Triển khai giải pháp nhà máy thông minh giúp doanh nghiệp biến thách thức thành cơ hội sau đại dịch
Đại dịch Covid-19 kéo dài trong suốt gần hai năm qua là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế và sản xuất toàn cầu, khiến nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, mô hình nhà máy thông minh lại nổi lên như một điểm sáng trong đại dịch. Với sự hội tụ của các công nghệ 4.0 như: IIoT, Big Data…, giải pháp nhà máy thông minh là vũ khí giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Điểm trừ của các nhà máy hoạt động theo phương thức truyền thống
Đa số doanh nghiệp hiện nay vẫn sử dụng phương pháp quản lý thủ công. Các hoạt động trong quá trình sản xuất từ lập kế hoạch, theo dõi tiến độ, báo cáo sản lượng,… đều thực hiện trên phần mềm Excel, dễ dẫn đến nhầm lẫn số liệu. Chưa kể, các nguồn lực như thời gian, nhân công, giấy tờ còn bị lãng phí. Kết quả là năng suất lao động chưa cao.
Đặc biệt khi đại dịch diễn ra, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân công, quy trình sản xuất bị gián đoạn, nhà quản lý gặp nhiều hạn chế trong chia sẻ công việc chuyên môn. Sự phụ thuộc đáng kể vào con người chính là trở ngại làm giảm tốc độ và chất lượng sản xuất.
Trong khi đó, một số doanh nghiệp cũng đã ứng dụng phần mềm quản lý công việc. Tuy nhiên, các phần mềm chưa có sự liên kết, dẫn đến dữ liệu bị phân tán, đặc biệt là rất khó truy xuất nguồn gốc lỗi hỏng. Tình trạng này khiến nhà quản lý khó đưa ra những phân tích và quyết định chính xác để tối ưu hóa chất lượng, giảm chi phí sản phẩm.
Đọc thêm: 12 Đặc trưng của nhà máy thông minh
Nhà máy thông minh giúp doanh nghiệp trở nên linh hoạt hơn dưới tác động của đại dịch
Để biến “nguy” thành “cơ”, bên cạnh việc cải tiến phương thức tổ chức quản lý và mô hình kinh doanh, các doanh nghiệp cần nhạy bén trong ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất – quản trị để vượt qua khủng hoảng, bứt phá vươn lên. Và “nhà máy thông minh” được coi là xu thế tất yếu trên hành trình chuyển đổi số đó của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, trong số hiếm hoi những sản phẩm công nghệ dành cho ngành sản xuất, 3S iFACTORY chính là giải pháp “make-in-Vietnam” tiên phong hướng đến mô hình nhà máy thông minh đang được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Điểm khác biệt của giải pháp, đó là sự kết hợp giữa giữa tầng IT (Công nghệ thông tin) và tầng OT (Công nghệ vận hành), mà theo các chuyên gia, sự hội tụ IT-OT này là yếu tố tiên quyết để chuyển đổi số thành công nhà máy sản xuất.
Kiến trúc giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY
3S iFACTORY hướng tới mục tiêu giải quyết bài toán cốt lõi Q-C-D trong sản xuất, đó là nâng cao chất lượng, kiểm soát tốt tiến độ giao hàng và tối ưu hóa giá thành sản phẩm. Theo đại diện ITG, giải pháp 3S iFACTORY có ứng dụng các công nghệ tiên tiến như Big Data, AI, IIoT và được kiến trúc theo tiêu chuẩn ISA – 95 của Hiệp hội Tự động hóa Quốc tế. Bộ giải pháp gồm 4 tầng lõi:
Tầng thứ nhất: 3S IIoT Platform cho phép thu thập thông tin về máy móc thiết bị nhà xưởng và kết nối với hệ thống 3S MES ở tầng trên, giúp nhà quản trị theo dõi chính xác hoạt động sản xuất một cách realtime.
Tầng thứ 2: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất 3S MES dành cho các giám đốc sản xuất, quản đốc phân xưởng, và các quản lý sản xuất. 3S MES giúp kiểm soát mọi hoạt động sản xuất trong nhà máy từ lập lịch sản xuất, phân tích hiệu suất sản xuất, quản lý công đoạn sản xuất,… đến truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng, thiết bị, kho.
Tầng thứ 3: Hệ thống 3S ERP hỗ trợ các nhà lãnh đạo hoạch định toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp (Hàng hóa – Tài sản – Tài chính – Nhân sự) và trợ giúp tất cả các bộ phận của doanh nghiệp thao tác nghiệp vụ, chia sẻ thông tin một cách thông qua quy trình xử lý công việc đã được quy chuẩn.
Tầng thứ 4: Báo cáo quản trị thông minh 3S Business Hub đem đến cho cấp quản lý cao nhất hệ thống báo cáo bằng biểu đồ trực quan được tích hợp từ nhiều luồng thông tin động, giúp nhà quản trị có được bức tranh toàn diện về doanh nghiệp; từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả trong ngắn hạn và dài hạn.
Giải pháp đã được tôn vinh tại Sao Khuê 2021 dành cho giải pháp phần mềm xuất sắc trong lĩnh vực Quản lý, điều hành tổ chức doanh nghiệp. Hội đồng VINASA đánh giá đây là giải pháp hữu ích giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất sản xuất và tối ưu hiệu quả quản trị.
Có thể nói, tuy Covid-19 mang đến tác động tiêu cực đến “tình trạng sức khỏe” của doanh nghiệp, nhưng nó cũng là chất xúc tác đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, ứng dụng giải pháp nhà máy thông minh chính là “liều thuốc” giúp doanh nghiệp cải thiện sản xuất, từng bước khôi phục sau dịch và bứt tốc, gia nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nguồn: Vinasa
Link: https://vinasa.org.vn/vinasa/4/3076/4213/15315/Tin-chuyen-nganh/Trien-khai-giai-phap-nha-may-thong-minh-giup-doanh-nghiep-bien-thach-thuc-thanh-co-hoi-sau-dai-dich.aspx