiều thời gian, công sức để đo lường tất cả mọi thứ trong hệ thống cũng như quy trình làm việc của doanh nghiệp. Hãy xác định rõ chiến lược phát triển của doanh nghiệp, và điều tra những dữ liệu có giá trị, điều này sẽ giúp bạn tư duy dễ dàng hơn về cách đặt dữ liệu doanh nghiệp vào BSC.

Bước 2: Đo lường và đánh giá các mục tiêu trong mô hình Thẻ điểm cân bằng

Để đo lường và đánh giá các yếu tố hiệu quả, bạn nên quy định chi tiết hiển thị tương ứng cho tình trạng từng mục tiêu. Qua đó, người quản lý doanh nghiệp sẽ xem xét báo cáo, từ đó đánh giá tình trạng của từng mục tiêu đang ở mức nào. 

Nhằm hạn chế việc gắn nhầm mác cho các mục tiêu và gây ảnh hưởng đến kết quả đo lường, việc đánh giá cần được thực hiện một cách trung thực, khách quan và chính xác.

Bước 3: Gán KPI với các yếu tố mục tiêu tương ứng

Các thước đo hiệu suất (KPIs) được sử dụng để xác định tình trạng thực hiện mục tiêu công việc của mỗi cá nhân trong tổ chức. Mô hình BSC và các thước đo hiệu suất liên kết với nhau một cách chặt chẽ, mô hình Thẻ điểm cân bằng là công cụ được dùng để quản lý chiến lược dựa trên dữ liệu đã điều tra được và thước đo hiệu suất (KPI) sẽ “thúc đẩy các kết quả mà doanh nghiệp mong muốn.

Trong bước này, doanh nghiệp cần đặt KPI tương ứng với các yếu tố mục tiêu dựa trên tình hình thực tế đã được đo, từ đó đánh giá và đưa ra hướng đi nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Tìm hiểu thêm về KPI sản xuất – Kim chỉ nam cho doanh nghiệp và bộ 6 chỉ số KPI tiêu biểu cho lĩnh vực sản xuất

Bước 4: Kết nối các yếu tố mục tiêu

Để các mục tiêu luôn có sự thống nhất, doanh nghiệp có thể gộp nhiềumục tiêu lại thành nguyên nhân của một mục tiêu khác, kết nối nhiều mục tiêu để tạo nên một mục tiêu lớn. Để đưa doanh nghiệp phát triển bền vững, tất cả các bộ phận cần thực hiện đúng chiến lược của BSC. 

Mô hình BSC (Balanced scorecard) là một công cụ quản trị cực kỳ hiệu quả để cải thiện tình hình hiện tại và định hướng doanh nghiệp tới các mục tiêu quan trọng và khả thi hơn. Nếu bạn đang cần tối ưu hóa quy trình sản xuất bằng các giải pháp chiến lược về chuyển đổi số, hãy liên hệ ngay Hotline: 092.6886.855 để được tư vấn bởi chuyên gia của chúng tôi.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng