bài Viết

5 thách thức hàng đầu khi triển khai IIoT

23/03/2022

Những năm gần đây, đổi mới công nghệ đã trở thành xu thế không thể đảo ngược. Chính điều này đã buộc các doanh nghiệp sản xuất phải thích ứng với những cách thức hoạt động mới, liên quan đến sự chuyển đổi kỹ thuật số mà đại diện chính là Internet Vạn vật trong công nghiệp (IIoT). Nhưng thực tế, rất nhiều các đơn vị đang phải đối mặt các khó khăn nghiêm trọng khi bắt đầu triển khai IIoT.

Trong bài viết này, ITG sẽ chỉ ra 5 thách thức hàng đầu mà các doanh nghiệp và đối tác của chúng tôi gặp phải khi triển khai IIoT.

triển khai IIoT

Đặt vấn đề

Ước tính đã có gần 27 tỷ thiết bị sử dụng IIoT trên thế giới tính đến tháng 8/2019 và con số này dự kiến sẽ tăng lên 75 tỷ vào năm 2025. Hiện có khoảng 8,4 tỷ thiết bị kết nối trên khắp thế giới, bao gồm cả việc cộng tác dữ liệu tại các khu vực sản xuất.

Dù không cao như ước đoán trước đó của giới chuyên gia, song ý nghĩa của IIoT không chỉ ở việc thu thập và lưu trữ dữ liệu.

Thay vào đó, tầm quan trọng của IIoT đó là giúp những công nghệ như phần mềm MES mạng viễn thông 5G, công nghệ cảm biến và điện toán biên (edge computing) trở nên thực sự hiệu quả. Từ các luồng dữ liệu trên, các doanh nghiệp có thể thiết lập một hệ thống phân tích dựa trên thời gian thực – mạng lưới chuyển tải nhanh chóng và hiệu quả khối dữ liệu lớn trong thời gian ngắn nhất có thể. Để từ đó người dùng có thể đưa ra hành động thích hợp.

Có thể thấy, IIoT đang tác động vô cùng mạnh mẽ tới mọi ngóc ngách của nền sản xuất và dự kiến tác động đó sẽ càng tăng mạnh trong năm 2022. Chính điều này đã khiến doanh nghiệp không thể bỏ qua xu thế này.

Mặc dù, theo nghiên cứu của Trường Kinh doanh Harvard năm 2019, những doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi công nghệ kỹ thuật số đã tăng trưởng trung bình 55% tổng lợi nhuận trong giai đoạn ba năm, vẫn còn những công ty tăng trưởng chậm hoặc thậm chí không có sự tăng trưởng trong cùng thời kỳ. Lý do là bởi chính các đơn vị kể trên đang còn gặp vô vàn thách thức trong hành trình chuyển đổi kỹ thuật số. Mà dưới đây là 5 thách thức chính.

Những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt khi sử dụng IIoT

  1. Chi phí đầu tư cao

Để có thể triển khai hệ thống IIoT, doanh nghiệp buộc phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm cho phép các thiết bị giao tiếp tự do. Không những vậy, để có sự ổn định lâu dài, doanh nghiệp phải xây dựng một cấu trúc kết nối có tính bền vững. Mức phí đầu tư cơ sở hạ tầng phụ thuộc vào số lượng thiết bị cũng như chính không gian khu vực sản xuất của doanh nghiệp. Đây cũng chính là khoản đầu tư rất lớn khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn.

Không những vậy, để hệ thống IIoT có thể hoạt động một cách hiệu quả, doanh nghiệp cũng cần đâu từ khoản chi phí kết nối nhằm đảm bảo việc liên thông lượng dữ liệu phủ trên diện rộng. Việc đầu tư khoản phí kết nối là vô cùng quan trọng khi nó giúp cho nhà máy tránh tình trạng lỗi phần mềm, sự cố máy chủ, độ trễ mạng và các thách thức về bảo mật khác…

  1. Kết nối

Tại 85% nhà máy trên toàn thế giới, máy móc không được kết nối và không thể thu thập cũng như cung cấp dữ liệu, từ đó không thể truyền về trung tâm để phân tích. Một trong những lý do chính là vì:

  • Các thiết bị có tuổi thọ từ 30-60 năm, không thể tương thích các công nghệ kỹ thuật số hiện đại;
  • Số lượng thiết bị được kết nối tăng cao, thế nhưng phạm vi phủ sóng của internet còn thấp hoặc chất lượng băng thông không đảm bảo.

Đọc thêm: Kiến trúc hệ thống IIoT

  1. Vấn đề bảo mật và an toàn dữ liệu

Với một thế giới kết nối như hiện nay thì việc chỉ ra các điểm yếu của thiết bị là điều vô cùng dễ dàng. Đối với các thiết bị cá nhân có khả năng kết nối Internet thì vấn đề về an ninh, bảo mật thông tin lại là mối quan tâm hàng đầu. Khả năng giao tiếp tự động của các thiết bị IIoT làm cho việc đảm bảo sự riêng tư khó khăn hơn rất nhiều. Trong khi đó, bất kỳ cuộc tấn công nào vào hệ thống IIoT cũng khiến dữ liệu bị tổn hại nghiêm trọng, từ đó gây ra thiệt hại vật chất lớn cho máy móc và khiến toàn bộ hoạt động sản xuất của nhà máy rơi vào bế tắc.

  1. Phân tích dữ liệu

Do công nghệ ngày càng phát triển, nhiều ứng dụng IIoT hơn có thể sẽ giúp các doanh nghiệp tăng trưởng, đặc biệt trong những lĩnh vực như thu thập dữ liệu, phân tích, và trực quan hóa thông tin. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ trên, một hệ thống IIoT phức tạp sẽ bao gồm cảm biến, cổng IoT, giao diện người dùng và các công cụ phân tích dựa trên đám mây… giúp chuyển đổi dữ liệu thô từ các máy móc thành thông tin chi tiết có thể sử dụng được.

Việc phân tích dữ liệu là rất quan trọng để đảm bảo lượng dữ liệu khổng lồ có thể xử lý liên tục mỗi phút. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng vào đầu tư số lượng cảm biến, hệ thống nhúng, thiết bị kết nối, và đặc biệt là phần mềm quản lý sản xuất MES để tăng tốc phân tích và xử lý dữ liệu lớn… Điều này khiến doanh nghiệp khó tiếp cận mạng lưới chuỗi giá trị ngày càng tăng theo chiều ngang và chiều dọc. Bên cạnh đó, nhiều nhà máy còn thiếu một chuyên gia xử lý dữ liệu để có thể định hướng nguồn tài nguyên vàng cho chính mình.

  1. Khả năng vận hành hệ thống

Việc thiếu vắng các nhân viên kỹ thuật đang ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp trong việc đạt được các mục tiêu của hệ thống IIoT. Bởi, đối với các giải pháp kỹ thuật số hiện đại, luôn cần tới đội ngũ nhân viên kỹ thuật có khả năng vận hành thành thạo cũng như nắm bắt chặt chẽ quy trình hoạt động của hệ thống. Nếu không khi sự cố xảy ra, công ty sẽ không có khả năng giải quyết sự cố, cũng như gia tăng sự phụ thuộc vào phía triển khai… Điều này khiến việc áp dụng IoT bị đình trệ.

Mẹo để đưa IIoT vào Doanh nghiệp sản xuất:

Các tổ chức phải có những điều sau đây để có thể kích hoạt một cách thành công hệ thống IIoT:

  • Máy móc được trang bị cảm biến, cho phép thu thập và tổ chức dữ liệu.
  • Các hệ thống điện toán đám mây hoặc điện toán biên mạnh mẽ có thể lưu trữ và xử lý dữ liệu trong thời gian thực.
  • Hệ thống phân tích nâng cao cho phép tổ chức trích xuất và phân tích dữ liệu từ mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng.
  • Nhân viên có kiến ​​thức sâu rộng về hệ thống IIoTvà các công nghệ hiện đại khác cũng như am hiểu bài toán của tổ chức.

Với cương vị là người tiên phong trong triển khai các giải pháp chuyển đổi số, chúng tôi gợi ý một số lưu ý khi triển khai hệ thống IIoT tại nhà máy:

  • Tìm các chuyên gia phù hợp về doanh nghiệp của bạn. Cho dù bạn có lựa chọn hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ, thuê mới hoặc nâng cấp nhân sự nhằm tự triển khai hệ thống IIoT… đều đòi hỏi doanh nghiệp tìm kiếm các chuyên gia giàu kinh nghiệm, thực sự hiểu vấn đề của tổ chức. Chỉ khi thế, doanh nghiệp bạn mới có thể được đáp ứng tốt các nhu cầu và mong muốn đã đề ra.
  • Luôn theo sát quá trình triển khai của đối tác. Có các biện pháp kiểm soát phù hợp có thể giúp doanh nghiệp của bạn loại bỏ các sai lầm hay sự không phù hợp trong suốt quá trình xây dựng hệ thống IIoTư. Để thực hiện tốt điều này, các bên cần vạch rõ ràng lộ trình triển khai hệ thống IIoT ngay từ đầu.
  • Tích hợp dữ liệu đúng cách. Các tổ chức cần tìm ra cách tích hợp hệ thống IIoT trong kiến ​​trúc hiện tại của mình với các phần mềm như ERP, MES… Việc này đảm bảo rằng các giải pháp có thể hoạt động liền mạch với nhau để hình thành nên một bức tranh thống nhất về tình hình của doanh nghiệp.

Nền sản xuất hiện đại buộc doanh nghiệp phải ứng dụng các giải pháp kỹ thuật số nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Những khó khăn khi triển khai hệ thống IIoT nói riêng và hành trình chuyển đổi số nói chung của doanh nghiệp sẽ được hạn chế phần nào các khó khăn nếu như bạn tìm đúng một đối tác phù hợp với mình. Để được kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong triển khai giải pháp quản trị tiên tiến, doanh nghiệp hãy liên hệ tới hotline: 092.6886.855

Tags: IIOTIOT
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng