bài Viết

Top 5 ứng dụng của IIoT trong sản xuất

22/03/2022

Thực tiễn phát triển của công nghệ hiện nay cho ta thấy, IoT và ứng dụng của nó trong doanh nghiệp sản xuất đang đóng vai trò trụ cột của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Các nhà sản xuất toàn cầu đang đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống IoT để kết nối thiết bị, máy móc nhằm nâng cấp các nhà máy hiện có thành nhà máy thông minh. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, trong vòng 3-4 tháng thực hiện đưa vào ứng dụng của IIoT, các đơn vị sản xuất đã nâng cao 24% hiệu suất thiết bị tổng thể, giảm 16% lỗi sản phẩm, tăng 12 điểm sử dụng lao động và tăng 10% sản lượng dây chuyền sản xuất.

ứng dụng của IIoT

Đọc thêm: Quản lý và theo dõi tiến độ sản xuất

Top 5 Ứng dụng của IIoT trong sản xuất

  1. Thu thập dữ liệu thời gian thực

Các thiết bị IIoT có khả năng giao tiếp máy móc – máy móc (M2M: Machine to Machine) và các dữ liệu thu thập từ cảm biến… Điều này giúp doanh nghiệp có thể cập nhật dữ liệu theo thời gian thực một cách tổng quan hơn về mức tiêu thụ điện năng, hoạt động dừng máy, năng suất của từng máy…để ra quyết định bảo trì, thay thế sớm, tránh tình trạng thiết bị hỏng rồi mới thay làm giảm hiệu suất sản xuất.

  1. Bảo trì dự đoán

IIoT kết nối và thu thập dữ liệu về nhiệt độ, độ rung, điện áp, dòng điện, … Loại dữ liệu này phép dự đoán trước tình trạng của máy móc, xác định các dấu hiệu cảnh báo, truyền cảnh báo và kích hoạt các quy trình sửa chữa tương ứng. Bằng cách này, IIoT biến bảo trì thành một hoạt động tự động với tốc độ cập nhật cao, có thể dự báo trước một thời gian dài trước khi lỗi phát sinh, giúp tiết kiệm chi phí so với các biện pháp phòng ngừa truyền thống.

Việc thu nhận dữ liệu hợp lệ từ máy móc giúp các nhà quản lý có thể lập kế hoạch hoạt động bảo trì kỹ lưỡng, duy trì hệ thống vận hành liên tục khi công nhân đang thực hiện các hoạt động sản xuất và đảm bảo máy móc luôn hoạt động với công suất tối ưu nhất. Ứng dụng IIoT có thể giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị, góp phần bảo đảm an toàn cho nhà máy và giảm thiểu rủi ro tai nạn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Ví dụ: nếu máy móc không hoạt động ở điều kiện thuận lợi hoặc sắp hỏng hóc, các cảm biến được kết nối có thể xác định sự cố tiềm ẩn và gửi đề xuất yêu cầu dịch vụ bảo trì cho nhà quản trị. IoT đưa phương pháp bảo trì truyền thống lên một cấp độ cao hơn, từ thụ động sang chủ động. Điều này giúp các nhà sản xuất tiết kiệm trăm triệu đồng cho những sửa chữa và thay thế không chính đáng.

Đọc thêm: 5 thách thức hàng đầu khi triển khai IIoT

  1. Giám sát tài sản

Nhiệm vụ chính của việc theo dõi nằm ở việc giám sát các tài sản quan trọng trong nhà máy, như máy móc thiết bị, các thành phần của chuỗi cung ứng (nguyên vật liệu và thành phẩm) nhằm hỗ trợ tối ưu hoá khâu vận hành logistics, đảm bảo việc tránh dư thừa trữ lượng hàng trong kho, phát hiện ra các hành vi trộm cắp và vi phạm. Kiểm soát tài sản nhờ ứng dụng của IIoT giúp các nhà sản xuất tính toán việc sử dụng các thiết bị di động và đưa ra các biện pháp để rút ngắn thời gian nhàn rỗi, nâng cao hiệu quả sử dụng.

Cảm biến môi trường được kết nối với IIoT giúp doanh nghiệp giám sát các điều kiện như rung động, nhiệt độ, độ ẩm… Chính vì vậy, ngay khi có các tác động tiêu cực đến hoạt động hoặc gây hao mòn quá mức cho thiết bị, IIoT sẽ lập tức phát ra cảnh báo tới bộ phận quản lý sản xuất nhằm có phương án xử lý tức thời.

  1. Giao diện dễ sử dụng hơn

IIoT được kết nối cho phép người vận hành, kỹ sư và người quản lý giám sát dữ liệu thông qua HMI (giao diện người-máy). HMI trực quan hơn nhiều, đặc biệt là đối với nhân sự không có trình độ kỹ thuật cao. Các giao diện này cũng tập trung dữ liệu từ các nguồn khác nhau. Do đó, nhân viên có thể sử dụng thành thạo các công cụ mà không cần đào tạo chuyên sâu hoặc không cần phụ thuộc vào nhân viên CNTT.

  1. Giám sát quá trình và hành vi

Dữ liệu được IIoT thu thập từ các thiết bị cho phép người quản lý nắm bắt chặt chẽ hơn về hiệu suất của nhân viên. Với dữ liệu này, họ có thể xác định các điểm tắc nghẽn và các khu vực cần cải thiện. Sử dụng thông tin này, các kỹ sư quy trình có thể thực hiện phân tích nguyên nhân gốc rễ để xác định những cải tiến nào có thể được thực hiện (và sử dụng dữ liệu này làm điểm chuẩn để đo lường sự cải thiện).

Lợi ích của ứng dụng của IIoT trong sản xuất

  • Tối ưu hóa thời gian vận hành của máy móc

Theo Khảo sát Internet công nghiệp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, việc tối đa hóa sử dụng tài sản (ở đây được hiểu là máy móc thiết bị) được xếp hạng là lý do hàng đầu để áp dụng công nghệ. 79% số người được hỏi cho rằng, đây là lý do “cực kỳ quan trọng” hoặc “rất quan trọng” thúc đẩy ứng dụng sớm IoT.

Từ việc kết nối với các PLC tinh vi có khả năng xử lý tự động đến tích hợp các thiết bị cảm ứng ánh sáng, rung,… vào các máy móc dòng cũ hơn, IoT công nghiệp đang cách mạng hóa việc quản lý vận hành thiết bị. Các thông tin thu thập được từ hệ thống IoT cho các phần mềm quản trị cấp cao hơn cơ sở để phân tích dữ liệu vận hành một cách tự động, tạo ra các chỉ số hiệu suất chính (KPI) và đo đạc hiệu xuất thiết bị tổng thể trong thời gian thực. Với IoT và ứng dụng của nó, lần đầu tiên, các nhà sản xuất quy mô vừa và nhỏ có thể truy cập và phân tích hoạt động để tối ưu hóa tối đa khả năng sử dụng máy móc thiết bị theo cách mà các ‘ông lớn’ vẫn thường làm.

  • Kết nối thông minh

Việc kết nối có thể thực hiện qua mạng không dây (Wifi), mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G, 5G), Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại… Các thiết bị được kết nối có thể là điện thoại thông minh, cánh tay robot, cobot, chuyền sản xuất và rất nhiều máy móc khác. Theo đó, máy móc và thiết bị lúc này có thể nhận biết và phản hồi lại môi trường xung quanh, tự điều khiển mà không cần kết nối mạng.

Ngoài ra, ứng dụng kết nối thông minh của IIoT còn có thể giúp các thiết bị, máy móc, phần mềm thu thập và phân tích các dấu vết hành động của việc sản xuất như thời gian máy chạy, sản lượng mỗi máy, thao tác của công nhân trên từng máy, nhiệt độ môi trường… Điều này rất quan trọng, giúp cho hệ thống phát triển một cách linh hoạt và đạt hiệu quả tương tác ngày càng cao hơn theo thời gian.

ứng dụng của IIoT

  • Nền tảng xây dựng nhà máy thông minh

IIoT là đại diện cho tầng kết nối với khả năng ưu việt đó là gia tăng hiệu quả, tầm ảnh hưởng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các tổ chức. Những kết nối nhạy bén từ các thiết bị trong nhà máy mà không cần sự can thiệp của con người chính là điểm nổi bật mà IIoT đem lại trong nhà máy.

Theo đó, IIoT có nhiệm vụ sử dụng cảm biến để thu thập thông tin tình trạng máy móc, thống kê sản lượng sản xuất của thiết bị theo thời gian thực. Nếu như không có IIoT, mỗi nhà máy không thể truy xuất được thông tin nhà xưởng, máy móc, từ đó, không thể phân tích một cách chính xác hiệu quả hoạt động sản xuất.

Việc triển khai giải pháp nhà máy thông minh có sự tích hợp IIoT sẽ cho phép nhà máy tạo ra dòng chảy dữ liệu thông suốt, tạo điều kiện cho các bộ phận chức năng cải thiện và tối ưu hóa bài toán S-Q-C-D(Speed – Quality- Cost- Delivery) . Cùng với đó là tính năng cảnh báo sự cố bất thường, góp phần làm giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm không đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu chất lượng cao của các đối tác trong – ngoài nước.

Thấu hiểu điều đó, kết hợp với những đột phá của kỷ nguyên số, Công ty CP Công nghệ ITG đã xây dựng và phát triển giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY với mục tiêu góp phần thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện cho nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn trong nước cũng như các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Ưu điểm của giải pháp 3S iFACTORY nằm ở sự kết nối chặt chẽ giữa công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT). Kế thừa tinh hoa từ mô hình chuẩn quốc tế ISA-95 và tích hợp những thành tựu của CMCN 4.0 như AI, Big Data, IIoT,…, giải pháp giúp kiểm soát mọi nguồn lực từ tầng xưởng sản xuất (shopfloor) đến tầng chiến lược (top floor) thông qua việc tự động hóa các tác nghiệp trung gian, tăng năng suất lao động, giảm thời gian công sức làm việc thủ công và giấy tờ.

ung-dung-cua-iiot

Kiến trúc giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY

Công nghệ hiện đại và việc sản xuất hàng loạt khiến cho việc tiếp cận IoT và ứng dụng nó trong hoạt động sản xuất thực tế trở nên dễ dàng hơn, kể cả đối với các doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và nhỏ. Trong khi những hiệu quả của việc ứng dụng IoT là không phải bàn cãi, câu hỏi đặt ra là, liệu doanh nghiệp sản xuất Việt đã sẵn sàng? Để nhận được tư vấn về quy trình triển khai, ứng dụng IoT, doanh nghiệp có thể liên lạc với chuyên gia của chúng tôi qua số hotline: 0926886855

Tags: IIOTIOT
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng