5 Chiến lược phục hồi doanh nghiệp sau đại dịch

06/04/2020

Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 đang tác động mạnh đến các doanh nghiệp, đảo lộn tình hình của các công ty lớn nhỏ. Bằng cách chủ động ngay bây giờ, bạn có thể đặt doanh nghiệp của mình ở vị trí an toàn hơn để luôn đứng vững và phục hồi doanh nghiệp nhanh hơn khi cơn khủng hoảng lắng xuống. 

Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp giảm sút đáng kể

Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội về ảnh hưởng của dịch COVID-19: 30 tỉnh thành có 553 đơn vị giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh, 322 doanh nghiệp dừng hoạt động, 30 hợp tác xã và gần 300.000 hộ gia đình phải dừng hoạt động.

Không chỉ Việt Nam dịch Covid-19 đang tàn phá nền kinh tế toàn cầu. Du lịch hàng không đang bị ảnh hưởng nặng nề, các giải đấu thể thao và các sự kiện lớn phải bị hủy bỏ, các quốc gia đang đưa ra các lệnh cấm du lịch để virus không lây lan trong lãnh thổ nước mình, còn các quan chức y tế công cộng và bệnh viện đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Trong thời kỳ khủng hoảng, có thể khó để giữ bình tĩnh và lạc quan. May mắn thay, đối với các doanh nhân và lãnh đạo doanh nghiệp, giữ bình tĩnh dưới áp lực là một phần của mô tả công việc.

Dịch COVID-19 như một “liều thuốc thử” để biết được sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang thế nào? Mức độ phản ứng nhanh của họ ra sao với khủng hoảng, từ đó cũng thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cả cơ hội phía trước.

Bằng cách chủ động ngay bây giờ, bạn có thể đặt doanh nghiệp của mình ở vị trí an toàn hơn để luôn đứng vững và phục hồi nhanh hơn khi cơn khủng hoảng lắng xuống. 

Nghĩ xem dịch Covid-19 ảnh hưởng đến khách hàng của bạn như thế nào?

Tùy thuộc vào ngành nghề mà bạn làm, khách hàng của bạn có thể có một số khó khăn cụ thể liên quan đến dịch. Hãy suy nghĩ một cách chiến lược: đại dịch đang ảnh hưởng đến khách hàng như thế nào, và làm thế nào bạn có thể giúp đỡ họ. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh việc bán hàng và thiết kế marketing làm sao có thể đánh bật được cách giải quyết những thách thức và lo lắng của khách hàng. Công việc của bạn, với tư cách là chủ doanh nghiệp, là tìm ra cách định vị lại các sản phẩm và dịch vụ của mình, để nó trở nên có ích và giải quyết được các nỗi đau cụ thể mà khách hàng hiện đang phải đối mặt.

phục hồi doanh nghiệp

Bằng cách chủ động nắm bắt các cơ hội bạn có thể phục hồi doanh nghiệp nhanh hơn khi cơn khủng hoảng lắng xuống

>>>Đọc thêm: 5 ứng dụng làm việc nhóm trực tuyến miễn phí hiệu quả trong mùa dịch

1.Sử dụng thời gian “chết” một cách hiệu quả: 

Với quỹ thời gian rảnh rỗi, hãy tận dụng tối đa để suy nghĩ về việc phát triển bất kỳ dịch vụ và sản phẩm nào mà bạn chưa từng có. Bên cạnh đó, khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình này để họ cảm thấy có giá trị và tăng năng suất làm việc.

Jordan Strauss – Cựu giám đốc điều hành Kroll, một bộ phận thuộc Duff & Phelps (Mỹ) cho rằng: mỗi ngày, các chủ doanh nghiệp nên dành một khoảng thời gian để tìm kiếm cơ hội mới. Và Greg Milano – CEO của công ty tư vấn chiến lược Fortuna Advisors cũng cho hay, chiến lược phục hồi được chia thành ba bước chính: sống sót, cải thiện và nắm bắt cơ hội.

Theo Greg Milano, trước tiên, các doanh nghiệp cần giải quyết các vấn đề về dòng tiền và thanh khoản. Bước nữa là suy nghĩ về các lĩnh vực có thể để cải thiện, chẳng hạn như hiện đại hóa công nghệ. Cuối cùng, đối với những đơn vị ít bị ảnh hưởng, đây có thể là thời điểm để bạn tận dụng các cơ hội kinh doanh mới.

Dù cho lời khuyên của Nicholas Bahr được thiết lập nhằm giúp đỡ doanh nghiệp sẵn sàng bình phục sau khủng hoảng, thế nhưng ông cho rằng, nó cũng hữu ích để giúp họ ứng phó trong lúc đại dịch đang diễn ra.

2. Nắm bắt các kênh bán hàng mới

Ngay cả khi nhiều quốc gia rơi vào tình trạng phong tỏa, mọi người vẫn sẽ muốn và cần mua đồ. Do đó, hãy tạo cơ hội phục vụ thị trường thông qua các kênh bán hàng thay thế. Ví dụ: nếu virus corona đang cắt giảm lượng khách hàng đến doanh nghiệp bán lẻ, hãy tìm cách mở rộng các dịch vụ thương mại điện tử. 

Các doanh nghiệp F&B đang chuyển hướng dịch vụ sang phục vụ tại nhà, đặt hàng trực tuyến, giao hàng tận nơi. Một tín hiệu đáng mừng là số lượng đơn đặt hàng trực tuyến tăng mạnh, “cứu vãn” được phần nào doanh thu. Điển hình cho sự chuyển đổi này như thương hiệu Hotpot Story, vốn nổi tiếng với mô hình buffet lẩu nay cũng nhận giao hàng tận nhà. Bên cạnh đó, thương hiệu còn cho khách mượn nồi, bếp lẩu, tặng kèm đồ uống,… Tuy nhiên đây cũng là một thách thức vì các doanh nghiệp F&B phải đảm bảo món ăn vận chuyển được và giữ được hương vị tốt nhất có thể khi đến tay khách hàng.

Bạn có thể tăng cường online-marketing và bán hàng online không? Bạn có thể tạo thêm nhiều tương tác trên mạng xã hội thay vì bán hàng trực tiếp không? Kinh doanh vẫn đang diễn ra, nhưng nhu cầu online nhiều hơn.

3. Chăm lo và động viên tinh thần của nhân viên: 

Liên lạc trực tuyến chặt chẽ và thường xuyên với các nhân viên để nắm rõ họ bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh như thế nào. Trấn an họ khi có thể, nhất là các dự định hỗ trợ của bạn dành cho họ. Ngay sau khi trở lại công việc có thể cổ vũ tinh thần làm việc của nhân viên bằng cách phát động phong trào thi đua toàn công ty, nhằm tạo động lực để công nhân tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư nguyên liệu để giảm chi phí sản xuất. Điều này còn là chất xúc tác kết dính tinh thần đoàn kết giữa người lao động, mang lại hiệu quả thực cho doanh nghiệp.

4. Chăm sóc tốt nguồn khách hàng sẵn có

Dù là suy thoái hoặc không người tiêu dùng có luôn có xu hướng làm việc hay tiếp tục mua hàng từ các nhà cung cấp hiện tại hơn là tìm hiểu một nhà cung cấp mới.

Nắm được tâm lý này của khách hàng, các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh tận dụng các mối quan hệ có sẵn trong quá khứ và hiện tại để thúc đẩy họ tiếp tục trung thành với sản phẩm/ dịch vụ của mình. Tuyệt đối không lơ là việc chăm sóc khách hàng cũ bởi thực tế đã chứng minh việc bán hàng cho khách hàng cũ sẽ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp nhiều hơn việc phải bán hàng cho khách hàng mới.

5. Suy nghĩ về các khoản đầu tư để cải tiến quy trình vận hành trong doanh nghiệp

Đặc biệt khi bạn bán hàng dạng B2B, đại dịch có thể là cơ hội để bạn thực hiện một số khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp của mình. Đặc biệt nếu các mục tiêu ngắn hạn của công ty đang bị đình trệ, đây là lúc bạn đánh giá lại cách vận hành, nền tảng và quy trình của công ty và thực hiện một số kế hoạch đầu tư chiến lược dài hạn.

Xem xét và phân tích lại hệ thống quy trình điều hành cùng mô hình kinh doanh, cải tiến quyết liệt và áp dụng công nghệ vào tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm thiểu phụ thuộc vào nhân sự, lượng nhân sự sử dụng, thời gian giao hàng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vẫn phải làm thật, nhanh và quyết liệt, nhưng cần cẩn thận và khoa học hơn vì phạm vi cùng mức độ ảnh hưởng sẽ cao hơn rất nhiều, và chi phí đầu tư cũng sẽ tương đối đáng kể.

Đón đầu xu hướng cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các doanh nghiệp trên thế giới đang tích cực tham gia quá trình chuyển đổi số (digital transformation), ứng dụng công nghệ để thay đổi quy trình hoạt động, tinh giản quy trình quản trị để tăng hiệu suất lao động và tiết kiệm chi phí quản lý.

Thực tế đã có những doanh nghiệp trước đây hoạt động theo kiểu truyền thống, sau khi chuyển đổi số, sử dụng các giải pháp, ứng dụng CNTT vào quản trị, doanh nghiệp  đã thay đổi tốt hơn, tối ưu hệ thống bán hàng, chăm sóc khách hàng… Thậm chí, nhờ ứng dụng CNTT trong quy trình quản trị và kinh doanh, một số doanh nghiệp phát triển nhanh chóng mà quy mô vẫn tinh giản, bộ máy quản trị gọn nhẹ.

Nếu doanh nghiệp của bạn chưa ứng dụng ERP (Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp)  thì việc lên kế hoạch đầu tư vào hệ thống ERP cũng là một gợi ý rất tuyệt vời trong lúc này. ERP bên cạnh lợi ích là giải pháp hỗ trợ đắc lực cho công tác quản trị còn giúp các bộ phận phòng ban trong doanh nghiệp có thể phối hợp với nhau theo hướng chuyên môn hóa và chặt chẽ nhất nhằm thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả công việc, đặc biệt là giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí không cần thiết trong quá trình quản lý, vận hành.

ERP còn được biết đến là giải pháp có khả năng đưa ra các dự báo về thị trường trên cơ sở thu thập báo cáo và phân tích dữ liệu để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất hoặc chiến lược phát triển cho phù hợp với các yêu cầu của khách hàng. Việc quản lý thông tin một cách có hệ thống ngày từ quá trình lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch cho đến khi triển khai, đánh giá, kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng đều được thực hiện trên duy nhất một phần mềm ERP giúp nhà điều hành có được tầm nhìn tổng thể để định hướng công việc một cách tối ưu nhất.

>>>Đọc thêm: Phần mềm ERP là gì? Chi phí và cách thức triển khai hệ thống ERP

Những biến động, khó khăn mà dịch Covid-19 gây nên như một phép thử “sức đề kháng” của doanh nghiệp. Để vượt qua dịch bệnh, doanh nghiệp cần tăng cường sức khỏe, bổ sung “dưỡng chất”. Việc xây dựng được các kịch bản thích nghi và nắm bắt tất cả các cơ hội sẽ giúp phục hồi doanh nghiệp mạnh mẽ hơn sau khi khủng hoảng qua đi.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng